2.1. Đối với nhà trường
- Thứ nhất, trên cơ sở mục tiêu, kế hoạch của Bộ giáo dục và đào tạo nói
chung, Sở Giáo dục và đào tạo Nghệ An nói riêng, mỗi trường học cần có một khung chương trình định hướng nội dung, mục tiêu giáo dục cụ thể, thống nhất, phù hợp để định hướng cho GV. Nghĩa là nhà trường cần kế hoạch hóa cụ thể và có mục tiêu rõ ràng về công tác giáo dục kỹ năng sống cho từng khối lớp một cách thiết thực và linh hoạt.
- Thứ hai, mở nhiều lớp tập huấn, thường xuyên xây dựng tổ chức các
chuyên đề về đổi mới công tác giáo dục kỹ năng sống cho HS để GV thấy rõ: Sứ
mệnh người thầy của mình trong quá trình giáo dục học sinh, cách thức tổ chức
hoạt động cho HS một cách sinh động, mới mẻ, hấp dẫn, các hình thức kỷ luật giáo dục tích cực áp dụng đối với từng trường hợp, đối tượng HS cụ thể.
- Thứ ba, tổ chức cho học sinh gặp gỡ với các chuyên gia tư vấn tâm lý để
các em giải đáp thắc mắc và được chia sẻ những lời khuyên bổ ích và học hỏi các kỹ năng mềm quan trọng (kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng từ chối, kỹ năng tự quản bản thân ...).
- Thứ tư, tổ chức nhiều buổi hội thảo, buổi hoạt động ngoại khóa về nhiều chủ
đề liên quan đến đời sống học đường (pháp luật, truyền thống dân tộc, truyền thống tôn sư trọng đạo, sức khỏe sinh sản vị thành niên, thời trang và tuổi trẻ, bảo vệ môi trường, …), nhiều hoạt động trải nghiệm (làm thiệp chúc mừng, làm bánh dân gian, kinh doanh ẩm thực…) nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.
- Thứ năm, bên cạnh việc hình thành thói quen thực hành lịng biết ơn cho
học sinh, giáo viên cũng rất cần thực hành lịng biết ơn, tạo ra bầu khơng khí tâm lý tích cực trong nhà trường, giáo viên có quan hệ đồng nghiệp thân thiết, tương trợ, đồn kết lẫn nhau, có mơi trường sống lành mạnh, thân thiện. Sự mẫu mực trong sinh hoạt, lối sống của giáo viên sẽ là tấm gương soi sáng và có tác dụng giáo dục rất lớn đối với học sinh.
2.2. Đối với giáo viên
- Một là, GV cần dành thời gian để quan tâm đến học sinh, kịp thời hiểu
được tâm tư nguyện vọng và giải quyết khó khăn của HS.
- Hai là, GV phải kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, giáo viên bộ mơn,
đồn thanh niên trong việc giáo dục tồn diện cho HS.
- Ba là, mỗi thầy cô phải thực sự là một tấm gương đạo đức, “tấm gương tự
học và sáng tạo”. Tấm gương về lòng biết ơn sâu sắc.
- Bốn là, GV nên tạo một môi trường hoạt động thân thiện, lành mạnh, tích
cực và có kỷ luật cho các em tự tin học hỏi, trải nghiệm, khám phá, rút kinh nghiệm và hồn thiện mình.
- Năm là, GV cần không ngừng cập nhật những văn bản mới về giáo dục HS
đồng thời không ngừng học hỏi, đổi mới cách thức giáo dục kỹ năng sống cho HS để bồi dưỡng và phát huy tối đa phẩm chất, năng lực của người học. Đặc biệt các GV cần nâng cao vai trị trách nhiệm của mình để chủ động xây dựng nội dung giáo dục và vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh động, hiệu quả nhất.
2.3. Đối với gia đình
Một là, trong gia đình ơng bà, cha mẹ cần thường xun quan tâm, yêu
thương, lắng nghe, ái ngữ nhắc nhở động viên các em cả khi các em làm điều hay cũng như lúc các em vấp ngã.
Hai là, gia đình cần thường xuyên kết hợp chặt chẽ với GV để nắm bắt kịp thời
tâm sinh lý, nguyện vọng và những ưu thế, hạn chế của con em mình. Từ đó, góp phần hỗ trợ, giúp đỡ các em hồn thiện mình, phát triển phẩm chất năng lực tốt.
Ba là, gia đình cần khuyến khích con tự lập, giáo dục lòng biết ơn, chăm chỉ
học tập, làm việc nhà, không bao bọc con mà luôn là điểm vững vàng cho con.
2.4. Đề xuất hướng phát triển đề tài
Đây là đề tài được xuất phát từ ứng dụng thực tiễn và nhận thấy có hiệu quả cao ở trường THPT Đơ Lương 3, THPT Đơ Lương 4. Vì vậy rất mong được các
trường THPT thường xuyên tổ chức học tập trao đổi kinh nghiệm để giáo viên có được nhận thức đúng đắn và áp dụng những giải pháp nhằm rèn cho học sinh những kĩ năng cần thiết, hữu ích để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục kỹ năng sống góp phần phát triển phẩm chất, năng lực cho HS trong mơi trường nhà trường nói riêng và xã hội nói chung.
Năm giải pháp mà chúng tôi đề xuất ở trên, giải pháp thứ hai đóng vai trị quan trọng nhất vì nó diễn ra hàng tuần, liên quan tới tất cả ba giải pháp cịn lại. Hơn nữa, sắp tới có thể cịn có nhiều nghiên cứu nhằm tìm hiểu và đưa ra được thêm nhiều cách cụ thể, hợp lý nữa. Ví dụ: đổi mới cách thức quản lý, chỉ đạo công tác giáo dục: ngoài phương án vận dụng thêm facebook, google drive chúng ta có thể vận dụng thêm các phương tiện công nghệ khác để hỗ trợ thêm: one note, kahoot, bộ công cụ Violet, …
Trên đây là một số kinh nghiệm của chúng tơi trong q trình giáo dục kỹ năng góp phần hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh một cách toàn diện. Mặc dù đã rất cố gắng trong nghiên cứu, đúc rút, trình bày nhưng bản sáng kiến chắc chắn còn nhiều điểm phải bàn. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và hội đồng khoa học các cấp.
Đô Lương, tháng 4 năm 2022
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Jane Nelsen (Bình Max dich) (2018), Kỷ luật tích cực, Nhà xuất bản phụ nữ Việt Nam.
2. Jane Nelsen, Lynn Lott, H. Stephen Glenn (Bình Max dich) (2018), Kỷ luật tích cực trong lớp học, Nhà xuất bản phụ nữ Việt Nam.
3. Phép màu, Nguyễn Phúc Quang Ngọc (2018), Công tác chủ nhiệm lớp ở
trường THPT, Nhà xuất bản thế giới.
4.Louise L. Hay, Cẩm Xuân dich (1984), Chữa lành nỗi đau, NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
5. Charles Whitfield, An Vi dich (1989), Chữa lành đứa trẻ bên trong bạn, Nhà xuất bản lao động
6. Spencer Johnson, M.D., Song Phương biên dich, Phút dánh cho cha, Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
7.Hồng Phê (chủ biên) (1992), Từ Điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
8. Chỉ thị số 2737/CT-BGDĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non,
giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2012-2013.