Đến nay, các mơ hình tốn đã được ứng dụng ở nhiều khâu khác nhau, giải quyết các vấn đề liên quan đến biến động đường bờ. Trong những trường hợp này, khi tính tốn định lượng, các mơ hình tốn phân tích biến động đường bờ chủ yếu xử lý các biến trạng thái và không thể đề cập đầy đủ được tất cả các yếu tố tác động cũng như sự tương tác giữa các yếu tố. Vì vậy, để mơ hình hố đầy đủ diễn biến của hệ thống, nhiều mơ hình tốn giải quyết các vấn đề khác nhau đã được học viên áp dụng (bảng 1.2).
Bảng 1. 2. Các mơ hình tốn sử dụng trong luận văn
TT Đặc điểm mơ hình Tác giả 1 Mơ hình tổng qt tính cán cân bồi tích Đỗ Minh Đức, 2004 2 Phân tích biến động đường bờ Dean & Work (1993)
3 Biến động đường bờ do dâng cao mực
nước biển Bruun (1962)
4 Biến động đường bờ do bão Kriebel & Dean (1993)
1.2.4. Phương pháp phân tích tài liệu bản đồ và hệ thống thơng tin GIS
Phương pháp hệ thông tin địa lý (Geographic information system - GIS) được sử dụng xác định biến động đường bờ biển bằng cách chồng chập các lớp thơng tin Hình vệ tinh và bản đồ địa hình ở các khoảng thời gian khác nhau, nhằm xác định vị trí bờ biển trong quá khứ và sự biến đổi địa hình theo khơng gian và thời gian.
Phương pháp viễn thám và GIS là phương pháp hữu ích trong nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và dự báo biến động mơi trường, trong đó rất có ý nghĩa đối với nghiên cứu xói lở - bồi tụ đới ven biển. Các thế hệ ảnh vệ tinh, ảnh máy bay được chụp và các hệ thống bản đồ đo vẽ trong các thời gian khác nhau là cơ sở quan trọng trong công tác nghiên cứu. Đặc trưng của GIS có khả năng lưu trữ và xử lý một tập hợp lớn lượng thơng tin khơng gian và thuộc tính của nó, tập hợp thơng tin từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau về nội dung, định dạng, lưới chiếu, tỷ lệ, khả năng chồng chập... tạo nên một cơ sở dữ liệu thống nhất và sử dụng chúng dễ dàng.
Trong quá trình thực hiện luận văn, học viên đã sử dụng công cụ GIS rất nhiều trong q trình phân tích biến động đường bờ nhằm phân tích đặc điểm bồi tụ - xói lở khu vực nghiên cứu.
Chương 2 – CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUÁ TRÌNH BỒI TỤ - XÓI LỞ KHU VỰC CỬA TAM QUAN
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 2.1.1. Vị trí địa lý 2.1.1. Vị trí địa lý
Bình Định là một trong năm tỉnh, thành phố ở khu vực duyên hải Nam Trung bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Bình Định là tỉnh có tiềm năng kinh tế biển với chiều dài bờ biển 134 km, vùng lãnh hải 2.500 km2, vùng đặc quyền kinh tế 40.000 km2. Có các cảng cá Nhơn Châu, Quy Nhơn, Tam Quan, Đề Gi và khu trú đậu tàu thuyền Tam Quan.
Khu vực nghiên cứu thuộc xã Tam Quan Bắc. Xã Tam Quan Bắc có ranh giới hành chính là phía Bắc giáp huyện Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi), phía Nam giáp xã Tam Quan Nam, xã Hồi Hảo (tỉnh Bình Định), phía Tây giáp xã Hoài Phú, xã Hồi Châu, xã Hồi Châu Bắc (tỉnh Bình Định), và phía Đơng giáp biển Đơng.
Khu vực nghiên cứu bao gồm 2 phần chính. Thứ nhất, phần đất liền, có diện tích khoảng 20 km2 với trung tâm là cửa Tam Quan, kéo dài về 2 phía Bắc, Nam mỗi chiều khoảng 5 km, sâu về phía đất liền 2 km. Phần biển, được tính ra tới độ sâu -20m nước ứng với chiều dài theo đường bờ biển của khu vực nghiên cứu. Trong đó, luận văn tập trung phân tích chính ở trung tâm cửa Tam Quan và bờ phía Nam cửa. Cửa Tam Quan là cửa sơng chính - là cửa ra vào chính của khá nhiều tàu thuyền đánh bắt cá trong khu vực, phía trong là khu neo đậu, tránh, trú bão của tàu thuyền của tỉnh Bình Định cũng như của khu vực lân cận.
Khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão cho tàu cá Tam Quan - Bình Định được xây dựng tại đoạn cửa sông Tam Quan từ cầu Thiện Chánh đến sát đồn biên phòng Tam Quan thuộc xã Tam Quan Bắc - huyện Hoài Nhơn - tỉnh Bình Định có vị trí địa lý (109°03’54” kinh Đông đến 109°03’54” kinh Đông và 14°34’36” vĩ Bắc đến 14°34’36” vĩ Bắc).