Thang đo mức độ thường xuyên sử dụng thẻ tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại vietinbank (Trang 59 - 63)

Ký hiệu Thang đo

SD1 Bạn ưu tiên sử dụng thẻ tín dụng thay vì tiền mặt khi đi mua sắm SD2 Bạn ln sử dụng thẻ tín dụng khi đi siêu thị, mua sắm,...

SD3 Bạn ln mang theo thẻ tín dụng quốc tế khi đi du lịch để sử dụng trong các giao dịch quốc tế

SD4 Tơi ít khi sử dụng tiền mặt trước khi dùng thẻ tín dụng

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Sau khi hoàn thiện thang đo, tác giả tiếp tục xây dựng bảng câu hỏi khảo sát chính thức. Bảng câu hỏi sẽ được thiết kế chia làm 2 phần bao gồm:

- Phần thứ 1: bao gồm các thông tin cơ bản của người trả lời bảng câu hỏi như: giới tính, học vấn, độ tuổi, thu nhập.

- Phần thứ 2: bao gồm các câu hỏi khảo sát chính của bài nghiên cứu này: tính tiện lợi, sự thỏa mãn với cuộc sống, thái độ đối với thẻ tín dụng, thái độ đối với nợ, thái độ đối với rủi ro, mức độ thường xuyên sử dụng thẻ tín dụng.

3.2.2. Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng thiết kế bảng câu hỏi thông qua các kết quả thu được của q trình nghiên cứu định tính được trình bày trong phụ lục IV và thiết lập quy trình nghiên cứu bao gồm các bước: thực hiện chọn mẫu, khảo sát, thu thập, xử lý dữ liệu và lựa chọn phương pháp phân tích dữ liệu.

3.2.2.1 Chọn mẫu nghiên cứu

- Đối tượng khảo sát: là các khách hàng cá nhân sử dụng thẻ tín dụng của VietinBank tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.

- Kích thước mẫu: Theo Hair & cộng sự (2006, trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2011) cho rằng để sử dụng EFA, tối thiểu kích thước mẫu phải từ 50, tốt hơn là 100 với tỉ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1, trong đó kích thước mẫu n = số biến đưa vào phân tích *5. Nguyễn Đình Thọ (2013) và Green (1991) đã đề xuất công thức thường dùng là kích thước mẫu tối thiểu n ≥ 50 + 8m, trong đó m là số lượng biến độc lập trong mơ hình. Trong nghiên cứu này có 25 biến quan sát, số lượng biến độc lập là 5. Vậy có nghĩa là mẫu nghiên cứu tối thiểu mà tác giả phải tiến hành khảo sát và thu được số lượng phiếu khảo sát đảm bảo chất lượng này là 25*5=125 bảng câu hỏi khảo sát. Trong quá trình khảo sát tác giả thu về được 256 phiếu khảo sát và qua q trình xem xét và chọn lọc tơi nhận thấy có 250 phiếu khảo sát đảm bảo chất lượng, do đó mẫu nghiên cứu chính thức mà tác giả sử dụng cho bài nghiên cứu này sẽ là 250  phù hợp với điều kiện về kích thước mẫu đã nêu trên.

- Cách lấy mẫu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp thuận tiện (phi xác suất), sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát trực tiếp các khách hàng cá nhân đang sử dụng thẻ tín dụng VietinBank tại các đơn vị thuộc VietinBank trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, các câu hỏi sẽ có mức độ trả lời từ 1 đến 5 với ý nghĩa: 1 là hoàn tồn khơng đồng ý với nhận định trong bảng câu hỏi và 5 là hoàn toàn đồng ý với các nhận định trong bảng câu hỏi. Thang đo được sử dụng này còn gọi là thang đo Likert 5 điểm. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu này còn sử dụng một số thang đo định danh và thang đo thứ bậc để lấy một số thơng tin độ tuổi, giới tính, thu nhập,… từ người trả lời.

Thời gian khảo sát từ tháng 06/2019 đến tháng 08/2019. Sau khi thu thập được 250 phiếu khảo sát, tác giả sử dụng SPSS phiên bản 16.0 để phân tích dữ liệu với các thang đo được mã hóa.

3.2.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Toàn bộ dữ liệu thu được sẽ được mã hóa, nhập liệu vào excel và xử lý, phân tích bằng cơng cụ SPSS 16.0.

Các bước tiến hành phân tích như sau: Thống kê mơ tả dữ liệu.

Kiểm định độ tin cậy của các thang đo (Cronbach’s Alpha). Phân tích nhân tố khám phá EFA.

Phân tích hồi quy.

Kiểm định các giả định cần thiết để xác định mơ hình hồi quy có bị sai lệch do các hiện tượng kinh tế lượng như:

+ Giả định liên hệ tuyến tính: dùng để kiểm định sự phân tán ngẫu nhiên của phần dư có nằm xung quanh vùng trung tâm của phân phối chuẩn hay không.

+ Kiểm định phương sai thay đổi: để các kết quả hồi quy mang tính bền vững và khơng sai lệch thì phương sai của các sai số phải cố định, khơng đổi. Nếu có hiện tượng phương sai thay đổi xảy ra thì các hệ số hồi quy sẽ mang độ tin cậy khơng cao trong phân tích ý nghĩa của các hệ số.

+ Kiểm định phần dư có theo quy luật phân phối chuẩn: mục đích là để kiểm định xem phần dư có tuần theo phân phối chuẩn hay khơng bằng cách xây dựng biểu đồ tần số. Phần dư tuân theo phân phối chuẩn là một trong những điều kiện tiên quyết

trong hồi quy OLS, việc vi phạm giả định này sẽ làm cho các hệ số hồi quy có độ tin cậy không cao.

+ Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến: điều kiện đầu tư trong phân tích hồi quy là các biến tác động phải là các biến độc lập, nghĩa là các biến sẽ khơng có mối liên hệ tuyến tính có ý nghĩa thống kê với các biến tác động khác. Nếu hiện tượng này xảy ra, thì việc loại bỏ biến hoặc sử dụng 1 biến đại diện cho nhóm các biến cố mối liên hệ tuyến tính là điều cần thiết để đảm bảo sai số đang ở dạng nhiễu trắng.

+ Kiểm định hiện tượng tự tương quan: đây là hiện tượng mà các sai số khơng độc lập mà có mối quan hệ tuyến tính với nhau, tạo ra sự sai lệch trong kết quả của các hệ số hồi quy. Do đó, kết quả hồi quy trong trường hợp này sẽ mang độ tin cậy khơng cao khi phân tích ý nghĩa kinh tế.

3.3. Tóm tắt chương 3

Chương 3 đã trình bày cách thức thực hiện các nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, quy trình nghiên cứu, thiết kế thang đo và các phương pháp xử lý số liệu thu thập được. Sau quá trình đánh giá và nghiên cứu sơ bộ các thang đo theo nghiên cứu gốc vẫn được giữ nguyên mà không cần hiệu chỉnh hay bổ sung, sửa đổi. Như vậy, mơ hình nghiên cứu chính thức được xây dựng với 6 thang đo với 25 biến quan sát bao gồm: tính tiện lợi, sự thỏa mãn về cuộc sống, thái độ đối với thẻ tín dụng, thái độ về nợ, thái độ về rủi ro và mức độ thường xuyên sử dụng thẻ tín dụng.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Khảo sát cuối cùng của nghiên cứu này bao gồm một bộ dữ liệu 250 bảng câu hỏi đã được chọn lọc. Địa điểm là tại thành phố Hồ Chí Minh.

4.1. Tổng quan về mẫu nghiên cứu

Thông tin mẫu điều tra được chia và thống kê theo các tiêu chí: độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn và thu nhập bình qn/tháng. Kết quả thống kê mơ tả các biến về mặt nhân khẩu học được trình bày như trong bảng 4.1:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại vietinbank (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)