.Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý hoạt động trải nghiệm ở các trường Tiểu học thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên (Trang 40)

1.6.1.1. Năng lực quản lý của Hiệu trưởng

Hiệu trưởng phải hiểu rõ tầm quan trọng của HĐTN trong chương trình GDPT và ý nghĩa của hoạt động này đối với học sinh. Hiểu trưởng nắm vững nội dung chương trình của HĐTN đồng thời triển khai thực hiện tốt kế hoạch HĐTN cho HS theo hướng phối hợp các LLGD.

Ngồi ra, Hiệu trưởng phải có kỹ năng huy động các nguồn lực tham gia tổ chức các HĐTN, kỹ năng giám sát và điều chỉnh kịp thời các HĐTN của nhà quản lý và có chế độ khuyến khích GV, HS trong các hoạt động giáo dục.

1.6.1.2. Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên ( giáo viên chủ nhiệm và Tổng phụ trách Đội).

Năng lực tổ chức HĐTN của GVCN và Tổng phụ trách góp phần quyết định sự thành công của HĐTN. Họ ln giữ vai trị chủ trì trong các HĐTN. Để tổ chức được một HĐTN thì GV là người thiết kế các hoạt động đồng thời quản lý, hướng dẫn, hỗ trợ chủ đạo cho HS trong suốt quá trình hoạt động và cuối cùng là người tổ chức đánh giá kết quả hoạt động. Chính vì thế, để HĐTN được tiến hành tốt nhất, đạt kết quả cao nhất thì người GV cần phải có các năng lực như năng lực lập kế hoạch, thiết kế, tổ chức và đánh giá hoạt động.... Ngược lại, GV có kĩ năng tổ chức kém thì kết quả hoạt động sẽ thấp, HS không được phát huy, phát triển các năng lực một cách tối ưu, hiệu quả của hoạt động TN sẽ thấp.

1.6.1.3. Đặc điểm nhận thức và ý thức tham gia hoạt động của học sinh tiểu học.

Trong quá trình tham gia các HĐTN, HS nhận thức tốt, tích cực, chủ động tham gia vào trải nghiệm sẽ dễ dàng hình thành những năng lực của bản thân như: năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác hay sáng tạo. Khi HS tham gia hoạt động tích cực thì khi đó HĐTN đạt hiệu quả. Ngược lại, các HĐTN sẽ kém hiệu quả khi HS khơng tích cực chủ động tương tác và bị gượng ép, đối phó. Vì vậy, sự nhận thức và tích cực của HS khi tham gia HĐTN cũng là một trong những yếu tố ảnh

hưởng không nhỏ đến hiệu quả của tổ chức HĐTN.

1.6.1.4. Nhận thức của các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường (Ban chi hội, cha mẹ HS) về hoạt động trải nghiệm.

Chỉ khi các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đặc biệt là ban đại diện CMHS hiểu hết về ý nghĩa, tầm quan trọng của HĐTN thì việc tổ chức các HĐTN mới nhận được sự quan tâm phối hợp chặt chẽ. Đồng thời, gia đình cùng với nhà trường, xem xét và đánh giá hiệu quả quản lý HĐTN, từ đó phối hợp với nhà trường để tổ chức các hoạt động TN đạt hiệu quả.

Các hoạt động GD của nhà trường trong đó có HĐTN muốn đạt được mục tiêu thì cần duy trì được sự phối hợp giữa các lực lượng GD. Đây được xem là một nguyên tắc đảm bảo chất lượng hoạt động.

1.6.2. Yếu tố khách quan

1.6.2.1. Chương trình giáo dục phổ thơng 2018

HĐTN là một hoạt động giáo dục cần thiết trong nhà trường. Các HĐTN này được tổ chức chủ yếu bởi các GVCN, GVTPT Đội. Từ đó hình thành nên các năng lực phẩm chất cần thiết cho HS. HĐTN ở chương trình GDPT 2018 khá thống nhất với hoạt động GDNGLL ở chương trình hiện hành song cũng có những điểm khác biệt nho nhỏ. Cụ thể:

-Vị trí và vai trị: HĐTN và HĐGDNGLL đều là hoạt động giáo dục có mối liên hệ với các hoạt động dạy học. Tuy nhiên HĐTN là một hoạt động bắt buộc trong chương trình PT2018, được tổ chức theo tiết giống như mơn học. Cịn HĐ GDNGLL được tổ chức ngoài giờ học .

-Mục tiêu: HĐTN giúp HS hình thành các năng lực phẩm chất, giúp HS tích luỹ những kinh nghiệm riêng và có cơ hội phát huy sự sáng tạo của mình. HĐGDNGLL giúp HS mở rộng, củng cố kiến thức đã học về các lĩnh vực đời sống, có các KN thiết yếu và nhân cách tốt.

- Nội dung: HĐTN gồm có các nội dung như hướng vào bản thân, hướng đến tự nhiên, xã hội và hướng nghiệp. Còn HĐGDNGLL chưa có chương trình thống nhất mà thực hiện tuỳ thuộc hướng dẫn của từng năm học và gồm các nội dung như: giáo dục truyền thống đạo đức, môi trường, kĩ năng sống, ….

- Phương pháp hình thức: HĐTN và HĐ GDNGLL đều có hình thức giống nhau. Đều hướng đến phát huy tính chủ động tích cực và các phẩm chất, kĩ năng cần thiết cho HS.

- Các loại hình hoạt động: HĐTN có 4 loại hình chủ yếu đó là sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động theo chủ đề và hoạt động câu lạc bộ. Khác với HĐTN, HĐGDNG lên lớp chủ yếu là sinh hoạt dưới cờ, hoạt động ngoài giờ lên lớp ( chưa có chương trình khung), hoạt động giáo dục theo chủ điểm tháng.

- Đánh giá: HĐTN được đánh giá bởi nhiều đối tượng như GV, HS, gia đình thơng qua biểu hiện cụ thể như việc tham gia hoạt động, qua sản phẩm của HS. Đối với HĐGDNGLL việc đánh giá thông qua sự phát triển về nhận thức, kĩ năng, thái độ của HS qua việc quan sát, trò chuyện, hay qua sản phẩm trải nghiệm. Đối tượng tham gia đánh giá chỉ có tự HS, tập thể, thầy cơ.

1.6.2.2. Các văn bản pháp lý về đổi mới giáo dục phổ thông.

Các văn bản pháp lý được ban hành đầy đủ, kịp thời và cụ thể cũng là những căn cứ thuận lợi để nhà trường tổ chức được các HĐTN theo hướng phối hợp các lực lượng.

1.6.2.3. Những yêu cầu đổi mới về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức HĐTN

Để HĐTN ln là các hoạt động hấp dẫn thu hút HS thì nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức của các HĐTN ln có những u cầu đổi mới như sau:

- Về nội dung: chương trình được thiết kế với phạm vi rộng xuyên suốt từ tiểu học đến THPT. Các nội dung đa dạng mang tính tổng hợp kiến thức kĩ năng ở nhiều lĩnh vực học tập, lĩnh vực giáo dục như giáo dục đạo đức, giá trị sống, kĩ năng sống…Các nội dung cần gần gũi với đời sống, thiết thực gắn bó với nhu cầu thực tế của HS từ đó hình thành năng lực phẩm chất cho HS phù hợp xã hội hiện đại. Chính những yêu cầu này địi hỏi các nhà giáo dục cần có những năng lực nhất định để tổ chức tốt các HĐTN cho HS.

- Về phương pháp, hình thức: sử dụng các phương pháp hình thức phong phú đa dạng, các hoạt động TN được tổ chức với nhiều địa điểm trong ngoài trường khác nhau. Do vậy cần có sự tham gia tổ chức của nhà trường, gia đình.

1.6.2.4. Điều kiện cơ sở vật chất, nguồn kinh phí tổ chức hoạt động trải nghiệm.

Để tổ chức được các HĐTN cần có được các điều kiện về cơ sở vật chất cũng như nguồn kinh phí tổ chức đối với những hoạt động được tổ chức bên ngoài nhà trường. Chính vì thế, HĐTN ln cần đến sự ủng hộ, hỗ trợ và tham gia của gia đình và xã hội. Tùy nội dung, tính chất của HĐTN, tùy điều kiện thực tế của mỗi gia đình và thành viên của cộng đồng xã hội mà sự ủng hộ, hỗ trợ và tham gia của họ có thể về những mặt khác nhau (về nội dung chuyên môn, sư phạm, về tài chính, CSVC hoặc về tinh thần), có thể ở những mức độ khác nhau… Đây là những lực lượng hỗ trợ nhân lực, vật lực, tài lực kết hợp cùng các lực lượng giáo dục trong nhà trường để tổ chức thành công các HĐTN.

Tiểu kết chương 1

Ở chương 1, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm ở các trường tiểu học theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục. Tác giả tập trung trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu và làm rõ các khái niệm cơ bản, tìm hiểu HĐTN ở trường tiểu học, HĐTN ở trường tiểu học theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục và quản lý hoạt động TN ở trường tiểu học theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục. Hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐTN ở trường tiểu học theo hướng phối hợp như: Năng lực quản lý của Hiệu trưởng; Năng lực tổ chức HĐTN của GVCN và GV tổng phụ trách Đội; Đặc điểm nhận thức và ý thức tham gia hoạt động của HS tiểu học; Nhận thức của lực lượng giáo dục ngoài nhà trường về HĐTN; Chương trình giáo dục PT 2018; Các văn bản pháp lý về đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức HĐTN; Điều kiện cơ sở vật chất nguồn kinh phí. Tác giả đã đi sâu phân tích các nội dung quản lý HĐTN ở các trường tiểu học theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục theo hướng tiếp cận chức năng quản lý bao gồm: lập kế hoạch HĐTN ở trường tiểu học theo hướng phối hợp các lực lượng GD; Tổ chức bộ máy HĐTN ở trường tiểu học theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục; Chỉ đạo hoạt động TN ở trường tiểu học theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục; và kiểm tra, đánh giá kết quả HĐTN ở các trường tiểu học theo hướng phối hợp. Những nội dung trình bày ở chương 1 sẽ là cơ sở để tác giả phân tích, đánh giá thực trạng ở chương 2 và đề xuất giải pháp hoàn thiện ở chương 3 của luận văn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ XÃ MỸ HÀO, TỈNH HƯNG YÊN

THEO HƯỚNG PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG GIÁO DỤC 2.1. Khái quát tình hình giáo dục thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên

2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên là một vùng đất thuộc đồng bằng Bắc bộ, nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh Hưng Yên, là một cực trong tam giác phát triển cơng nghiệp, dịch vụ phía Bắc của tỉnh Hưng Yên (Như Quỳnh – Văn Giang – Phố Nối), là trung tâm cơng nghiệp, dịch vụ, tài chính của tỉnh Hưng n. Thị xã Mỹ Hào có địa giới hành chính như sau: Phía Bắc: giáp huyện Văn Lâm; Phía Nam: giáp huyện Ân Thi; Phía Tây: giáp huyện n Mỹ; Phía Đơng: giáp huyện Cẩm Giàng, huyện Bình Giang (tỉnh Hải Dương). Diện tích tự nhiên thị xã Mỹ Hào là 7.936 ha, có 13 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn là Bần Yên Nhân và 12 xã, phường (Nhân Hịa, Phan Đình Phùng, Dị Sử, Phùng Chí Kiên, Cẩm Xá, Dương Quang, Bạch Sam, Xuân Dục, Hưng Long, Minh Đức, Ngọc Lâm, Hịa Phong). Đây là một trung tâm phát triển cơng nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng Thủ đơ, nó có các tuyến đường huyết mạch chạy qua: QL5A, QL39A, QL38, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đường vành đai 4 Hà Nội, đường sắt Hà Nội – Hải Phịng.

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Năm 2021, KT-XH trên địa bàn thị xã Mỹ Hào có nhiều khởi sắc. Tổng giá trị sản xuất ước đạt hơn 30 nghìn tỷ đồng. Giá trị hàng xuất khẩu ước đạt 145,9 triệu USD. Thu ngân sách Nhà nước vượt kế hoạch đề ra. Thương mại, dịch vụ phát triển ổn định. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hố ln được quan tâm. Năm 2022, UBND thị xã đề ra một số mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm: Đẩy mạnh hoạt động thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ; tập trung phát triển những ngành công nghiệp mũi nhọn, có tiềm năng, lợi thế, giá trị gia tăng cao; tập trung quản lý, khai thác tốt nguồn thu ngân sách; tăng cường đầu tư xây dựng cơ bản, phát triển đơ thị Mỹ Hào; thực hiện tốt các chính

sách an sinh, xã hội và cải thiện đời sống Nhân dân; bảo đảm quốc phịng, an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội…

2.1.3. Tình hình phát triển giáo dục Tiểu học của Thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên

Ngành giáo dục tiểu học của Tỉnh Hưng Yên trong những năm gần đây ngày càng có nhiều thay đổi về quy mơ và chất lượng. Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra mục tiêu và một số giải pháp huy động các nguồn lực nhằm xây dựng các trường học hiện đại, tiên tiến ở cấp học Tiểu học, nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Đồng thời, cùng Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hưng Yên hoàn thành thắng lợi các mục tiêu Đại hội nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.

Tồn thị xã Mỹ Hào có 15/15 trường Tiểu học thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục 2006 và CTGDPT 2018. Trong các nhà trường, đội ngũ GV thường xuyên đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động GD, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Một số các trường đảm bảo CSVC, đồ dùng để thực hiện tốt các hoạt động dạy học và giáo dục. Nhiều trường đã được tu sửa, xây mới thêm phòng lớp học, nhiều khối cơng trình đang được hồn thành và chuẩn bị đưa vào sử dụng; nhiều thiết bị phục vụ công tác quản lý và dạy học được trang bị; cảnh quan các nhà trường được tu sửa ngày càng khang trang, xanh - sạch - đẹp và thân thiện. Năm học 2021-2022, có 100% các trường tổ chức Hội thi GVG cấp trường. Có 47 giáo viên dự thi GVDG cấp thị xã và 45/47 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp thị xã.

Quy mô, mạng lưới 15 trường tiểu học hiện nay (14 trường công lập, 1

trường tư thục) được tiếp tục duy trì và phát triển. Hệ thống cơ sở giáo dục công lập

ổn định, các cơ sở giáo dục ngồi cơng lập được khuyến khích mở rộng (nhất là đối với mầm non, tiểu học), đáp ứng cơ bản sự gia tăng sĩ số học sinh và nhu cầu học tập của con em nhân dân thị xã. Cụ thể số lượng trường Tiểu học công lập trên địa bàn thị xã Mỹ Hào trong 4 năm gần đây như sau:

Bảng 2.1. Thống kê số lượng các trường tiểu học trên địa bàn Thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2019-2022

Năm học Loại hình Số trường Số lớp Số HS Số CBGV, NV

2018-2019 Công lập 13 296 12295 320 2019-2020 Công lập 14 307 12550 335 2020-2021 Công lập 14 310 12680 346 2021-2022 Công lập 14 315 12787 350

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Mỹ Hào)

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm ở các trường tiểu học theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục, từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục để đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng hoạt động trải nghiệm ở các trường tiểu học thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục.

- Thực trạng quản lý HĐTN ở các trường tiểu học thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục.

- Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động trải nghiệm ở các trường tiểu học thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục.

2.2.3. Phương pháp khảo sát

Xây dựng một bảng hỏi cho các đối tượng trên; khảo sát.

Tổng hợp số liệu của các phiếu điều tra thể hiện qua các bảng biểu số liệu, từ đó đánh giá mức độ nhận thức, tổ chức thực hiện các nội dung khảo sát.

2.2.4. Cách cho điểm và thang đánh giá* Chuẩn cho điểm * Chuẩn cho điểm

Câu hỏi 4 mức độ trả lời, cho điểm theo các mức:

4 điểm.

Mức 2: Quan trọng, Thỉnh thoảng; Ảnh hưởng; Khá; Cần thiết; Tham gia phối hợp với GVCN : 3 điểm.

Mức 3: Ít quan trọng, Hiếm khi; Ít ảnh hưởng; Trung bình; Ít cần thiết; Chỉ tham

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý hoạt động trải nghiệm ở các trường Tiểu học thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên (Trang 40)

w