Xây dựng Kịch bản Tham chiếu

Một phần của tài liệu Viet_Nam_R-PP_Revised_18_Nov_2011_Viet_5414 (Trang 69 - 75)

Bối cảnh và thuật ngữ

Phương pháp xây dựng kịch bản tham chiếu cho cả 5 hoạt động REDD+ (như đã thống nhất tại COP 16) vẫn chưa được hoàn thành. Các cuộc thảo luận ở Việt Nam về thiết lập đường cơ sở cho cơ chế REDD+ đến nay tập trung vào Mức Tham chiếu (RL), bao gồm Mức Tham chiếu rừng và Mức Phát thải Tham chiếu (REL). Sự khác biệt đã được làm rõ giữa REL trong quá khứ dựa vào số liệu lịch sử và RL tương lai dựa vào ngoại suy từ xu hướng trong quá khứ hoặc dự báo dựa vào mơ hình hóa.

Chính phủ Việt Nam, vói sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế (FAO thơng qua Chương trình UN- REDD và JICA), đã thực hiện nhiều hoạt động để xây dựng REL/RL. Lĩnh vực then chốt trong quá trình xây dựng REL/RL đến nay, cả hoạt động đang triển khai và hoạt động đã hồn thành, gồm:

 Số hóa tất cả các bản đồ rừng và số liệu đo đếm hiện trường của các chu kỳ điều tra rừng toàn quốc trước đây – với hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của JICA và Phần Lan; số liệu bản đồ từ tất cả các chu kỳ trước hiện đã được lồng ghép vào mơi trường phân tích khơng gian đơn thông qua sử dụng các tiêu chuẩn lập bản đồ của Việt Nam. Tất cả số liệu lâm nghiệp số hóa cho các năm 1990, 1995, 2000 và 2010 sẽ được chuẩn hóa và lưu vào cơ sở dữ liệu ngành lâm nghiệp;

 Rà soát và đánh giá chất lượng số liệu của bốn chu kỳ điều tra rừng từ Chương trình

Tổng Điều tra Rừng Tồn quốc từ năm 1990. Số liệu lâm nghiệp năm 1990, 2000 và 2010 sẽ được kiểm tra và công nhận. Số liệu năm 1995 và 2005 sẽ được công nhận vào năm 2011 với sự hỗ trợ của JICA;

 Rà soát và đánh giá phương pháp xây dựng REL/RL – với sự hỗ trợ của JICA, Phần

Lan và Chương trình UN-REDD Việt Nam. Một mức phát thải tham chiếu tạm thời (cho mất rừng) được xây dựng;

 Huy động các bên liên quan trong nước và quốc tế tham gia thảo luận phương pháp xây dựng REL/RL cho Việt Nam, thơng qua Tiểu Nhóm Cơng tác Kỹ thuật về MRV – với hỗ trợ kỹ thuật từ Chương trình UN-REDD Việt Nam.

Phương pháp kỹ thuật xây dựng REL/RL

Dựa vào các hoạt động đang được triển khai với sự hỗ trợ quốc tế, Chính phủ Việt Nam và các đối tác đang hướng tới một số điểm hội tụ về phương pháp kỹ thuật phù hợp để xây dựng REL/RL tại Việt Nam, mặc dù chúng ta đều hiểu rằng mọi cân nhắc về kỹ thuật sẽ chỉ đi đến hồi kết khi có quyết định của UNFCCC. Các cuộc thảo luận giữa các bên liên quan đến nay đã tạo ra được sự hội tụ về các quan điểm kỹ thuật cốt lõi để xây dựng REL/RL tại Việt Nam:

70

REL/RL cho Việt Nam sẽ được xây dựng cho mọi hoạt động liên quan đến các bon trong phạm vi cơ chế REDD+ mà đang trong đàm phán trong khn khổ UNFCCC (ví dụ: bao gồm mất rừng, suy thối rừng, tăng cường trữ lượng các bon và

quản lý rừng bền vững1) bao gồm REL được xây dựng để giảm mất rừng và suy thoái rừng và RL tương lai được xây dựng để tăng cường trữ lượng các bon;

Một REL lịch sử sẽ được xây dựng dựa vào xu hướng mất rừng trong lịch sử ngược trở lại từ ít nhất năm 1990. Độ che phủ rừng tăng lên trong giai đoạn này có

liên quan đến hồn cảnh quốc gia nhất định làm thay đổi trong xu hướng độ che phủ rừng bắt đầu từ giai đoạn này, sự thay đổi này là kết quả của các chính sách của chính phủ tác động mạnh đến động cơ gây mất rừng. Các nghiên cứu gần đây về động cơ gây mất rừng sẽ được lồng ghép vào REL. Số liệu diện tích rừng ban đầu về mất rừng có thể dựa vào số liệu lưu trữ đầy đủ hoặc ảnh vệ tinh có độ phân giải khơng gian trung bình và độ phân giải thời gian cao nhất có thể (sử dụng số liệu MODIS) và được bổ sung bằng số liệu điều tra rừng hiện có từ năm 1990. Một nghiên cứu cũng đang được thực hiện để đánh giá khả năng sử dụng số liệu ngược thời gian về trước, bằng cách sử dụng số liệu của NOAA AVHRR. Hệ số phát thải có thể được xây dựng bằng số liệu điều tra rừng nói trên cũng như số liệu từ các nghiên cứu khác bao gồm số liệu của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

 Xây dựng REL lịch sử cho suy thoái rừng mắc phải nhiều vấn đề phức tạp. Một nghiên cứu đang được thực hiện để củng cố số liệu diện tích bằng cách sử dụng ảnh vệ tinh có độ phân giải cao, nhưng với hạn chế nhất định như nguồn số liệu như vậy cho toàn quốc và khoảng thời gian phù hợp. Vấn đề này trở nên phức tạp hơn với mức độ suy thoái rừng khác nhau theo thời gian và không gian. Trên cơ sở những cân nhắc này, giải pháp bỏ qua lượng phát thải lịch sử từ suy thoái rừng hiện đang được nghiên cứu. Điều này ám chỉ rằng suy thối rừng hiện nay khơng được để tính đến và chỉ có tăng cường trữ lượng các bon ở những vùng này mới được tính đến, ám chỉ rằng một nguồn thu tiềm năng lớn có thể bị mất, tuy nhiên đây là một cách tính bảo thủ;

RELs/RLs cấp tỉnh sẽ được xây dựng dựa vào phân tầng lãnh thổ quốc gia.

Phân tầng sẽ dựa vào các đặc tính nhất định, trong đó vùng sinh thái sẽ là một đặc

tính chính – và chỉ đặc tính cho giai đoạn đầu2. Các đặc tính thứ cấp và cấp ba khác như loại rừng và hình thức quản lý có thể được tính đến để phân tầng trong giai đoạn sau. Theo ước tính lãnh thổ quốc gia có khoảng 15 vùng sinh thái; một nghiên cứu xác định những vùng sinh thái này hiện đang được Chương trình UN-REDD Việt Nam thực hiện.

RL tương lai cho tăng cường trữ lượng các bon sẽ được xây dựng sau tiến trình thiết

lập RL lần đầu dựa vào khả năng ứng phó lý-sinh của rừng đối với từng vùng sinh thái, tiếp đến là tiến trình phân tích hệ số điều kiện kinh tế xã hội cấp tỉnh thông qua sử dụng phân tích chồng ghép khơng gian trong GIS;

71

các bon ước tính của mỗi vùng sinh thái từ số liệu Điều tra Rừng Toàn quốc kết hợp với điều kiện kinh tế xã hội cấp tỉnh thơng qua sử dụng phân tích chồng ghép khơng gian trong GIS;

Việt Nam sẽ xây dựng một REL/RL quốc gia riêng cho từng hoạt động trong các

hoạt động đủ điều kiện trong cơ chế REDD+, mà cơ bản là sự tổng hợp REL/RL được xây dựng cho từng tầng ở cấp tỉnh;

Hoàn cảnh quốc gia cần được xem xét gồm nỗ lực trồng rừng của chính phủ, nhất là

hai chương trình trồng rừng lớn của quốc gia: Chương trình trồng 5 triệu héc-ta rừng (Chương trình 661) 1998-2010 và Chương trình quốc gia phục hồi đất trống và giao đất lâm nghiệp (Chương trình 327) từ năm 1993-1997. Phát triển theo quy hoạch hay dự báo như đã nêu đặt ra trong Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội và Chiến lược Phát triển Rừng trong cả giai đoạn cho đến năm 2020 sẽ được xem xét khi xây dựng REL/RL. Nhất là tác động của việc thực hiện REDD đến ngành chế biến gỗ (mà nhập khẩu 80% nguyên liệu phần lớn là từ các quốc gia châu Á mà cũng đang xây dựng chương trình REDD+ Quốc gia) sẽ được tính đến;

 REL/RL cho Việt Nam sẽ được định kỳ rà soát và cập nhật.

Tăng cường năng lực thể chế

REL/RL là một phần của hệ thống MRV quốc gia. Quá trình xây dựng REL/RL địi hỏi phải có sự tham gia của các cơ quan khác nhau. Thông tin cụ thể về tổ chức thể chế cho hệ thống MRV quốc gia sẽ được trình bày trong Hợp phần tiếp theo. Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý tiến trình xây dựng REL/RL. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, q trình xây dựng REL/RL cho từng loại rừng sẽ địi hỏi phải có sự tham gia của các cơ quan lâm nghiệp khác nhau như các cơ quan lâm nghiệp cấp tỉnh (chủ yếu là cấp tỉnh và huyện). Các hoạt động tập huấn và tăng cường năng lực đang được triển khai cho các cơ quan tham gia tiến trình xây dựng REL/RL gồm:

 Biên soạn sổ tay kỹ thuật về xây dựng, rà soát và cập nhật REL/RL – với sự hỗ trợ kỹ thuật của Chương trình UN-REDD Việt Nam;

 Tập huấn cho giảng viên đi đào tạo về xây dựng, rà soát và cập nhật REL/RL – với sự

hỗ trợ kỹ thuật của Chương trình UN-REDD Việt Nam.

Tiến trình tham vấn cho xây dựng REL/RL

Chính phủ Việt Nam, cùng với các đối tác quốc tế, đã xây dựng một cơ chế tham ván cho REDD+ (“Mạng lưới REDD Quốc gia”), trong đó bao gồm diễn đàn chuyên đề và mở để thảo luận những vấn đề liên quan đến MRV, trong đó có REL/RL (“Tiểu nhóm Cơng tác Kỹ thuật về MRV”). Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp đồng chủ trì tổ cơng tác này với các đối tác gồm Viện Điều tra và Quy hoạch rừng (FIPI), Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (FSIV), các cục vụ khác của Tổng cục Lâm nghiệp, cũng như các đối tác phát triển quốc tế và tổ chức phi chính phủ. Tổng cục Lâm nghiệp đã tham vấn với nhiều tổ chức quốc tế, chuyên gia, trong đó có cả chuyên gia trong Ban thư ký UNFCCC, IPCC, FAO và Winrock về các yêu cầu quốc tế, phương pháp để xây dựng REL/RL.

72

Bước tiếp theo và nhu cầu còn tồn tại (thiếu hụt) trong xây dựng REL/RL

Trong khi tham vấn ở cấp quốc gia về phương pháp xây dựng REL/RL đang được triển khai thì việc xây dựng REL/RL ở cấp tỉnh vẫn chưa được thực hiện. Dự án và các đối tác phát triển hiện đang xây dựng REL/RL đang thực hiện các hoạt động sau:

 Ấn định REL/RL dựa vào giả định lý sinh của từng kiểu vùng sinh thái; REL/RL sẽ được xây dựng từ số liệu điều tra rừng tồn quốc sẵn có, chỉ sử dụng những ơ mẫu (trong tổng số 2.000 ơ trên tồn quốc) mà phân bố trong vùng sinh thái cụ thể;

 Phân bổ REL/RL cho các cấp đơn vị hành chính phù hợp (ban đầu là ở cấp tỉnh và áp dụng cho cấp huyện đúng lúc); áp dụng kỹ thuật tổng hợp không gian và cắt xén trong một GIS;

 Xác định điều kiện kinh tế xã hội liên quan (theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội…) để tính tốn hệ số vào trong REL/RL;

 Tổng hợp các REL/RL cấp tỉnh với một REL/RL cấp quốc.

Một lĩnh vực nữa được hưởng lợi từ cập nhật và cải thiện là tạo ra hệ số phát thải chắc chắn. Như đã đề cập trên, hệ số phát thải là rất cần thiết cho từng vùng sinh thái (đặc tính cơ bản của phân tầng), và trong tương lai, cần thiết cho tầng thứ hai và thứ ba. Đề xuất đưa ra là tài trợ của FCPF đóng góp cho tiến trình này bằng tiếp tục thực hiện các bước sau:

 Đánh giá nguồn số liệu điều tra rừng hiện có (gồm số liệu của Viện Điều tra và Quy hoạch rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam…) theo tầng vùng sinh thái;

 Thu thập số liệu điều tra rừng cho từng tầng trong đó thiếu hụt được xác định trong tiến trình trên.

Trong bối cảnh nhiều hoạt động liên quan đến xây dựng REL/RL đang được triển khai, với các kết quản ban đầu được đưa ra vào cuối năm 2010, do vậy không cần FCPF hỗ trợ cho Hợp phần này. Hợp phần 3: Tổng hợp về Kịch bản Tham chiếu Hoạt động và Ngân sách Hoạt động chính Hoạt động cụ thể Dự trù kinh phí (nghìn) 2010 2011 2012 2013 Tổng Đánh giá chất lượng bốn chu kỳ điều tra rừng $140 $140 Công nhận số liệu trong năm 1995 và 2005

73 Đánh giá và cơng nhận số liệu hiện có và các xu hướng trong quá khứ Thiết lập bản đồ mất rừng trong lịch sử ở cấp huyện $150 $150 Phát triển phương pháp Xây dựng phương pháp trữ lượng các bon có sự tham gia $80 $80 Đánh giá phương pháp xây dựng REL/RL $90 $90 Phân loại rừng toàn quốc $150 $150 Thiêt lập REL/RL Tạo ra REL/RL cấp tỉnh $80 $80 Đánh giá và xây dựng hệ số phát thải cho từng kiểu rừng $50 $50 Tham vấn và tập huấn đào tạo

Huy động sự tham gia của các bên liên quan trong nước và quốc tế thơng qua Tiểu Nhóm Cơng tác Kỹ thuật $50 $50 Tập huấn xây dựng RELs/RLs $60 $60 Tổng $1,000 $0 $0 $1,000 Chính phủ p.m. p.m. p.m. p.m. p.m. FCPF $0 $0 $0 $0 $0 Chương trình UN-REDD3 $526 $470 $470 JICA4 $1610 $530 $530

1 Làm thế nào giải quyết bảo tồn trong REL/RL cho Việt Nam sẽ cần được tiếp tục xem xét, với tiến bộ trong đàm phán quốc tế.

2

Cách phân tầng này không gây hiểu lầm với cách phân tầng theo yêu cầu của IPCC để kiểm kê lượng phát thải khí nhà kính thực. Phân tầng thành vùng sinh thái là sự phân chia nhỏ lãnh thổ Việt Nam thành các vùng liền kề, không chồng lên nhau và khác nhau về đặc tính liên quan đến biến động rừng. Nó được sử dụng để xác định khả năng ứng

74

phó tiềm năng của rừng khi được quản lý bền vững và cần để dự báo lượng các bon tăng cường. Cách phân loại để tính lượng phát thải khí nhà kính thực địi hỏi phải phân chia nhỏ các hình thức sử dụng đất, đất lâm nghiệp thành các loại rừng được quản lý và không được quản lý…của điều kiện thực tế.

3 Mọi đóng góp của Chương trình UN-REDD Việt Nam chỉ phản ánh các hoạt động liên quan trong khuôn khổ của đề xuất này (hội thảo, tài liệu, thiết bị…). Thời gian làm việc của cán bộ và các chi phí văn phịng khác khơng được tính vào đây, nhưng chi phí tư vấn thì có được tính.

4 JICA đang hỗ trợ một nghiên cứu về chất lượng số liệu điều tra rừng hiện có nhằm xác định những vùng phù hợp cho các dự án Trồng rừng và Tái trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) và khu vực ưu tiên REDD+, và thí điểm xây dựng REL/RL sử dụng số liệu điều tra rừng và kỹ thuật viễn thám. Các khoản mục cụ thể trong tổng ngân sách chỉ là con số ước tính; tổng kinh phí đưa ra chỉ để cho biết những đóng góp của Hợp phần 3.

75

Một phần của tài liệu Viet_Nam_R-PP_Revised_18_Nov_2011_Viet_5414 (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)