Nguồn: Quách Thị Vân Anh, 2014
Từ các kết quả trên, có thể đưa ra nhận xét về quy luật phân bố trầm tích tầng mặt khu vực cửa Tam Quan như sau:
Trầm tích tầng mặt khực cửa Tam Quan nhìn chung quy luật phân bố theo phân dị cơ học gần bờ hạt thô, xa bờ hạt mịn được thể hiện rõ từ trong bờ, bãi triều ra đến độ sâu không quá 11 m nươc đối với bờ phía Bắc, 13 m nước đối với phía trước cửa và 10 m nước đối với bờ phía Nam. Trầm tích hạt lớn nhất trong khu vực nghiên cứu là cát hạt trung, phân bố chủ yếu ở trên các bãi cát ven bờ đến độ sâu không quá 2,5 m nước, kéo dài theo phương Tây Bắc - Đơng Nam. Trầm tích hạt cát hạt mịn phân bố từ độ sâu 2,5 m nước. Quy luật này cho thấy những trầm tích này được hình thành trong cùng một thời gian địa chất, là những sản phẩm của quá trình phân dị hiện đại do sóng và dịng chảy gây ra.
Từ độ sâu 11m nước đối với bờ phía Bắc, 13 m nước đối với phía trước cửa và 10 m nước đối với bờ phía Nam đến độ sâu 20 m nước, trầm tích trong phạm vi này phân bố không tuân theo quy luật dị thường cơ học như phía bên trong, trầm tích ở đây tuân theo quy luật dị thường cơ học, càng phân bố ở độ sâu lớn hạt càng mịn hơn. Tuy nhiên, ở giữa ranh giới từ 11 m nước này xuất hiện trường trầm tích hạt trung, thơ hơn trầm tích phân bố ở độ sâu bé hơn trên thềm lục địa là dấu hiệu
nhận biết của đới đường bờ cổ do sóng phân dị cơ học. Đây là ranh giới thành tạo trầm tích cổ hơn trầm tích phân bố ven bờ.
Trên cơ sở quy luật phân bố trầm tích có thể nhận định nguồn vậy liệu cung cấp ở cửa Tam Quan chủ yếu do nguồn gốc từ biển, trầm tích cát bột từ sông Tam Quan không thể vận chuyển ra cửa Tam Quan.
Như vậy, trầm tích đưa từ sơng Tam Quan ra khơng đáng kể do dịng sơng nhỏ và hệ thống hồ chứa thượng nguồn đã ngăn đáng kể lượng trầm tích đưa xuống hạ lưu và ra cửa. Nguồn trầm tích bồi tụ tại cửa Tam Quan mang những tính chất tương tự nguồn cát trầm tích ở phía Bắc cửa. Vậy có thể dự đốn rằng, ngun nhân gây bồi lấp cửa Tam Quan là do dịng vật liệu trầm tích từ phía Bắc vận chuyển xuống cửa gây bồi lấp.