Các lực lượng tham gia hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý hoạt động trải nghiệm ở các trường Tiểu học thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên (Trang 32 - 34)

1.2.1 .Quản lý

1.4.4. Các lực lượng tham gia hoạt động trải nghiệm

Hoạt động trải nghiệm của mỗi lớp do GVCN phụ trách là chủ yếu, thực hiện theo kế hoạch của nhà trường. Để tổ chức được các hoạt động trải nghiệm đạt hiệu quả cao, cần có thêm sự phối hợp tham gia của các lực lượng giáo dục, chủ yếu là cha mẹ học sinh. Dựa vào nội dung hoạt động cụ thể, các lực lượng giáo dục trong nhà trường như GVCN, GV TPT Đội, GV mơn chun có thể phối hợp cùng các CMHS để tổ chức các hoạt động này. Bên cạnh đó là sự phối hợp cùng một số các tổ chức xã hội khác nếu nội dung HĐTN có liên quan.

HĐTN có nét đặc trưng riêng đó là cần có sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong nhà trường (GVCN, GV môn chuyên, Cán bộ Đoàn, Tổng phụ trách Đội, BGH) và ngoài nhà trường (CMHS và các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp địa phương…). Tuỳ từng HĐTN mà các lực lượng giáo dục ngồi nhà trường có thể tham gia hỗ trợ tổ chức hoạt động, tư vấn hay hỗ trợ CSVC phục vụ

cho hoạt động. Mỗi LLGD đều có những vai trị nhất định. Cụ thể:

Ban giám hiệu là những người xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá quản lý các HĐTN. Là đại diện chỉ đạo công tác phối hợp giữa các LLGD trong tổ chức HĐTN.

GVCN, GV TPT và GV môn chuyên là những người trực tiếp tổ chức các HĐTN cho HS. Là những người theo sát HS trong mỗi hoạt động trải nghiệm. Biết lựa chọn các hoạt động bổ ích phù hợp với kế hoạch mục tiêu và sở thích của HS. Chứng kiến sự thay đổi bản thân của các em theo từng giai đoạn. Điều chỉnh cách tổ chức sao cho hiệu quả.

Gia đình và cha mẹ HS cũng có vai trị vơ cùng quan trọng đối với HS trong HĐTN. Đây là nơi đầu tiên HS được thực hành những điều đã học ở trường và là nơi rèn luyện các hành vi đạo đức. Do vậy, CMHS ngồi việc hỗ trợ về kinh phí tổ chức các HĐTN, hỗ trợ nhân lực quản lí HS khi tham gia HĐTN còn là những người hỗ trợ HS thực hành các HĐTN khi được GVCN giao về nhà.

Để có sự phối hợp giữa tổ chức nhà trường và cha mẹ HS, Ban đại diện CMHS đã được xây dựng. Đây là một tổ chức tự nguyện được thành lập theo Điều lệ Hội CMHS. Nó được coi là một lực lượng xã hội gần gũi gắn bó nhất với nhà trường, là lực lượng phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong cơng tác giáo dục HS nói chung và tổ chức HĐTN cho HS nói riêng. Ban đại diện cha mẹ HS hỗ trợ nhà trường trong việc giáo dục, đánh giá HS, hỗ trợ tổ chức HĐTN cho HS về cả mặt nhân lực, tài lực.

Tóm lại, để đảm bảo tính khả thi khi tổ chức các HĐTN ở các trường tiểu học, nhà trường cần lưu ý xây dựng và công khai Kế hoạch giáo dục Hoạt động trải nghiệm cho các lực lượng có liên quan nhằm phối hợp thực hiện. Bên cạnh đó kế hoạch phải phù hợp và có tính khả thi; từ đó thực hiện được kế hoạch đó trong thực tiễn giáo dục nhà trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý hoạt động trải nghiệm ở các trường Tiểu học thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w