Ảnh: Quách Thị Vân Anh, 2014
Mặt khác, ý thức người dân về vấn đề thu gom rác, bảo vệ môi trường chưa cao, đặc biệt là với các hộ gia đình sống gần và xung quanh cửa Tam Quan. Hàng ngày, những rác thải sinh hoạt, theo thói quen được các hộ gia đình xả trực tiếp xuổng cửa. Mặc dù, cán bộ và chính quyền địa phương nhắc nhở và có nhiều biện pháp dăn đe, cảnh cáo nhưng hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, cửa Tam Quan là nơi neo đậu của nhiều tàu thuyền từ nơi khác tới, mọi sinh hoạt đều trên thuyền và rác thải được xả trực tiếp xuống. Lượng rác thải này góp phần tạo nên một lượng lớn nguồn vật liệu cho trầm tích trong cửa Tam Quan.
CHƯƠNG 3-ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, NGUYÊN NHÂN BỒI TỤ - XÓI LỞ KHU VỰC CỬA TAM QUAN
3.1. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM BỒI TỤ - XĨI LỞ 3.1.1. Phân tích biến động đường bờ
Để nghiên cứu q trình bồi tụ - xói lở khu vực cửa Tam Quan, học viên tiến hành phân tích biến động đường bờ biển theo thời gian. Bởi dưới tác động của q trình bồi tụ - xói lở, theo thời gian, đường bờ biển khu vực nghiên cứucó nhiều thay đổi, biến động. Việc phân tích biến động đường bờ biển giúp đưa ra cái nhìn tổng quan về sự thay đổi đường bờ biển trong thời gian phân tích. Từ đó góp phần đưa ra nhận định về quy luật, xu hướng bồi tụ - xói lở của khu vực nghiên cứu.
Q trình bồi tụ - xói lở đường bờ khu vực nghiên cứu được đánh giá trên cơ sở phân tích và giải đốn thơng tin trên các dữ liệu trong dài hạn và ngắn hạn. Phân tích trong dài hạn, học viên sử dụng các thế hệ bản đồ địa hình xuất bản năm 1965 đến 2003 và trong ngắn hạn học viên sử dụng các thế hệ hình vệ tinh 2010, 2012, 2014, số liệu đo đường bờ thực tế bằng máy đo Z-max năm 2012, và số liệu khảo sát đường bern bằng GPS Garmin 62.
Trong nghiên cứu học viên đã sử dụng các thế hệ bản đồ và tài liệu sau: -Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 năm 1965, hệ tọa độ Inđian 1960.
-Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000 năm 2003, hệ tọa độ VN 2000 kinh tuyến trụ 108,25 múi 3.
-Hình vệ tinh của Google earth 2010 và 2014.
-Hình vệ tinh của Bing 2012.