Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương pháp tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) (Trang 42)

Mở L/C 2008 2009 2010

2.3.3.2.Nguyên nhân khách quan

Là một doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, mọi hoạt động của Hội sở Hà Nội đều chịu sự chi phối bởi những nhân tố khách quan như môi trường pháp lý, môi trường kinh tế xã hội, môi trường cạnh tranh…

Môi trường pháp lý: Hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng ở Việt Nam còn thiếu, có nhiều bất cập và chưa đồng bộ. Mặc dù đã có luật ngân hàng nhưng các Nghị định của chính phủ và các Thông tư hướng dẫn thực hiện chậm ban hành, điều kiện thực thi luật còn chưa đầy đủ. Hiện nay, các bên tham gia phương thức tín dụng chứng từ đều lấy UCP 600 của ICC làm căn cứ quy định trách nhiệm, quyền hạn thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế, tuy nhiên UCP 600 chỉ là một quy phạm mang tính chất tuỳ ý, không phải là một văn bản luật nên khi tranh chấp xảy ra các bên thường rất lúng túng trong việc đưa ra quyết định mức xử lý. Các văn bản quy định về công tác xuất nhập khẩu, thuế quan hải quan của Việt Nam chưa ổn định, nhiều lần được sửa đổi bổ sung cho nên khó áp dụng. Bên cạnh đó, quy chế quản lý ngoại hối của Việt Nam còn nhiều điểm chưa rõ ràng, hay thay đổi, điều đó đã khiến cho thao tác nghiệp vụ TTQT tại các NHTM, không ngoại trừ PG Bank gặp nhiều khó khăn.

Về môi trường kinh tế xã hội: Nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực song còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn: lãi suất, tỷ giá có nhiều biến động, kim ngạch XNK tăng trưởng liên tục nhưng mức tăng chưa cao, đặc biệt là trong xuất khẩu bởi những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là các loại nông sản nên phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên. Những yếu tố bất ổn đó gián tiếp tác động đến doanh số và thu nhập từ hoạt động tài trợ XNK thông qua nhu cầu tài trợ của khách hàng.

Về khách hàng: Như chúng ta đã biết, để một nghiệp vụ thanh toán quốc tế được thực hiện tốt đòi hỏi cả khách hàng và ngân hàng cùng phải giỏi về nghiệp vụ thanh toán. Tuy nhiên, hiện nay trình độ hiểu biết về kinh doanh xuất nhập khẩu của nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn non yếu, hiểu biết về tập quán quốc tế cũng như tập quán của các quốc gia về xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế còn rất hạn chế. Theo thống kê hiện nay có khoảng 70% giám đốc của các doanh nghiệp kinh doanh XNK chưa qua đào tạo chính quy về nghiệp vụ ngoại thương cũng như TTQT. Vì vậy, trong khi ký kết hợp đồng nhập khẩu cũng như trong quá trình thực hiện hợp đồng có rất nhiều khó khăn, vướng mắc dễ bị nước ngoài lợi dụng. Có những trường hợp, khách hàng nước ngoài tự thảo các điều khoản hợp đồng, doanh nghiệp Việt Nam chỉ đọc qua mà không biết rằng có rất nhiều điều khoản bất lợi cho mình, khi hoàn thành các thủ tục, tiến hành xin mở L/C thì ngân hàng mới phát

hiện ra các điều khoản bất lợi đó. Khi đó người bán nước ngoài hoàn toàn có quyền không chấp nhận sửa đổi và kiện người mua đã vi phạm hợp đồng, nếu người bán có chấp nhận sửa đổi thì người mua cũng phải chịu toàn bộ chi phí phát sinh.

Nguyên nhân khác nữa đến từ tình hình kinh tế thế giới liên tục có những biến động trong thời gian qua, khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo theo nên kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường ngoại thương nói chung và hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu nói riêng.

Ngoài việc thiếu hiểu biết, thiếu thông tin trong kinh doanh XNK, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chỉ quan tâm đến lợi nhuận trước mắt mà không chịu giữ uy tín kinh doanh lâu dài. Sau khi đã ký hợp đồng và nhờ ngân hàng mở L/C, do giá cả của hàng hoá có xu hướng hạ xuống, họ lại muốn ngân hàng tìm mọi cách để trì hoãn thanh toán nhằm gây sức ép với công ty nước ngoài để họ phải giảm giá, thậm chí nhiều doanh nghiệp từ chối thanh toán và không chịu nhận hàng kể cả khi hàng hoá được giao đúng phẩm chất, đầy đủ số lượng và bộ chứng từ xuất trình hoàn toàn phù hợp. Những trường hợp như vậy làm cho ngân hàng khó xử vì nếu không thanh toán thì sẽ vi phạm thông lệ quốc tế, làm mất uy tín và có thể bị ngân hàng nước ngoài kiện còn nếu cứ thanh toán thì phải dùng tiền của ngân hàng để thanh toán trong khi đó đòi tiền khách hàng là rất khó khăn, nhiều trường hợp gây ra tranh chấp với khách hàng.

Không chỉ thiếu trung thực với đối tác nước ngoài, nhiều doanh nghiệp còn tìm cách lợi dụng kẽ hở của pháp luật để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của ngân hàng. Họ yêu cầu ngân hàng phát hành L/C trả chậm để nhận hàng, sau khi nhận được hàng thì bán lấy tiền để sử dụng vào mục đích khác, đến hạn thanh toán, ngân hàng phải đừng ra trả thay, gây thất thoát cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương pháp tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) (Trang 42)