PHÂN TÍCH CÁC THÀNH PHẦN SAI SỐ VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RA SAI SỐ
2.1 chính xác gia công
Kỹ t huật ngày nay đòi hỏi máy móc, thiết bị phải gọn, đẹp, l àm việc chính xác, độ tin cậy cao. Muốn vậy t ừng chi tiết máy phải có kết cấu hợp lý, độ chính xác và độ bóng bề mặt phù hợp với yêu cầu l àm việc, tính c hất cơ lý c ủa bề mặt.
Độ chính xác của một chi tiết máy hay một cơ cấu máy là do người thiết kế quy định trên cơ sở yêu cầu làm việc của máy như độ chính xác , độ ổn định, độ bền lâu, năng suất làm việc, mức độ điều khiển, độ phức tạp, an toàn tuyệt đối khi làm việc.v.v..Tuy nhiên, người trực tiếp chế t ạo sẽ là người quyết định c uối cùng độ chí nh xác đ ạt được c ủa chi tiết.
Độ chính xác gia cô ng c ủa một chi tiết máy l à mức độ giống nhau về hình học, tính c hất cơ lý bề mặt của chi tiết gia công so với c hi tiết lý tưởng trên bản vẽ thiết kế.
Nói chung, độ chính xác của c hi tiết gi a công là chỉ tiêu khó đạt nhất và tốn kém nhất trong quá trình thiết kế c ũng như trong quá trình chế t ạo.
Tro ng t hực tế không thể chế tạo được chi tiết tuyệt đối chính xác, nghĩa l à ho àn toàn phù hợp về hình học, kích thước cũng như tính chất cơ lý với các gi á trị lý tưởng. Vì vậy dùng gi á trị sai lệch của nó để đánh giá độ chính xác gi a công c ủa chi tiết máy, giá trị sai lệch đó càng lớn thì độ c hính xác gi a công càng t hấp.
Độ chính xác gi a công bao gồ m các khái niệm sau:
+ Độ chí nh xác của một chi tiết;
+ Độ chí nh xác của c ụm chi tiết.
+ Độ chính xác kích thước là độ chính xác về kích t hước thẳng hoặc kích thước góc. Độ c hính xác kích thước được đ ánh giá bằng sai số kích t hước thật so với kích t hước l ý tưởng c ần có và được t hể hiệ n bằng dung sai của
Độ chính xác gia cô ng
Độ chính xác của chi
tiết Độ chính xác của cụm chi tiết
Sai lệch k ích thư ớc Sai lệch vị trí tương quan Sai số tổ ng
Sai số Sai số Sai số hình Độ Độ Tính Sai số Sai số
kích vị trí dạng hình sóng nhám chất cơ hệ ngẫu
thư ớc tương học bề lý lớp thống nhiên
quan mặt bề mặt
Hình 2.1: Độ chính xác gia công
- Độ chính xác về vị trí tương quan giữa hai bề mặt t hực chất là sự xoay đi một góc nào đó của bề mặt này so với bề mặt ki a. Vì chi tiết là một vật rắn nên độ chính xác xoay của bề mặt này so với bề mặt ki a được quan sát t heo hai m ặt phẳng toạ độ vuô ng góc nhau. Như vậy, độ chính xác vị trí tương quan đư ợc đánh gi á theo sai số về góc yêu cầu giữa vị trí bề mặt này với bề mặt kia trong hai mặt phẳng toạ độ vuông góc với nhau. Độ chính xác vị trí tương quan thư ờng được ghi thành một điều kiện kỹ thuật riêng trên bản vẽ t hiết kế.
- Độ chính xác hình dạng hình học của chi tiết máy l à mức độ phù hợp c ủa
chúng với hì nh dáng hình học lý tưởng. Ví dụ như c hi tiết hình trụ thì độ chính xác hình dạng hình học là độ côn, độ ô van, độ đa c ạnh .v.v..
- Độ sóng: Là chu kỳ không phẳng của bề mặt chi tiết được quan sát trong phạm vi nhất định (1 đến 100mm).
- Sai lệch hình học tế vi: Cò n được gọi là độ nhám bề mặt được biểu thị bằng một trong hai chỉ tiêu Ra và Rz. Đây là s ai số của bề mặt thực quan s át trong một miền xác đị nh.
- Tính chất lớp cơ lý lớp bề mặt của chi tiết gia công: Là một trong những chỉ tiêu quan trọng của độ chính xác gia công, nó ảnh hưởng lớn đến điều kiện làm việc của chi tiết máy nhất là các chi tiết chính xác và các chi tiết làm việc trong những điều kiện đ ặc biệt.
Khi xem xét độ chí nh xác gi a công của một cụm chi tiết, ngoài những yếu tố c ần xem xét cho một chi tiết cần phải kể đền những yếu tố khác nhằm đảm bảo sai số tổng hợ p xuất hiện trên một chi tiết bất kì trong nhóm đều nhỏ hơn s ai số cho phép. Khi gia công một loạt chi tiết trong cùng một điều kiện xác định mặc dù những nguyên nhân sinh ra từng s ai số nói trên của mỗi chi tiết là giống nhau nhưng xuất hiện gi á trị sai số tổng ở từng chi tiết lại khác nhau. Sở dĩ có hiệ n tượ ng như vậy là do tính chất khác nhau của c ác sai số t hành phần.