Mơ hình thuyết hành vi dự định (TPB) của Ajzen

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại vietinbank (Trang 32 - 49)

(Nguồn: Ajzen, 1991)

- Ưu điểm: “Mơ hình TPB được xem như tối ưu hơn mơ hình TRA trong việc

dự đốn và giải thích hành vi của người tiêu dùng trong cùng một nội dung và hoàn cảnh nghiên cứu. Bởi vì mơ hình TPB khắc phục được nhược điểm của mơ hình TRA bằng cách bổ sung thêm yếu tố kiểm soát hành vi cảm nhận” (Ajzen năm 1991; Werner 2004).

- Nhược điểm: Mơ hình TPB có một số hạn chế trong việc dự đoán hành vi

(Werner, 2004).

+ Hạn chế đầu tiên là “yếu tố quyết định ý định không giới hạn thái độ, chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi cảm nhận” (Ajzen 1991). Có thể có các yếu tố khác ảnh hưởng đến hành vi. Dựa trên kinh nghiệm nghiên cứu cho thấy rằng “chỉ có khoảng 40% sự biến động của hành vi có thể được giải thích bằng cách sử dụng TPB” (Ajzen năm 1991; Werner 2004).

+ Hạn chế thứ hai là “có thể có một khoảng cách thời gian đáng kể giữa các đánh giá về ý định hành vi và hành vi thực tế được đánh giá” (Werner 2004). Trong một khoảng thời gian nào đó, các ý định của một cá nhân có thể thay đổi.

+ Hạn chế thứ ba là “TPB là mơ hình tiên đốn rằng dự đốn hành động của một cá nhân dựa trên các tiêu chí nhất định. Tuy nhiên, cá nhân không phải lúc nào cũng ln ln hành xử như dự đốn bởi những tiêu chí” (Werner 2004).

Thái độ Chuẩn chủ quan Kiểm soát hành vi cảm nhận Xu hướng hành vi Hành vi thật sự

2.1.2.3 Mơ hình chấp nhận công nghệ (Technologgy Acceptance Model – TAM) TAM)

TAM được Davis và cộng sự phát triển và giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1986. Mơ hình này được điều chỉnh và bổ sung thêm 2 lần vào năm 1989 và 1993.

Hình 2.9: Mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM)

(Nguồn: Davis, 1989)

2.2. Tổng quan các nghiên cứu về quyết định sử dụng thẻ tín dụng trước đây

2.2.1. Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ tín dụng tại Ấn Độ” (Factors affecting credit card use in India) – Khare và cộng sự (2012).

Khare và cộng sự (2012) đã xem xét danh sách các khoản mục giá trị (MILOV) lên các đặc tính của thẻ tín dụng, độ tuổi và giới tính trong việc sử dụng thẻ tín dụng của người tiêu dùng ở Ấn Độ. Những biến đại diện cho phong cách sống như: Tính tiện lợi, các mẫu hình sử dụng và trạng thái được sử dụng để xem xét ảnh hưởng của chúng lên việc sử dụng thẻ tín dụng. Các tác giả đã phát hiện ra rằng các mẫu hình sử dụng và tính tiện lợi cho thấy là các nhân tố trọng yếu xác định việc sử dụng thẻ tín dụng giữa những người tiêu dùng ở Ấn Độ. Những đặc tính về mặt sử dụng, tính tiện lợi và trạng thái bị tác động trung gian bởi các khuôn khổ “Cảm giác thuộc về” và “Tự thưởng cho bản thân” của MILOV. Mơ hình của Khare và cộng sự (2012) như sau: Thái độ Dự định Cảm nhận về tính hữu dụng Cảm nhận về việc dễ sử dụng Các biến môi trường Hành động

Hình 2.10: Mơ hình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ tín

dụng tại Ấn Độ” – Khare và cộng sự (2012)

2.2.2. Nghiên cứu “Hành vi sử dụng thẻ tín dụng của người tiêu dùng

Malaysia” (Malaysian consumer’s credit card usage behavior) – Ahemd và cộng sự (2010).

Ahmed và cộng sự (2010) đã thực hiện bài nghiên cứu xem xét về hành vi sử dụng thẻ tín dụng tại Malaysia với mục tiêu tìm hiểu thái độ của người tiêu dùng và hành vi chi tiêu thông qua việc sử dụng thẻ tín dụng của họ. Bài nghiên cứu này được dựa trên một cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi được thực hiện tại Malaysia. Dựa vào việc xem xét một cách rộng rãi các báo cáo trước đây, mơ hình trong bài nghiên cứu trên được phát triển nhằm nhận dạng những yếu tố có ảnh hưởng đến thái độ của người tiêu dùng hướng về việc sử dụng thẻ tín dụng, đặc biệt là yếu tố tâm lý. Đầu tiên, tác giả nhận ra rằng chỉ có thang đo đại diện cho phong cách sống là cho thấy có ảnh hưởng lên thái độ của người tiêu dùng trong khi những yếu tố khác lại không cho thấy tác động đáng kể nào. Thứ hai, tác giả cịn có thêm một phát hiện khá quan trọng là sự tự quý trọng bản thân lại không cho thấy bất kỳ ảnh hưởng nào trong việc hình thành nên thái độ của người tiêu dùng. Cuối cùng, tác giả đã nhận ra rằng hành vi khơng có một sự liên kết nào có ý nghĩa thống kê với thái độ. Khơng có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê nào của thái độ lên mức nợ của thẻ tín dụng. Các phát hiện trong bài nghiên cứu này góp phần hỗ trợ không những cho các kỳ vọng về mặt lý thuyết

Các đặc tính của thẻ tín dụng: - Tiện lợi - Mẫu hình sử dụng - Trạng thái của khách hàng Sử dụng thẻ tín dụng thường xuyên MILOV: - Độ bảo mật - Sự tự hào về bản thân - Cảm giác được tôn trọng

Các yếu tố nhân khẩu: - Tuổi

mà còn đối với những nghiên cứu đã được thực hiện và công bố trước đây. Về mặt hàm ý thực tiễn, từ những phát hiện quan trọng trong bài nghiên cứu này, các tác giả có những đóng góp rất hữu ích đối với các ngân hàng và các định chế tài chính phát hành thẻ tín dụng, bởi vì chúng giúp các nhà quản lý hiểu tốt hơn về chủ thẻ tại Malaysia cũng như hành vi và thái độ của họ về việc sử dụng thẻ tín dụng. Mơ hình nghiên cứu được sử dụng trong bài nghiên cứu này như sau:

Hình 2.11: Mơ hình nghiên cứu “Hành vi sử dụng thẻ tín dụng của người tiêu dùng

Malaysia”– Ahmed và cộng sự (2010)

2.2.3. Nghiên cứu “Tác động của các biến thái độ đối với hành vi nợ tín dụng” (The impact of attitude variables on the credit debt behavior) – Wang và cộng sự (2011)

Các nghiên cứu hiện tại cố gắng diễn giải và xem xét các loại biến thái độ có ảnh hưởng như thế nào lên hành vi mang nợ của các cá nhân. Mặc dù, nợ thẻ tín dụng đang được xem xét mở rộng trong các nghiên cứu gần đây nhưng sự tập trung chính chỉ đơn thuần dựa vào số nợ. Rất ít nghiên cứu quan tâm về nguồn gốc của các khoản nợ thẻ tín dụng. Bài nghiên cứu của Wang và cộng sự (2011) cố gắng chứng minh làm thế nào mà các biến số thái độ khác nhau có ảnh hưởng lên việc sử dụng thẻ tín dụng và việc sử dụng trong các khoản nhỏ nhặt, đây được xem là hai nguồn gốc chính gây nên các khoản nợ thẻ tín dụng. Có một điều được chấp nhận rộng rãi rằng các biến thái độ là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng sai trái thẻ tín dụng. Nhưng khơng có nghiên cứu nào so sánh các ảnh hưởng khác nhau của mỗi yếu tố trong cùng một mơ hình. Các nghiên cứu hiện tại cố gắng sử dụng phương

- Nhận thức về thời gian - Phong cách sống -Áp lực từ các nhóm đồng trang lứa - Sự nhạy cảm - Sự thể hiện bản thân - Sự tôn trọng bản thân - Sự thân thiện Dư nợ tín dụng trung bình Thái độ

pháp thống kê để phát hiện các ảnh hưởng khác biệt của mỗi yếu tố thái độ. Dựa theo các hàm hồi quy, bài nghiên cứu của các tác giả phát hiện ra rằng các biến thái độ có khả năng giải thích tuyệt vời trong việc xem xét hành vi sử dụng thẻ tín dụng xoay vịng và lặp lại cũng như việc sử dụng thẻ tín dụng trong các khoản chi tiêu. Cụ thể hơn, bài nghiên cứu phát hiện rằng việc sử dụng thẻ tín dụng một cách xoay vịng, lặp lại và sử dụng cho các khoản chi tiêu nhỏ nhặt có mối quan hệ gần gữi với các thái độ về thẻ tín dụng, tiền bạc và các khoản nợ. Thái độ về rủi ro dự đoán một cách hiệu quả việc thanh tốn bằng thẻ tín dụng cho các khoản chi tiêu nhỏ; tuy nhiên, nó lại khơng có tương quan đến hành vi sử dụng thẻ tín dụng lặp lại. Các phát hiện trong bài nghiên cứu đã bật lên vai trò của các biến thái độ trong hành vi về nợ của người tiêu dùng. Hơn thế nữa, bài nghiên cứu cũng nhận dạng vai trò đặc trưng của các biến thái độ khác nhau, những biến có ý nghĩa rất lớn trong thực tế. Mơ hình của bài nghiên cứu này như sau:

Hình 2.12: Mơ hình nghiên cứu “Tác động của các biến thái đối với hành vi nợ tín

dụng” – Wang và cộng sự (2011)

Thái độ về tiền bạc

Sự thỏa mãn với cuộc sống

Thái độ đối với thẻ tín dụng

Thái độ về nợ Thái độ về rủi ro Sự lạc quan không thực tế Sử dụng thẻ tín dụng xoay vịng Sử dụng trả góp Nợ thẻ tín dụng

2.2.4. Nghiên cứu “Sở hữu thẻ tín dụng và hành vi sử dụng ở Ả-rập Xê-út: Tác động của nhân khẩu học và thái độ đối với nợ” (Credit card ownership and usage behavior in Saudi Arabia: The impact of demographics and attitudes toward debt) - Abdul-Muhmin và Umar (2007)

Abdul-Muhmin và Umar (2007) đã thực hiện nghiên cứu về việc sở hữu một chiếc thẻ tín dụng và hành vi sử dụng thẻ tín dụng đó tại các tiểu vương quốc Ả Rập. Tại các tiểu vương quốc Ả Rập, bởi vì sự ngăn cấm các lợi ích của đạo Hồi, có một cuộc tranh luận kéo dài về sự chấp nhận cho hành động sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng. Tuy nhiên, những thống kê ngành phù hợp đã cho thấy rằng việc sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng đang ngày càng gia tăng. Trong bài nghiên cứu, các tác giả đã xem xét thực nghiệm về bản chất của việc sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng tại các tiểu vương quốc Ả Rập cũng như xem xét mở rộng bản chất đó, và làm như thế nào mà các đặc tính đó bị ảnh hưởng bởi nhân khẩu của người tiêu dùng và thái độ của họ đối với nợ. Bằng cách sử dụng dữ liệu từ các cuộc khảo sát đã được cấu trúc, các tác giả đã phát hiện rằng sự thâm nhập của thẻ tín dụng vào các quốc gia này là tương đối thấp, những người phụ nữ Ả Rập thường sở hữu thẻ tín dụng hơn là nam giới, việc sử dụng thẻ tín dụng có xu hướng được lựa chọn, thái độ về nợ là yếu tố xác định quan trọng của việc sở hữu thẻ tín dụng nhưng khơng phải là hành vi sử dụng thẻ, và sự định giá các đặc tín của thẻ là khá công bằng giữa các chủ thẻ.

2.2.5. Nghiên cứu “Vai trò của thời gian ưu đãi và sử dụng thẻ tín dụng trong hành vi mua bán bắt buộc” (The role of time preference and credit card usage in compulsive buying behavior) – Norum (2008)

Norum (2008) cho rằng các sinh viên cao đẳng đại diện cho một thị trường có lợi đối với các cơng ty bán một phân khúc rộng lớn các hàng hóa và dịch vụ bao gồm cả tín dụng. Một lĩnh vực đáng quan tâm có liên quan đến nợ tín dụng là mối liên kết của nó với hành vi tiêu dùng quá mức. Bài nghiên cứu của tác giả đã phân tích hành vi mua sắm q mức trong khn khổ của một nền kinh tế bằng việc sử dụng một mẫu các sinh viên cao đẳng. Dữ liệu được thu thập từ 7342 sinh viên đang học chủ yếu tại đại học Midwestern. Phân tích hồi quy cho thấy rằng thu nhập, tỷ lệ thời gian

ưa thích, thái độ về tiền bạc, việc sử dụng thẻ tín dụng và giới tính có liên quan chặt chẽ tới hành vi mua sắm quá mức. Bài nghiên cứu cung cấp các hơng tin bổ ích cho sự phát triển cho chính sách của các trường đại học có liên quan đến giáo dục tài chính và tư vấn cũng như xem xét lại các chương trình giảng dạy.

2.2.6. Nghiên cứu “Sử dụng thẻ tín dụng: Thu nhập khả dụng và tình trạng việc làm” (Credit card use: disposable income and employment status) –

Schneider (2011)

Schneider (2011) đã thực hiện bài nghiên cứu về việc sử dụng thẻ tín dụng của các sinh viên cao đẳng. Các sinh viên cao đẳng thường không xem xét các rủi ro tiềm ẩn của việc gánh chịu các khoản nợ từ thẻ tín dụng do đó thường bị áp lực bởi các khoản nợ này. Vì thế, các tác giả muốn xem xét thu nhập khả dụng và trạng thái việc làm của nhóm sinh viên này có tác động đến việc sử dụng thẻ tín dụng của họ ra sao. Kết quả thu được từ nghiên cứu là mức thu nhập khả dụng của các sinh viên càng cao thì hành vi tiêu dùng thơng qua việc sử dụng thẻ tín dụng của họ càng thiếu trách nhiệm và dễ rơi vào các khoản nợ mất kiểm sốt. Trong khi đó, các cơng việc bán thời gian có mối liên kết khá chặt chẽ với hành vi tiêu dùng của sinh viên.

2.2.7. Nghiên cứu “Internet, chi tiêu của người tiêu dùng và tài khoản thẻ tín dụng: Bằng chứng thực nghiệm từ người tiêu dùng Mỹ”(Internet, consumer spending, and credit card balance: Evidence from US consumers) – Basnet và Adonsou (2016)

Bằng cách sử dụng dữ liệu khảo sát tài chính người tiêu dùng năm 2013, nghiên cứu này được thực hiện này nhằm kiểm tra vai trò của Internet đối với tài khoản thẻ tín dụng giữa các hộ gia đình ở Mỹ. Câu hỏi trung tâm của nghiên cứu này là liệu các hộ gia đình có truy cập Internet có thái độ thuận lợi hơn trong việc phát sinh thêm số dư thẻ tín dụng hay khơng. Nghiên cứu này tiếp tục điều tra xem giáo dục, thu nhập, giới tính, tuổi tác, chủng tộc, vv, có tạo nên sự khác biệt trong việc gánh chịu số dư thẻ tín dụng khi các hộ gia đình có thể truy cập Internet hay khơng. Kết quả của các tác giả với mơ hình Tobit cho thấy rằng việc truy cập Internet làm tăng khả năng mang số dư thẻ tín dụng dương từ 4% đến 5% so với những người khơng có quyền

truy cập Internet. Kết quả này khơng áp dụng cho người Mỹ lớn tuổi. Kết quả của các tác giả tiếp tục cho thấy rằng giáo dục làm giảm khả năng gánh chịu một số dư tín dụng dương cho các hộ gia đình có quyền truy cập Internet, trong khi thu nhập và tài sản thanh khoản có thể có ít tác động dương đến khả năng này. Kết quả cho thấy Internet dẫn đến nợ nhiều hơn, nhưng giáo dục có thể làm giảm bớt khoản nợ đó. Mơ hình của bài nghiên cứu này như sau:

Hình 2.13: Mơ hình nghiên cứu “Internet, chi tiêu của người tiêu dùng và tài khoản

thẻ tín dụng: Bằng chứng thực nghiệm từ người tiêu dùng Mỹ” – Basnet và Adonsou (2016)

2.2.8. Nghiên cứu “Sử dụng thẻ tín dụng và nợ thẻ tín dụng: Có mối quan hệ đánh đổi giữa sự nghiện mua sắm và sự nhận thức kém?” (The Credit Card Use and Debt: Is there a trade-off between compulsive buying and ill-being

perception?) – Vieira và cộng sự (2016)

Điểm đặc trưng của nghiên cứu trên là xem xét việc mua sắm quá mức (nghiện mua sắm) và nhận thức kém bị ảnh hưởng hoạt động trong các khía cạnh ngược lại về sử dụng thẻ tín dụng và nợ. Trong khi việc nghiện mua sắm dẫn cá nhân đến mức sử dụng thẻ tín dụng cao hơn và do đó nợ nhiều hơn, nhận thức rằng các vấn đề tài chính trong tương lai sẽ gây ra những hành vi xấu như một lực lượng kiểm soát việc sử dụng thẻ tín dụng và do đó nợ. Bên cạnh việc phát triển mơ hình, nghiên cứu này nhằm đánh giá xem mơ hình có phù hợp với nam giới và nữ giới hay không. Một cuộc khảo sát được tiến hành với 1831 cá nhân thuộc ba vùng của Brazil. Kết quả hỗ trợ ý tưởng rằng trong việc lựa chọn mua hàng với thẻ tín dụng, hai lực lượng hành

- Lãi suất thẻ tín dụng - Thu nhập của hộ gia đình - Các tài sản thanh khoản cao - Thái độ của hộ gia đình về thẻ tín dụng

- Sự e ngại rủi ro

- Đặc tính nhân khẩu học của hộ gia đình

Dư nợ thẻ tín dụng

động theo hướng ngược lại, trong khi việc nghiện mua sắm kích thích sử dụng và nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại vietinbank (Trang 32 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)