Kết quả SEM của mơ hình lý thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa cân bằng công việc cuộc sống, sự hài lòng công việc và cam kết với tổ chức trường hợp nhân viên kinh doanh ngành hàng tiêu dùng nhanh trên địa bàn TP HCM (Trang 56 - 125)

Mơ hình có 224 bậc tự do, Chi bình phương (Chi-square) có giá trị là 357.087 (p=0.000). Chi-square/df = 1.594 < 3, RMSEA = 0.042 < 0.08, cùng các chỉ số CFI = 0.973 > 0.9, TLI = 0.970 > 0.9 cho thấy mơ hình lý thuyết là phù hợp với dữ liệu thị trường. Như vậy, thơng qua mơ hình SEM thì các mối tương quan được giả thuyết trong mơ hình nghiên cứu đề xuất đều được chứng minh.

Bảng 4.11 Hệ số hồi quy chuẩn hóa của mơ hình lý thuyết

Mối quan hệ

Ước lượng chưa chuẩn

hóa

Ước lượng

chuẩn hóa S.E. C.R. P

JS <--- WLB 0.436 0.479 0.052 8.382 *** OC <--- WLB 0.340 0.551 0.059 5.809 *** OC <--- JS 0.126 0.186 0.055 2.284 0.022 AC <--- OC 1.000 0.621 CC <--- OC 0.894 0.544 0.155 5.785 *** NC <--- OC 0.652 0.468 0.122 5.359 ***

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả (2019)

Theo kết quả phân tích SEM ở bảng 4.11, tất cả các mối quan hệ đều có giá trị p <0.05 cho thấy rằng các mối quan hệ nhân quả này đều có ý nghĩa thống kê. Điều này cũng đồng thời chứng tỏ các thang đo lường của các khái niệm trong mơ hình nghiên cứu (1) đạt giá trị liên hệ lý thuyết.

4.6 Kiểm định ước lượng mơ hình lý thuyết bằng Boostrap

Độ chệch tuy xuất hiện nhưng không nhiều và lớn, các C.R < 1.96 nghĩa là độ lệch khác 0 khơng có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95% (Chi tiết xem kết quả phân tích trong bảng 4.12). Điều này có thể kết luận rằng các ước lượng trong mơ hình ban đầu có thể tin cậy được.

Bảng 4.12 Kết quả kiểm định ước lượng mơ hình lý thuyết bằng Boostrap Mối quan hệ SE SE-SE Mean Bias SE-Bias C.R Mối quan hệ SE SE-SE Mean Bias SE-Bias C.R

JS <--- WLB 0.051 0.003 0.486 0.007 0.004 1.750 OC <--- WLB 0.098 0.005 0.554 0.004 0.007 0.571 OC <--- JS 0.105 0.005 0.188 0.002 0.007 0.286 AC <--- OC 0.078 0.004 0.609 -0.012 0.006 -2 CC <--- OC 0.078 0.004 0.53 -0.014 0.006 -2.333 NC <--- OC 0.079 0.004 0.475 0.006 0.006 1

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả (2019)

Với SE: Sai lệch chuẩn của ước lượng Boostrap; SE-SE: Sai lệch chuẩn của sai lệch chuẩn; Mean: Hệ số hồi quy của ước lượng Bootstrap, Bias: Độ chệch giữa cột hệ số hồi quy Mean và giá trị hệ số hồi quy ước lượng khi chạy khơng có Bootstrap; SE-Bias: Sai lệch chuẩn của cột độ chệch Bias, C.R: Giá trị tới hạn.

4.7 Phân tích đa nhóm

Bảng 4.14 Kết quả tổng hợp phân tích mơ hình đa nhóm

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả (2019)

Nhóm Mơ hình Bất biến Mơ hình Khả biến Sai biệt %Sai biệt Minimum was achieved Minimum was achieved

Chi-square = 691.122 Chi-square = 685.365 5.757

Degrees of freedom = 451 Degrees of freedom = 448 3 12%

Probability level = .000 Probability level = .000 Minimum was achieved Minimum was achieved

Chi-square = 675.827 Chi-square = 672.879 2.948

Degrees of freedom = 451 Degrees of freedom = 448 3 40%

Probability level = .000 Probability level = .000 Học vấn

Theo kết quả tổng hợp ở bảng 4.14, phần trăm sai biệt ở 2 nhóm đối tượng giới tính và trình độ học vấn lần lượt là 12% và 40% đều > 5% (P-value > 0.05) nên có thể kết luận rằng khơng có sự khác biệt.

Vì thế mơ hình bất biến được chọn cho phép kết luận mối quan hệ giữa các khái niệm cân bằng cơng việc cuộc sống, sự hài lịng công việc và cam kết với tổ chức của nhân viên kinh doanh giữa nhân viên nam và nữ là không khác nhau, giữa 2 nhóm trình độ học vấn trung cấp – cao đẳng, đại học cũng khơng có sự khác nhau.

4.8 Kết quả kiểm định giả thuyết

Kết quả kiểm định các giả thuyết của mơ hình nghiên cứu trong phân tích SEM cho thấy tất cả các giả thuyết H1, H2 và H3 đều có p < 0.05. Theo đó 03 giả thuyết H1, H2 và H3 đều được chấp nhận với mức giá trị p biến thiên từ 0.000 đến 0.022 ở độ tin cậy 95% (chi tiết theo bảng 4.11).

Hay nói cách khác, 03 giả thuyết sau đây được chấp nhận với dữ liệu hiện có:

 H1: Cân bằng cơng việc cuộc sống tác động tích cực đến sự hài lịng cơng

việc của nhân viên kinh doanh (β = 0.479, S.E.= 0,052, p = 0,000).

 H2: Cân bằng công việc cuộc sống tác động tích cực đến cam kết với tổ

chức của nhân viên kinh doanh (β = 0.551, S.E.= 0,059, p = 0,000).

 H3: Sự hài lịng cơng việc tác động tích cực đến cam kết với tổ chức của

nhân viên kinh doanh (β = 0. 186, S.E.= 0,055, p = 0,022).

Từ kết quả ước lượng chưa chuẩn hóa mơ hình lý thuyết và bootstrap trong phân tích SEM, thì WLB tác động tích cực đến OC ở giả thuyết H2 manh hơn JS tác động tích cực đến OC ở giả thuyết H3. WLB khơng những tác động trực tiếp đến OC và còn tác động gián tiếp đến OC thơng qua JS. Bên cạnh đó trong ba thành phần của OC là AC, CC, NC thì thành phần NC góp phần vào OC yếu hơn AC và CC.

Bảng 4.13 Kết quả tổng hợp sau khi kiểm định mơ hình lý thuyết (1)

Giả

thuyết Mối quan hệ

Ước lượng chưa chuẩn hóa Ước lượng (chuẩn hóa) S.E. C.R. P Kết luận H1 JS <--- WLB 0.436 0.479 0.052 8.382 *** Chấp nhận H2 OC <--- WLB 0.340 0.551 0.059 5.809 *** Chấp nhận H3 OC <--- JS 0.126 0.186 0.055 2.284 0.022 Chấp nhận AC <--- OC 1.000 0.621 CC <--- OC 0.894 0.544 0.155 5.785 *** NC <--- OC 0.652 0.468 0.122 5.359 ***

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả (2019)

4.9 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Cân bằng công việc cuộc sống (WLB) giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giúp cho nhân viên cảm thấy thoải mái, hài lịng hơn với cơng việc của mình đang đảm nhiệm và cam kết gắn bó với tổ chức lâu dài hơn và giúp cho doanh nghiệp giữ được nhân tài và phát triển bền vững.

Theo kết quả của các nghiên cứu trước trong và ngoài nước, các nhà nghiên cứu đã xác định rằng:

- WLB là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả làm việc của người lao động và giữ chân nhân viên ở lại với tổ chức của mình. Giữa WLB và sự hài lịng cơng việc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, khi nhân viên có sự cân bằng cơng việc cuộc sống tốt sẽ dễ dàng dẫn đến nhân viên đó hài lịng với cơng việc của mình và sẵn sàng cam kết lâu dài với tổ chức.

- Khi nhân viên hài lịng cơng việc, họ sẽ cảm thấy u thích mơi trường làm việc của mình hơn. Sự hài lịng cơng việc được xem là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự cam kết với tổ chức của nhân viên.

Kết quả nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra WLB có tác động tích cực đến sự hài lịng của nhân viên kinh doanh ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG. Về mặt này, nghiên cứu của tác giả đã hỗ trợ thêm cho các nhận định của các nghiên cứu trước như Susi (2010), Rania (2011), Shujat và cộng sự (2011), Yutaka Ueda (2012), Arif và Farooqi (2014), Aamir và cộng sự (2016), Nguyễn Thị Anh Thư (2016) ngụ ý rằng, cân bằng cơng việc cuộc sống có vai trị quan trọng trong việc giúp cho nhân viên hài lịng hơn với cơng việc của mình. Khi nhân viên kinh doanh ngành hàng tiêu dùng nhanh cân bằng tốt giữa công việc cuộc sống sẽ giúp cho họ cảm thấy thoải mái, tinh thần tốt, hứng thú và có động lực làm việc hơn, chú tâm vào cơng việc của mình qua đó dễ dàng hồn thành tốt cơng việc và hài lịng hơn với cơng việc của mình.

Xét về mối quan hệ giữa cân bằng công việc cuộc sống và sự cam kết tổ chức, kết quả nghiên cứu của tác giả cũng cho thấy có sự tác động tích cực từ cân bằng công việc cuộc sống đến cam kết với tổ chức của nhân viên kinh doanh ngành hàng FMCG. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đó như Kossek và cộng sự (2011), Sakthivel và Jayakrishnan (2012), Arif và Farooqi (2014), Talukder và cộng sự (2017). Do đặc tính cơng việc ln phải chịu nhiều áp lực từ môi trường đầy năng động của nhân viên kinh doanh ngành hàng FMCG khác với nhân viên của các nhóm ngành khác, họ là người ln phải chịu rất nhiều áp lực từ việc phải đạt chỉ tiêu về doanh số, chỉ tiêu về KPI, chỉ tiêu mở rộng thị trường và phát triển hệ thống phân phối, áp lực đến từ khách hàng… Khi phải đối diện với các áp lực trên họ luôn làm việc ở trạng thái căng thẳng, sợi dây liên kết giữa họ và tổ chức ngày càng trở nên mong manh và có xu hướng rời bỏ tổ chức để tìm kiếm một mơi trường khác. Một khi nhân viên kinh doanh ngành hàng FMCG nhận được sự hỗ trợ từ tổ chức, giúp đỡ họ cân bằng tốt giữa cơng việc và cuộc sống gia đình, họ sẽ an tâm cống hiến và tập trung vào công việc, gắn bó lâu dài với tổ chức của mình và làm việc hiệu quả hơn.

Xét về mối quan hệ giữa sự hài lịng cơng việc và cam kết với tổ chức, kết quả nghiên cứu này cũng chỉ ra có một sự ảnh hưởng tích cực từ sự hài lịng cơng việc đến cam kết với tổ chức của nhân viên kinh doanh ngành hàng tiêu dùng nhanh. Kết

(2010), Hyejin và cộng sự (2012), Miguel và cộng sự (2014), Caroline và cộng sự (2015), Ismail và Razak (2016). Do ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG là một ngành rất năng động, trong môi trường làm việc này có tới hơn 80% nhân viên ở độ tuổi dưới 30, họ thường là người thích thử thách, động lực làm việc cao. Khi nhân viên FMCG hài lịng với cơng việc của họ ở các khía cạnh như thu nhập, có khả năng trau dồi và phát triển năng lực bản thân, có lộ trình thăng tiến cụ thể rõ ràng, có thể ln chuyển vị trí cơng tác tránh sự nhàm chán và gia tăng động lực… họ cảm thấy thoải mái, thôi thúc họ làm việc đầy nhiệt huyết, đam mê và tận tâm vì cơng việc hơn qua đó góp phần củng cố và tăng cường hành vi cam kết với tổ chức của họ. Chính vì vậy, sự hài lịng cơng việc của nhân viên kinh doanh ngành hàng tiêu dùng nhanh như là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự cam kết lâu dài với tổ chức của nhân viên.

Ngoài ra, đối với dữ liệu tác giả thu thập được, kết quả nghiên cứu cịn cho thấy cân bằng cơng việc cuộc sống (WLB) của nhân viên kinh doanh ngành hàng tiêu dùng nhanh tác động tích cực đến cam kết với tổ chức (OC) mạnh hơn sự hài lòng cơng việc (JS) ảnh hưởng tích cực đến cam kết với tổ chức (OC). Gia đình và cơng việc là hai khía cạnh quan trọng mà bất kỳ cá nhân nào cũng có thể nắm giữ trong cuộc sống của họ, khi khơng thể cân bằng hai khía cạnh này có thể là nguồn gốc của sự khơng hài lịng về cuộc sống. Nhân viên kinh doanh ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG thì khơng ngoại lệ, họ làm việc trong một môi trường đầy áp lực, sau giờ làm việc họ quay về với gia đình của mình. Theo chia sẻ của các nhân viên kinh doanh ngành hàng FMCG khi tác giả thực hiện phỏng vấn lại sau khi hoàn thành nghiên cứu này khi được hỏi giữa cân bằng công việc cuộc sống và sự hài lịng cơng việc thì yếu tố nào ảnh hưởng tác động đến hành vi cam kết của họ mạnh hơn thì các đáp viên nhận định yếu tố cân bằng công việc cuộc sống quyết định đến hành vi cam kết với tổ chức của họ mạnh hơn sự hài lịng cơng việc. Họ cho rằng cuộc sống gia đình là cốt lõi, cơng việc thì có thể thay đổi cịn gia đình thì khơng thể thay đổi và cân bằng công việc cuộc sống là điều quan trọng với cá nhân của họ. Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả, rằng WLB tác động đến OC của nhân viên mạnh hơn JS. Chính vì vậy, để nhân viên kinh doanh ngành hàng tiêu dùng nhanh cam kết

lâu dài với tổ chức thì các nhà quản lý ngành hàng này nên tác động đầu tiên vào sự cân bằng công việc cuộc sống của nhân viên mình, hỗ trợ giúp đỡ tạo điều kiện tốt cho họ cân bằng giữa công việc và đời sống cá nhân. Bên cạnh đó, nhà quản lý cũng sẽ tác động đến các yếu tố tạo nên sự hài lịng cơng việc của nhân viên kinh doanh ngành hàng tiêu dùng nhanh để tạo ra một môi trường làm việc nơi đó người nhân viên xem đó là ngơi nhà thứ hai của mình yên tâm cống hiến lâu dài, làm việc hết khả năng của mình để góp phần xây dựng và phát triển tổ chức bền vững.

Cũng theo chia sẻ của các đáp viên khi được hỏi về ba thành phần của cam kết với tổ chức (OC) thì thành phần nào góp phần vào OC là yếu nhất? Các đáp viên cho rằng thành phần cam kết vì đạo đức (NC) là góp phần vào OC yếu nhất, họ cam kết với tổ chức chủ yếu là vì tình cảm (họ xem tổ chức như một gia đình thứ hai của họ, họ tự hào và hảnh diện khi đi làm ở nơi này, họ cảm thấy luyến tiếc nếu phải rời bỏ cơng ty) và để duy trì (thu nhập là yếu tố giữ họ với công ty, cuộc sống họ sẽ bị ảnh hưởng nếu rời bỏ tổ chức này). Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu thu được, trong ba thành phần của cam kết với tổ chức (OC) thì thành phần cam kết vì đạo đức (NC) đóng góp vào OC yếu hơn thành phần cam kết vì tình cảm (AC) và cam kết để duy trì (CC). Điều này cho thấy nhân viên kinh doanh ngành hàng tiêu dùng nhanh cam kết với tổ chức của mình chủ yếu vì tình cảm và để duy trì.

Tóm tắt chương 4

Chương 4 trình bày các kết quả thu được từ việc phân tích dữ liệu thu thập. Trong đó, mẫu nghiên cứu N = 345, qua các đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số độ tin cậy Cronbach‟ s Alpha, kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA), đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình qua phân tích nhân tố khẳng định (CFA) cho thấy tất cả các khái niệm đo lường đều có tính đơn hướng, đạt được độ tin cậy, giá trị phân biệt và giá trị hội tụ.

Sau khi kiểm định mơ hình lý thuyết bằng phương pháp phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM), kiểm định ước lượng mơ hình lý thuyết bằng Boostrap mơ hình nghiên cứu giữ nguyên các khái niệm nghiên cứu, các giả thuyết H1, H2, H3 đều được chấp nhận.

Chương tiếp theo sẽ đề xuất hàm ý quản trị, những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

Chương 4 đã kiểm định các mối quan hệ trong các mơ hình lý thuyết đề xuất. Chương 5 tác giả sẽ tiếp tục trình bày các kết luận, hàm ý quản trị cũng như những hạn chế của đề tài và các hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.1 Kết luận

Đề tài nghiên cứu của tác giả được thực hiện nhằm mục đích chính là đo lường và kiểm định mối quan hệ giữa cân bằng công việc cuộc sống và sự hài lịng cơng việc, giữa cân bằng công việc cuộc sống và cam kết với tổ chức, giữa sự hài lịng cơng việc và cam kết với tổ chức của nhân viên kinh doanh. Từ đó, đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm gia tăng cân bằng công việc cuộc sống cho nhân viên kinh doanh ngành hàng FMCG tại Tp.HCM qua đó cải thiện sự hài lịng cơng việc và cam kết với tổ chức của họ.

Dựa trên cơ sở tổng hợp các lý thuyết và nghiên cứu liên quan đến cân bằng công việc cuộc sống, sự hài lịng cơng việc, cam kết với tổ chức và mối quan hệ giữa các khái niệm, chương 2 tác giả đã đề xuất mơ hình nghiên cứu và nêu ra các khái niệm sử dụng trong mơ hình. Để đo lường và kiểm định mối quan hệ giữa các khái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa cân bằng công việc cuộc sống, sự hài lòng công việc và cam kết với tổ chức trường hợp nhân viên kinh doanh ngành hàng tiêu dùng nhanh trên địa bàn TP HCM (Trang 56 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)