1.2.1 .Quản lý
1.3. Hoạt động trải nghiệ mở trường tiểu học
1.3.1. Đặc điểm HS tiểu học
Tuổi của HS tiểu học là từ 6 tuổi đến 14 tuổi. Giai đoạn này hệ cơ, xương đang ở thời kỳ cốt hoá và đang phát triển. Do vậy, Các hoạt động vận động mang tính động thường là những hoạt động các em yêu thích hơn là những hoạt động tĩnh. Bộ não của trẻ có nhiều biến đổi to lớn về khối lượng và chức năng. Trọng lượng não của HS tiểu học gần bằng trọng lượng của não người lớn và phát triển bằng não người lớn vào năm 11-12 tuổi. Ở lứa tuổi này, các em dễ xúc động, hưng phấn mạnh và hiếu động vì sự phát triển cấu tạo và chức năng của não khơng đồng đều. Trí nhớ trực quan – hình tượng phát triển chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ – logíc, tư duy của HS mang tính cụ thể dựa vào những đặc điểm trực quan mà trẻ quan sát được ở các sự vật, hiện tượng. Do đó, để trẻ học tốt hơn cần sử dụng các dụng cụ học tập hỗ trợ như que tính, bảng tính. Cuối bậc tiểu học, tư duy trừu tượng của HS phát triển rõ rệt cùng với sự lớn lên của các em.
Ở mầm non, HS đang vui chơi là chủ yếu thì lên Tiểu học hoạt động học tập giáo dục là chủ yếu. Do vậy, đây là điều rất mới lạ, quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý nhận thức của HS. Các em thích khám phá, tìm tịi những điều mới lạ. Vì vậy các hoạt động học tập giáo dục được thiết kế dưới hình thức trải nghiệm khám phá sẽ thu hút sự tham gia của HS nhiều hơn. Đồng thời sự phát triển ngôn ngữ của HS Tiểu học đầu cấp cùng khả năng hợp tác nhóm cịn kém nên rất cần có những hoạt động tập thể tăng cường khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm để HS tham gia.
Ở độ tuổi này các em thường hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng vì vậy các hoạt động học tập và hoạt động giáo dục ở trường tiểu học đều giúp HS hình thành năng lực, phẩm chất cho HS.
1.3.2. Vai trị của hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổthông 2018. thông 2018.
Cấp tiểu học là cấp học nền móng của trong hệ thống giáo dục quốc dân, là cấp học hình thành cho HS những giá trị tốt đẹp về phẩm chất, những kĩ năng cơ
bản đầu tiên trong cuộc sống thông qua các HĐTN gồm cả những trải nghiệm trong học tập và giáo dục.
* Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học có vai trị sau:
- Tạo cơ hội cho HS được thực hành những việc cụ thể, tự mình tham gia hoạt động, được nêu ý kiến cá nhân từ đó giúp học sinh tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo, hình thành những kinh nghiệm mới.
- HĐTN trong chương trình tiểu học nhằm giúp HS có cơ hội khám phá bản thân và thế giới xung quanh, biết yêu thương con người, sự vật, yêu quê hương đất nước, bản sắc dân tộc, sống có tinh thần trách nhiệm.
- HĐTN nhằm hướng tới rèn luyện kỹ năng sống, giá trị sống đúng đắn cho học sinh.
Như vậy, có thể thấy rằng HĐTN trong chương trình giáo dục phổ thơng 2018 có vai trị vơ cùng quan trọng, nhằm hình thành cho các học sinh tiểu học tình yêu con người, yêu quê hương đất nước, trung thực, chăm chỉ và trách nhiệm. Đồng thời, giúp HS mạnh dạn trong giao tiếp, linh hoạt trong các mối quan hệ của cuộc sống, thích ứng tốt với cuộc sống theo hướng tích cực. Vì thế, HĐTN là hoạt động giáo dục nhằm góp phần đạt được mục tiêu cấp học tốt nhất.
1.4. Hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục.