Thiết kế nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa cân bằng công việc cuộc sống, sự hài lòng công việc và cam kết với tổ chức trường hợp nhân viên kinh doanh ngành hàng tiêu dùng nhanh trên địa bàn TP HCM (Trang 34 - 35)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Nghiên cứu định tính

3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính nhằm hiệu chỉnh thang đo của nghiên cứu trước và xây dựng bảng câu hỏi phù hợp với điều kiện và thực tế công việc của đối tượng nhân viên kinh doanh ngành hàng FMCG trên địa bàn Tp.HCM.

Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu

Thang đo nháp

Nghiên cứu định tính (Thảo luận nhóm)

Điều chỉnh thang đo

Thang đo chính thức

Nghiên cứu định lượng (N = 345)

- Phân tích Cronbach’s Alpha, EFA, CFA, SEM, Bootstrap

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Tác giả sử dụng thang đo cam kết với tổ chức dựa trên thang đo của Allen và Meyer (1991), thang đo cân bằng công việc cuộc sống của Brough và cộng sự (2014), thang đo sự hài lịng cơng việc của Brayfield và Rothe (1951).

Tác giả thực hiện thảo luận nhóm với 02 nhóm đối tượng (chi tiết Phụ lục 2).

- Nhóm 1: gồm 10 nhân viên kinh doanh đang làm việc tại Công ty TNHH Thực Phẩm Orion Vina, Công ty CP Thực Phẩm Gia Đình AnCo, Cơng ty TNHH San Miguel Việt Nam, Công ty Double A Việt Nam, Công ty Vinataba-Philips Morris.

- Nhóm 2: gồm 07 nhà quản lý ( 03 giám đốc, 03 trưởng bộ phận, 01 giám sát khu vực) đang làm việc tại Công ty Double A Việt Nam, Cơng ty CP Thực Phẩm Gia Đình AnCo, Cơng ty TNHH San Miguel Việt Nam, Công ty TNHH Thực Phẩm Orion Vina.

Nội dung tiến hành thảo luận nhóm được thể hiện (chi tiết tại Phụ lục 3).

- Tác giả giới thiệu về mục đích của buổi thảo luận và một số nội dung sơ bộ của đề tài nghiên cứu. Cung cấp cho những người tham gia thảo luận một dàn bài có gợi ý sẵn các yếu tố về cân bằng công việc cc sống, sự hài lịng cơng việc và cam kết với tổ chức. Đồng thời, tác giả cũng nêu lên một số thang đo của các nhà nghiên cứu và nêu lý do tác giả chọn sử dụng thang đo cam kết tổ chức của Allen và Meyer (1991), thang đo cân bằng công việc cuộc sống của Brough và cộng sự (2014), thang đo sự hài lịng cơng việc của Brayfield và Rothe (1951).

- Các thành viên đã thảo luận từng yếu tố và có ý kiến đối với từng biến. Tác giả đã tiếp thu những ý kiến đóng góp của các thành viên và ghi chép thành văn bản thống nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa cân bằng công việc cuộc sống, sự hài lòng công việc và cam kết với tổ chức trường hợp nhân viên kinh doanh ngành hàng tiêu dùng nhanh trên địa bàn TP HCM (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)