Hướng sóng Wb (m) R∞ Q (m3/năm) Đông Bắc 172 6 12827
Như vậy, có thể thấy rằng sự ảnh hưởng của bão tới q trình xói lở - bồi tụ khu vực cửa Tam Quan là khá lớn. Với sự biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra mạnh mẽ, số lượng các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam ngày càng nhiều thì nguy cơ gây bồi lấp cửa Tam Quan càng tăng cao. Chính vì vậy, trong thời gian tới, cần có các biện pháp để giảm nhẹ tác động và ảnh hưởng của yếu tố trên.
Chương 4 – ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG 4.1. KHẢ NĂNG VÀ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG HIỆN TẠI
4.1.1. Chính quyền địa phương
Là một tỉnh ven biển, có đường bờ biển dài, Bình Định có lợi thế phát triển nghề cá, cảng cá, cảng biển. Tuy nhiên, trong bối cảnh biển đối khi hậu chung của tồn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng thì Bình Định là một trong những tỉnh chịu nhiều ảnh hưởng nhiều của các tác nhân biến đổi khí hậu, dâng cao mực nước biển, đặc biệt là tại các khu vực dọc đường bờ biển. Chính vì vậy, chính quyền địa phương đã và đang có nhiều biện pháp, chính sách tích cực nhằm hạn chế, giảm thiểu và thích ứng với mọi tai biến gây ra bởi q trình biến đổi khí hậu.
Cửa Tam Quan là một trong những cảng cá và khu neo đậu tàu thuyền lớn của tỉnh Bình Định. Chính vì vậy, việc duy trì tốt hoạt động neo trú, ra vào của tàu thuyền tại cửa Tam Quan ln được các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm. Những năm gần đây, khi cửa Tam Quan bị bồi lấp, gây khó khăn cho hoạt động của tàu thuyền tại khu vực, chính quyền địa phương đã có nhiều biện pháp, chính sách nhằm ứng phó với hiện tượng này cũng như các diễn biến phức tạp hơn trong thời gian tới do ảnh hưởng của q trình biến đổi khí hậu và dâng cao mực nước biển.
Những công tác đã và đang thực hiện của chính quyền địa phương trong việc ứng phó với tai biến bồi tụ - xói lở cửa Tam Quan trong bối cảnh biến đổi khí hậu:
1. Xây dựng hệ thống chính quyền và các cơ quan chuyên ngành thống nhất từ Tỉnh xuống địa phương thuận lợi cho quá trình báo cáo và theo dõi tình hình thực tế của từng địa phương.
2. Trước hiện trạng bồi lấp cửa Tam Quan, chính quyền và các cấp lãnh đạo Tỉnh, địa phương đã sớm có đề xuất lên Bộ Khoa học và Cơng nghệ, về nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ để khắc phục hiện tượng bồi lấp cửa ra vào khu neo trú bão của tàu thuyền tại cửa Tam Quan. Hiện Nhiệm vụ này đang được giao cho Trường Đại học Khoa học Tự nhiên nghiên cứu.
3. Cấp chính quyền Tỉnh địa phương đã có các kế hoạch, hoạt động nhằm phục vụ cho việc thích ứng, ứng phó với các tác động của quá biến đổi khí hậu. Cụ thể, đã thành lập Văn phòng điều phối về biến đổi khí hậu (viết tắt là CCCO Bình Định) đây là cơ quan giúp việc cho Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH tỉnh Bình Định, có chức năng tham mưu, giúp Ban chỉ đạo điều phối các hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH và các chương trình, dự án khác về BĐKH trên địa bàn tỉnh. Với các chức năng:
- Tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu và tổ chức thực hiện sau khi được duyệt.
- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách và cơ chế phối hợp để thực hiện có
hiệu quả cơng tác ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh.
- Giúp Ban Chỉ đạo trong việc điều phối và tổ chức thực hiện các chương
trình, dự án, hoạt động khác về biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh; Thực hiện hợp tác trong nước và ngoài nước trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu; tìm kiếm nguồn tài trợ để nâng cao năng lực quản lý và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Thừa ủy quyền của Trưởng ban Ban chỉ đạo, trực tiếp liên hệ công tác với các sở, ban ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Điều phối trong việc xây dựng các đề xuất dự án kêu gọi tài trợ về biến đổi khí hậu phù hợp với các chương trình, kế hoạch và những ưu tiên của tỉnh.
- Phối hợp với Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo trong quá trình hoạt động
và báo cáo kết quả hoạt động với Ban chỉ đạo để có chỉ đạo kịp thời; Dự thảo báo cáo của Ban chỉ đạo tỉnh để báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương định kỳ và đột xuất theo yêu cầu.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Trưởng ban Ban chỉ đạo, UBND tỉnh giao
4.1.2. Người dân
Người dân, đặc biệt là những người dân sống trong khu vực là một bộ phận quan trọng trong q trình ứng phó với các loại tai biến. Với khu vực nghiên cứu, cửa Tam Quan, là khu vực chịu ảnh hưởng của hiện tượng bồi tụ - xói lở. Tuy nhiên, hiện nay, trong khu vực, việc ứng phó với hiện tượng bồi tụ - xói lở cịn ở mức hạn chế, chủ yếu theo kinh nghiệm của những người đi trước. Chẳng hạn, việc ra vào của tàu thuyền, người dân biết rút kinh nghiệm từ cha ông và những người đi trước, chọn luồng, chọn lạch đi để tàu không mắc cạn chứ khơng có kế hoạch, phương án cụ thể. Người dân cịn ít hiểu biết về biến đổi khí hậu và sự dâng cao mực nước biển cũng như việc ứng phó với các tác động do chúng gây ra.
Mặt khác, theo kết quả phỏng vấn, điều tra tại địa phương thì một bộ phận không nhỏ những người trẻ trong độ tuổi lao động đều đi làm ăn xa, làm thuê cho các tàu cá lớn không ở đại phương thường xuyên. Do vậy, việc chủ động ứng phó khi có tai biến xảy ra cịn thấp.
Bên cạnh đó, ý thức trách nhiệm của người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường, góp phần giảm hiện tượng bồi tụ - xói lở trong khu vực cịn chưa cao. Đặc biệt là những hộ dân sinh sống sát cửa thường xuyên xả trực tiếp các rác thải sinh hoạt xuống cửa Tam Quan. Nếu cứ tiếp tục như vậy, thì lượng rác thải này sẽ tạo nên một lượng trầm tích khơng nhỏ tích tụ trong cửa, gây khó khăn cho các hoạt động của tàu thuyền và gây ô nhiễm môi trường.
4.1.3. Các giải pháp hiện có
Cửa biển Tam Quan là một trong những cửa biển có lượng tàu thuyền ra vào lớn và khu cảng cá lớn nhất miền Trung với hàng nghìn tàu thuyền, trong đó có hơn 2000 tàu đánh bắt của tỉnh Bình Định và các địa phương lân cận. Do vậy, việc đảm bảo duy trì hoạt động của cửa luôn được các cấp, ban ngành và chính quyền địa phương quan tâm. Hiện nay, các giải pháp hiện có với mục đích chống hiện tượng bồi tụ - xói lở khu vực cửa Tam Quan và thích ứng với biến đổi khí hậu và dâng cao mực nước biển, bao gồm:
1.Giải pháp cơng trình kè
Trong khu vực cửa Tam Quan có các cơng trình phục vụ nghề cá được đầu tư lớn và kiên cố như; cảng cá, kè, hệ thống bảng chỉ dẫn phân luồng và hậu cần nghề cá. Vai trị của các cơng trình này đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển nghề khai thác thủy sản, bám biển của ngư dân.
Cơng trình kè Tam Quan được xây dựng với mục đích ngăn cản việc bối lấp cửa Tam Quan để tàu thuyền ra vào cửa thuận lợi hơn. Cùng với mỏm núi Trường Xuân ở phía Bắc, tạo thành một hệ thống kè kè ngăn cát cho cửa biển Tam Quan. Cơng trình kè này dài 450m (1998 - 2001) và được xây dựng 450m trong giai đoạn 2 (2006 - 2008). Sự hiện diện của kè này đã làm thay đổi chế độ thủy động lực của cửa biển, và việc xây dựng kè này dường như có tác dụng tốt đối với vận tải thủy. Tuy nhiên sau một thời gian thì xuất hiện bồi lấp trong luồng tàu ở phía gần mũi kè phía biển, tàu thuyền ra vào cảng gặp nhiều khó khăn nhất là khi triều rút và sóng lớn. Cụ thể, theo kết quả phỏng vấn người dân địa phương cho thấy, nếu như trước khi xây dựng kè, thì luồng lạch thay đổi theo thời kì, theo mùa, do vậy tàu thuyền khi thì đi sát núi, khi thì đi chính giữa, lạch này cạn thì đi lạch khác. Nhưng sau khi 400m (1998 – 2001) kè đầu tiên được xây dựng thì luồng lạch được cố định ở sát kè, do vậy tàu thuyền chủ yếu đi ở phía sát kè. Mực nước ở cửa sâu, do đó việc đi lại của tàu thuyền cũng rất dễ dàng. Tuy nhiên, sau khi xây dựng thêm 450m kè lần hai (2006 – 2008) thì luồng lạch có xu hướng chuyển dần sang bên phía vách núi, do vậy, các tàu thuyền, đặc biệt là tàu lớn muốn ra khơi phải men theo luồng phía bên vách núi để ra. Được biết, sau khi kè được hoàn tất (năm 2006) cửa có xu hướng bị bồi lấp mạnh, nhiều cồn bãi nổi lên, lạch bị cạn hơn khiến việc đi lại của tàu thuyền trở nên khó khăn. Tàu lớn khi ra khơi phải thuê một ghe nhỏ dẫn ra. Mặt khác, do cửa cạn, nên sóng có xu hướng mạnh hơn, do vậy rất nguy hiểm cho tàu thuyền khi vào cửa. Các tàu thuyền thường phải đợi khi nước lớn, sóng êm mới vào đậu, khơng thì phải đậu tàu thuyền ở các cửa lân cận như cảng Quy Nhơn.
Hình 4. 1. Cơng trình kè Tam Quan
Ảnh: Quách Thị Vân Anh, 2013
2.Giải pháp nạo vét
Thời gian gần đây, do việc bồi lấp diễn ra mạnh, gây ảnh hưởng tới việc ra vào cửa của tàu thuyền, nên chính quyền địa phương đã cho tiến hành nạo vét khơi thông luồng lạch. Tuy nhiên, việc nào vét nạo vét này thường được tiến hành khi cửa bị cạn không thể đi lại được và không xác định khối lượng cụ thể. Theo người dân địa phương cho biết, mỗi lần nạo vét như vậy, thì chỉ được khoảng 2 – 3 tháng thì cửa lại bị bồi lại, gây khó khăn cho tàu thuyền trong quá trình ra vào.
Hình 4. 2. Nạo hút cát khi cửa cạn
3.Trồng rừng phịng hộ tại khu vực phía nam kè
Khu vực phía nam kè là khu vực có nhiều hiện tượng bị xói lở bờ. Để phịng ngừa những tác động của hiện tượng này, người dân và chính quyền khu vực sớm đã có phương án trồng rừng phịng hộ để bảo vệ khu dân cư bên trong. Tuy nhiên, việc trồng cây phòng hộ ở đây cịn ở quy mơ, diện tích nhỏ, ít có tác dụng khi xảy ra bão, lũ, nước biển dâng.
Hình 4. 3. Trồng cây phịng hộ ven bờ biển
Ảnh: Quách Thị Vân Anh, 2013
4.2. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI TAI BIẾN BỒI TỤ - XĨI LỞ TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LỞ TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Theo các kết quả nghiên cứu ở trên đã cho thấy, cửa Tam Quan đang dần bị bồi lấp một cách nghiêm trọng. Đặc biệt, dưới tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, q trình bồi – xói càng diễn ra phúc tạp hơn. Chính vì vậy, sớm đề ra các biện pháp ứng phó là mối quan tâm đặc biệt của các cấp, ngành và chính quyền địa phương. Tuy nhiên, đây là một q trình lâu dài địi hỏi sự quan tâm, bền bỉ, không ngừng hồn thiện đồng thời địi hỏi sự tương hỗ với nhau trong quá trình thực hiện. Theo IPCC, 2007, thích ứng với BĐKH là một q trình, trong đó các giải pháp được triển khai và thực hiện nhằm giảm nhẹ hoặc đối phó với tác động
của các sự kiện khí hậu và lợi dụng những mặt thuận lợi của chúng. Như vậy, việc thích ứng với q trình bồi tụ - xói lở khu vực cửa Tam Quan trong bối cảnh biến đổi khí hậu đỏi hỏi sự lồng ghép, phối hợp giữa nhiều biện pháp, kế hoạch khác nhau.
Qua phân tích, đánh giá đặc điểm, ngun nhân bồi – xói và dự đốn những ảnh hưởng trong bối cảnh biến đổi khí hậu và dâng cao mực nước biển, đứng dưới góc độ phân tích của nhà quản lý tài ngun mơi trường, học viên xin đưa ra một vài đề xuất về giải pháp thích ứng với hiện tượng bồi tụ - xói lở khu vực cửa Tam Quan, tỉnh Bình Định trong bối cảnh biến đổi khí hậu dựa trên các nguyên tắc sau:
- Kết hợp kế hoạch, biện pháp thích ứng với tai biến bồi tụ - xói lở trong bối cảnh biến đổi khí hậu với các chính sách phòng chống thiên tai và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành của địa phương.
- Thích ứng với q trình bồi tụ - xói lở trong bối cảnh biến đổi khí hậu như là giảm khả năng tác động và ảnh hưởng của tai biến bồi tụ - xói lởtrong biến đổi khí hậu trong dài hạn và tăng khả năng chống chịu của người dân, cơ sở hạ tầng, xã hội đối với hiện tượng bồi tụ - xói lở trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
- Các giải pháp và chính sách thích ứng mới được áp dụng trong bối cảnh phát triển
- Thích ứng phải được thực hiện ở các cấp khác nhau, từ trên xuống dưới đề phải có trách nhiệm thực hiện và có sự phối hợp giữa các ban ngành liên quan.
4.2.1. Nhóm giải pháp cơng trình
4.2.1.1.Thiết kế, xây dựng cơng trình chống bồi lấp
Theo các kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy, đoạn kè đang hiện có khơng có tác dụng ngăn cản sự bồi lấp cũng như xói lở khu vực nghiên cứu. Bởi nguồn trầm tích gây bồi lấp được vận chuyển từ phía bắc xuống. Do vậy, để ngăn cản hiện tượng bồi lấp này cần một cơng trình có thể ngăn được dịng trầm tích vận chuyển xuống gây bồi lấp cửa cũng như giảm nhẹ các tác động của quá trình biến đổi khí hậu và dâng cao mực nước biển, đảm bảo cuộc sống của người dân, đảm bảo tàu
thuyền đi vào cửa được dễ dàng hơn. Theo đó, học viên xin đưa ra một số kịch bản về xây dựng cơng trình kè, cảng nhằm thích ứng với tai biến bồi tụ - xói lở khu vực cửa Tam Quan trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Xây dựng thêm một kè ở phía Bắc, nơi mỏm núi Trường Xn nhơ ra xa biển
nhất theo hướng Đông – Tây với chiều dài khoảng 300 mét, ra độ sâu 11 mét.
Kết quả chạy mơ hình cho thấy rằng, q trình bồi lấp vẫn diễn ra nhưng với tốc độ nhỏ hơn và tập trung ở phía Bắc cửa, ít ảnh hưởng tới sự ra vào của tàu thuyền qua cửa Tam Quan.
Xây kè hình cánh cung ở phía Bắc: Kè hiện trạng kéo dài thêm 200m ra đến
độ sâu khoảng 12m; kè phía Bắc có dạng hình cánh cung quay mặt lõm vào phía trong cửa, 2 đỉnh kè cách nhau 200m để tàu thuyền ra vào cảng.
Hình 4. 4. Biến đổi đáy khi xây dựng thêm kè phía Bắc
Hình 4. 5. Giải pháp xây dựng kè cánh cung ở phía bắc
Nguồn: Quách Thị Vân Anh, 2014
Xây dựng cửa Tam Quan thành cảng cá của Bình Định
-Tháo dỡ kè hiện trạng chỉ còn 350m, xây dựng khu vực cảng tại phía Nam cửa Tam Quan với kích thước chiều dài 800m, chiều rộng 400m.
-Xây dựng thêm kè phía Nam hình cánh cung với chiều dài 1,6km. Kè phía Bắc được xây dựng hình cánh cung với chiều dài 600m, 2 đỉnh kè cách nhau 300 m (hình 4.6)
Hình 4. 6. Xây dựng cửa Tam Quan thành cảng
Kết quả chạy mơ hình cho thấy, với phương án này, hiện tượng bồi tụ – xói lở tại khu vực trong bối cảnh biến đổi khí hậu được giảm tới mức tối thiểu. Và việc xây dựng như trên rất phù hợp với mục tiêu phát triển mới của địa phương, đó là