1.2.1 .Quản lý
1.5. Quản lý hoạt động trải nghiệ mở trường tiểu học theo hướng phối hợp các lực
1.5.2. Nội dung quản lý hoạt động trải nghiệ mở trường tiểu học theo hướng phối hợp
phối hợp các lực lượng giáo dục.
1.5.2.1. Lập kế hoạch hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học theo hướng phối hợp các lực lượng GD.
Một trong những chức năng chủ yếu trong cơng tác QLGD đó là chức năng lập kế hoạch, vì kế hoạch là kim chỉ nam của mọi hoạt động giáo dục. Trong nhà trường, Hiệu trưởng là người đứng đầu lãnh đạo chỉ đạo mọi hoạt động giáo dục của nhà trường nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể của các nhà trường có thực hiện theo đúng nghĩa hay không phụ thuộc lớn vào năng lực quản lý của người Hiệu trưởng.
- Để kế hoạch có thể thực hiện và đạt kết quả tốt, khi lập kế hoạch cần có cái nhìn tổng qt các vấn đề, kế hoạch đi từ khái qt đến chi tiết và có tính chiến lược, chiến thuật tuỳ từng giai đoạn. Trong lập kế hoạch tổ chức HĐTN, Hiệu
trưởng trường tiểu học tiến hành các công việc sau: - Xác định mục tiêu HĐTN ở trường tiểu học
- Xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN phù hợp với chủ đề, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và các HĐ khác đảm bảo phù hợp với lứa tuổi.
- Lập kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng tổ chức các hoạt động TN cho đội ngũ GV.
- Lập kế hoạch kinh phí tổ chức hoạt động TN trong và ngồi nhà trường - Thu hút các lực lượng trong và ngoài trường tham gia xây dựng kế hoạch, thảo luận, thống nhất vai trò của các lực lượng trong tổ chức các HĐTN ở nhà trường.
Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục chung trong năm học của nhà trường trong đó có kế hoạch cho HĐTN. Đồng thời chỉ đạo các TCM, GVCN xây dựng kế hoạch tổ chức các HĐTN, kế hoạch các HĐTN được triển khai sau khi có sự phê duyệt của hiệu trưởng.
Ngoài ra, Hiệu trưởng chỉ đạo GVCN trong cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm học cần đưa ra dự kiến các hoạt động giáo dục, huy động các nguồn lực như: Phụ huynh HS, Ban chi hội CMHS cùng thống nhất kế hoạch, tổ chức thực hiện, hỗ trợ nguồn kinh phí; Thời gian thực hiện nhằm hiện thực hóa bản kế hoạch…..Trao đổi, thống nhất nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và các tổ trưởng chun mơn thường xuyên kiểm tra việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm và kết quả thực hiện hoạt động trải nghiệm.
Sau mỗi hoạt động trải nghiệm, các lực lượng GD thường xuyên trao đổi trực tiếp hoặc qua điện thoại, email nhằm cải tiến phương pháp, hình thức tổ chức.
1.5.2.2. Tổ chức bộ máy hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học theo hướng phối hợp các lực lượng GD.
Để đảm bảo thực hiện tốt nhất mục tiêu đã đề ra cần bố trí phân phối sắp xếp các nguồn lực phù hợp. Đó là chức năng tổ chức. Nội dung quản lý tổ chức bộ máy hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học theo hướng phối hợp các lực lượng GD bao gồm:
- Thành lập Ban chỉ đạo tổ chức HĐTN cho học sinh
ngoài nhà trường tham gia các hoạt động HĐTN ở trường tiểu học.
- Tập huấn cho các lực lượng GV, cha mẹ HS tổ chức các HĐTN ở nhà trường và gia đình và cộng đồng.
- Đánh giá hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng trong tổ chức các HĐTN Hiệu trưởng cần chỉ đạo phân công rõ ràng trách nhiệm của các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong tổ chức các HĐTN. Trong nhà trường, Hiệu trưởng có thể ủy quyền cho một phó Hiệu trưởng phụ trách trực tiếp các HĐTN, phân công GV chủ nhiệm hợp lý, phân công các GV khác phối hợp với GVCN và Tổng phụ trách Đội tổ chức các HĐTN cho HS đảm bảo tạo được hứng thú cho học sinh trong các HĐTN.
Hiệu trưởng chỉ đạo GVCN phối hợp với CMHS thông qua các kênh liên lạc như họp CMHS trực tiếp, điện thoại, email….để thông báo kịp thời các hoạt động GDTN của nhà trường. Thống nhất mục tiêu giáo dục, trách nhiệm giữa các bên trong hoạt động giáo dục TN cho HS và tham gia phối hợp khi cần.
Ngoài ra, để thực hiện dạy nội dung trải nghiệm được lồng ghép tích hợp qua một số mơn học, Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn thống nhất và hướng dẫn GV thực hiện công tác này nhằm đảm bảo thực hiện tốt cả hai mục tiêu dạy học và giáo dục.
Thực hiện các tiết dạy chuyên đề của HĐTN để đánh giá, góp ý, điều chỉnh trong thực hiện.
1.5.2.3. Chỉ đạo hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học theo hướng phối hợp các lực lượng GD.
Hiệu trưởng chỉ đạo cho các bộ phận trong nhà trường thực hiện tổ chức HĐTN diễn ra theo đúng kế hoạch đã xây dựng và thống nhất các hoạt động phối hợp với các LLGD sao cho đạt hiệu quả cao.
Mọi hoạt động giáo dục của trường Tiểu học nhằm mục đích giúp học sinh củng cố mở rộng kiến thức đã học, nâng cao hiểu biết về giá trị truyền thống bản sắc dân tộc, phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và hình thành các kỹ năng cơ bản như kĩ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề…. Đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của bản thân HS đối với nhà trường, gia đình, xã hội, có ý
thức lựa chọn nghề nghiệp sau này. Do vậy, chỉ đạo tổ chức các HĐTN là hoạt động thường kì, liên tục diễn ra ở mọi thời gian trong năm học. Để tổ chức HĐTN đạt hiệu quả, nhà trường cần chỉ đạo thống nhất theo kế hoạch và thống nhất hướng phối hợp với các lực lượng GD trong và ngồi. Cơng tác chỉ đạo hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học theo hướng phối hợp các lực lượng GD bao gồm các nội dung sau:
- Chỉ đạo GV nắm vững các năng lực, phẩm chất cần hình thành cho học sinh tiểu học thơng qua HĐTN.
- Chỉ đạo phân công nhiệm vụ, tổ chức thực hiện các hoạt động trải nghiệm đúng kế hoạch.
- Chỉ đạo lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức các HĐTN đảm bảo phù hợp với chủ điểm, thời gian thực hiện, đặc điểm lứa tuổi.
- Chỉ đạo GV tăng cường phối hợp thường xuyên với cha mẹ HS nhằm thu thập thông tin và đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm của học sinh.
- Chỉ đạo cân đối ngân sách được cấp và các nguồn huy động khác để tổ chức các HĐTN.
- Chỉ đạo tổ chức các hoạt động TN đúng kế hoạch
Ngoài ra, Hiệu trưởng cần chỉ đạo cơng tác phối hợp giữa gia đình và các lực lượng xã hội tổ chức hoạt động trải nghiệm. Yêu cầu GVCN nắm rõ hồn cảnh gia đình HS để có sự kết hợp giữa các bên trong hoạt động trải nghiệm chặt chẽ, hiệu quả. Sự phối kết hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh thường thể hiện qua các hoạt động trải nghiệm mang tính khám phá và thể nghiệm như tham quan, hội thi/ cuộc thi…
1.5.2.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học theo hướng phối hợp các lực lượng GD.
Kiểm tra, đánh giá là khâu giúp nhà quản lý biết được quá trình diễn biến của hoạt động và người tham gia hoạt động có thực hiện đúng kế hoạch hay không, những khó khăn vướng mắc gặp phải. Từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Kiểm tra thường đi liền với đánh giá. Dựa vào mục tiêu đề ra để phán đốn nhận định kết quả của cơng việc. Đây là một chức năng quan trọng khơng thể bỏ qua vì nếu bỏ
qua chức năng này thì cơng việc quản lý kém hiệu quả. Do vậy, các nhà quản lý cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá các hoạt động để nắm bắt được việc thực hiện kế hoạch có hiệu quả hay chưa? Cịn gặp khó khăn ở đâu? Ngun nhân là gì? Và giải pháp khắc phục điều chỉnh ra sao? Từ đó, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sẽ có hiệu quả.
Trong hoạt động dạy học trải nghiệm, kiểm tra đánh giá là thông tin hai chiều giúp GV, HS thay đổi hoạt động dạy học sao cho phù hợp.
Muốn kiểm tra, đánh giá chính xác việc thực hiện kế hoạch tổ chức HĐTN theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục, Hiệu trưởng cần tập trung vào các nội dung sau:
- Đánh giá phương pháp và hình thức tổ chức HĐTN phù hợp với từng nội
dung, hoạt động và đối tượng.
- Đánh giá kết quả HĐTN của HS tiểu học và hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng giáo dục.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vật lực, tài lực phục vụ cho hoạt động trải nghiệm.
- Phát hiện các sai sót và kịp thời điều chỉnh kế hoạch tổ chức hoạt động TN phù hợp.
- Đánh giá sự phối hợp tổ chức HĐTN của các lực lượng GD trong và ngồi trường tiểu học.
Bên cạnh đó, Hiệu trưởng cần xây dựng lực lượng kiểm tra, nội dung và các tiêu chí kiểm tra theo mục tiêu hoạt động, đánh giá việc triển khai và thực hiện các HĐTN; Kết quả kiểm tra là cơ sở để đánh giá và điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch HĐTN.
Qua việc kiểm tra, đánh giá HĐTN, Hiệu trưởng nắm bắt được mức độ thực hiện của đội ngũ GV, sự phối hợp của các LLGD ngồi nhà trường, sự tích cực của HS, nắm bắt được q trình thực hiện HĐTN có đảm bảo kế hoạch hay khơng. Đây là cơ sở để Hiệu trưởng điều chỉnh, bổ sung cho kế hoạch phù hợp.