Phạm vi đo đếm, báo cáo và hệ thống kiểm chứng
Xây dựng hệ thống Giám sát, Báo cáo và Kiểm chứng (MRV) là một hợp phần quan trọng của Chương trình REDD+ Quốc gia. Hiện hệ thống này vẫn đang được thảo luận tại các hội nghị quốc tế, chính xác là những u cầu gì của hệ thống MRV sẽ được tất cả Quốc gia tham gia Công ước chấp thuận. quyết định của COP 16 đòi hỏi các quốc gia đang phát triển phải xây dựng hệ thống giám sát rừng quốc gia hoàn chỉnh và minh bạch để giám sát và báo cáo các hoạt động phù hợp với hoàn cảnh quốc gia, đưa ra được bằng chứng hỗ trợ đầy đủ và có thể dự báo được và tiếp tục hoàn thiện hệ thống được Hội nghị Các bên gia thống nhất. Điều rõ ràng là trong quyết định của COP 16 vẫn còn thiếu cấu phần “V” và các chính sách bảo vệ cũng chưa được đưa vào hệ thống MRV. Thực tế này đã gây khó khăn cho các quốc gia đang triển khai REDD+ trong thiết kế hệ thống MRV cho REDD+.
Ngày 13/1/2011, Thủ Tướng đã gửi thư yêu cầu Bộ TN&MT chủ trì xây dựng hệ thống MRV hồn chỉnh và minh bạch cho hoạt động giảm biến đối khí hậu tại Việt Nam đáp ứng được yêu cầu quốc tế và phù hợp với hoàn cảnh quốc gia. Bộ TN&MT hiện đang phối hợp với JICA, Bộ NN&PTNT và các bộ ngành liên quan xây dựng một dự án có tên là “Tăng cường năng lực điều tra khí nhà kính tại Việt Nam” dự kiến sẽ thực hiện từ năm 2011 đến 2013. Theo kế hoạch đã
được xây dựng trong dự án JICA, Việt Nam sẽ có hệ thống kiểm kê khí nhà kính tồn diện vào cuối năm 2012.
Bộ NN&PTNT hiện đang thảo luận với Bộ TN&MT, JICA, FAO và các đối tác phát triển khác về thiết kế một hệ thống MRV quốc gia cho chương trình REDD+; hệ thống cấp tỉnh sẽ được xem
Điều phối REDD+
(Văn phòng REDD+ Việt Nam Hệ thống giám sát đất bằng vệ tinh ( GDLA/MONRE) Điều tra sinh khối rừng (FIPI/MARD) Kiểm kê khí Nhà kính quốc gia (VNCCO / MONRE)
Kiểm sốt chất lượng Đối thoại Quốc gia (VNCCO/ MONRE) Kiểm chứng Đảm bảo chất lượng Tổng cục Thống kê (GSO) Hệ thống thông tin REDD+ Quốc gia
(Văn phòng REDD+ Việt Nam
Đánh giá độc lập
76
xét khi có yêu cầu và nguồn lực. Hệ thống MRV của Việt Nam sẽ hỗ trợ cho các hoạt động đủ điều kiện theo cơ chế REDD+. Hệ thống MRV sẽ thực hiện, hỗ trợ và thúc đẩy các yêu cầu giám sát, báo cáo và kiểm chứng như đã được xác định bởi Công ước các Bên tham gia UNFCCC, cũng như những chức năng bổ sung cho việc thực hiện Chương trình REDD+ Quốc gia và các chức năng khác của Nhà nước liên quan đến quản lý rừng, đất lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh, huyện và xã.
Sơ đồ trên thể hiện quy trình thiết kế một hệ thống như vậy. Tổng cục Địa chính (GDLA) chịu trách nhiệm cung cấp số liệu về sử dụng đất; Tổng cục Lâm nghiệp cung cấp số liệu lâm nghiệp tồn quốc; Văn phịng Quốc gia thực hiện UNFCCC sẽ chủ trì, phối hợp với các cơ quan khác như Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT và các bộ ngành khác, chuẩn bị Đối thoại Quốc gia và kiểm kê khí nhà kính.
Hệ thống MRV sẽ được thông báo cho các biên liên quan trong REDD+, mỗi cơ quan có thể tiếp cận được với chức năng cụ thể liên quan đến nhiệm vụ, vai trò hoặc mối quan tâm cụ thể của từng bên liên quan. Công dụng cốt lõi của hệ thống MRV sẽ hỗ trợ tất cả các chức năng chính của quản lý rừng, tích hợp, phân tích số liệu, đánh giá chất lượng số liệu, báo cáo, giám sát và đánh giá và kiểm tra. Mỗi tỉnh và cấp hành chính thấp hơn sẽ sử dụng một công dụng cụ thể mà hỗ trợ cho quản lý và phân tích số liệu phù hợp với nhiệm vụ riêng của họ. Chủ rừng và các đối tượng khác tham gia thực hiện REDD+ sẽ tiếp cận với thông tin và số liệu liên quan đến những hoạt động mà họ tham gia Chương trình REDD+ Quốc gia, thí dụ thơng qua một giao diện dựa vào trang web.1 Việt Nam sẽ học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia REDD khác trong quá trình thiết kế hệ thống MRV. Gần đây, Chương trình UN-REDD Việt Nam đã thử nghiệm phương pháp Giám sát Các bon có Sự tham gia (PCM) trong đó cho phép cộng đồng và người dân địa phương tham gia tiến trình đo đếm và giám sát các bon. Tuy nhiên, việc thực hiện Giám sát Các bon có Sự tham gia đang đối mặt với một số thách thức về năng lực kỹ thuật của người dân địa phương và độ tin cậy của số liệu thu thập. Phương pháp này cần tiếp tục thử nghiệm ở các địa bàn thí điểm khác.
Tham vấn cho hệ thống MRV
Trong q trình phân tích hiện trạng tại Việt Nam và phát triển các hoạt động Sẵn Sàng cho MRV, nhiều hoạt động tham vấn đã được thực hiện:
Mạng lưới REDD Quốc gia đã thảo luận các yêu cầu chung và giải pháp xây dựng hệ thống MRV.
Trong Mạng lưới REDD Quốc gia và Tổ Cơng tác kỹ thuật REDD, một Tiểu Nhóm Kỹ thuật về xây dựng MRV/REL đã trao đổi về hiện trạng và giải pháp cho một hệ thống MRV để thực hiện REDD+. Thành viên Tiểu nhóm cơng tác gồm đại diện các tổ chức kỹ thuật quốc gia liên quan và cộng đồng quốc tế:
- Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam (VNFOREST)
- Viện Điều tra và Quy hoạch rừng (FIPI)
- Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (FSIV)
- Trung tâm Tài nguyên Rừng và Môi trường (FREC)
- Trung tâm Thông tin và Tư vấn Lâm nghiệp (CFIC)
- Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái Rừng và Môi trường (RCFEE)
- Cục Khí tượng, Thủy văn và Biến đổi Khí hậu (DMHCC) thuộc Bộ TN&MT
77 (MONRE)
- Tổng cục Địa chính (GDLA), Bộ TN&MT
- Trường đại học Lâm nghiệp Việt Nam (VFU)
- Trường đại học Tây Nguyên
- Đại sứ quán Na-Uy
- Đại sứ quán Phần Lan
- Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA)
- Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc(FAO)
- Winrock International
- Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV)
Chương trình UN-REDD Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động khác nhau về MRV với sự tham gia của các bên liên quan ở Hà Nội và Lâm Đồng. Hoạt động thí điểm Giám sát Các bon có Sự tham gia ở cấp xã và hộ gia đình gồm đánh giá các giải pháp và học tập kinh nghiệm quản lý rừng cộng đồng (CFM) của tỉnh Đăk Nông.
Các nghiên cứu đánh giá số liệu điều tra rừng và xây dựng REL do chính phủ Phần Lan và tổ chức JICA hỗ trợ cũng đã lồng ghép các yêu cầu của MRV mà đã được thảo luận trong hội thảo với các bên liên quan.
Winrock International đã tổ chức một hội thảo khu vực về REL và MRV trong đó đại biểu
Việt Nam tham dự đã thảo luận các giải pháp cho hệ thống MRV quốc gia.
Bộ NN&PTNT đã tổ chức nhiều cuộc họp với các bên liên quan trong và ngồi chính phủ để thảo luận về MRV. Một hội thảo quốc gia đã được tổ chức để thảo luận R-PP trong đó tập trung vào hợp phần REL và MRV của đề xuất.