TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ “A-LẠI-DA THỨC

Một phần của tài liệu chanhphap-127-06-22- (Trang 47 - 48)

Theo truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy thì hệ thống tâm lý của con người cĩ sáu thức. Khi giác quan thuộc phần thân thể là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý tiếp xúc với đối tượng bên ngồi là sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp thì cĩ sáu cái biết, đĩ là Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức và Ý thức.

Khi Phật Giáo Đại Thừa xuất hiện, ngồi sáu thức trên người ta thấy cĩ thêm thức thứ Bảy là Mạt-Na và thức thứ Tám là A-Lại-Da. Các nhà nghiên cứu Phật học cho rằng A-Lại-Da thức là một khái niệm quan trọng của Duy Thức tơng. Trước khi tìm hiểu A-Lại-Da thức cĩ cơng năng như thế nào đối với đời sống của con người, chúng ta cùng lướt qua vài nét về Duy Thức để xem từ đâu mà cĩ khái niệm A-Lại-Da thức này.

II. VÀI NÉT VỀ DUY THỨC TƠNG

Duy Thức Tơng là một trường phái Phật Giáo Đại Thừa. Phái này cĩ nhiều tên gọi, nhưng phổ thơng nhất là Duy Thức và Du Già Hành.

- Gọi là Duy Thức, vì trên phương diện lý

thuyết, trường phái này chủ trương tất cả những gì chúng ta nhận thức trong tâm chỉ là “hình

tượng” của thế giới bên ngồi, được phản chiếu

lên tâm của chúng ta do thức biến hiện.

Ngồi sáu loại thức quen thuộc mà Phật Giáo Nguyên Thủy nĩi đến, Duy Thức phái đề xướng thêm hai loại thức vi tế hơn tạo thành “hệ thống

tám thức”. Trong đĩ năm thức đầu phát xuất từ

năm căn, là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân là Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức được xếp là “tiền ngũ thức”.

Ý thức là thức thứ Sáu. Đối tượng của Ý thức là các pháp bao gồm tất cả mọi hiện tượng thế gian, kể cả những gì xảy ra trong tâm thức của chúng sanh. Thức thứ Bảy là Mạt-Na. Mạt-Na là căn cứ phát sanh Ý thức, nên cịn gọi là Ý Căn. Và sau cùng thức thứ Tám là thức căn bản hay nền tảng vì nĩ chứa tất cả bảy thức trên gọi là A-Lại- Da thức (Ãlaya vijnãna).

- Trên phương diện pháp hành, trường phái

này cĩ tên khác là Du Già Hành (Yogãcãra) theo

nghĩa chiết tự, “ãcãra” là sự thực hành, sự thực tập, “yoga” là du-già. Du Già Hành đặt trọng tâm ở sự “thực hành thiền” với mục tiêu đạt được sự giải thốt tối hậu.

Theo Phật sử, hai anh em tơn giả Vơ Trước và

Thế Thân được xem là đồng khai sáng tơng Duy Thức . Tuy nhiên xét về mặt tư tưởng thì những khái niệm liên hệ đến nền tảng của tám thức, lý duyên khởi, si mê vọng chấp, giác ngộ hay duy thức... thực sự đã được lưu hành trong các bản kinh “Giải Thâm Mật và Lăng Già” từ khoảng một

trăm năm về trước. Hai vị Vơ Trước và Thế Thân đã cĩ cơng nghiên cứu, khai triển và hệ thống các khái niệm này thành những tác phẩm giá trị và lấy đĩ làm nền tảng cho trường phái Duy Thức sau này.

III. TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ “A-LẠI-DA THỨC THỨC

“A-Lại-Da” âm từ tiếng Phạn “Ãlaya”, cĩ

nghĩa là “cái kho chứa”, danh từ Hán-Việt là

“Tàng”. Gọi là “Tàng” vì A-Lại-Da thức chứa tất cả

những hành vi, ý nghĩ do chúng sanh gây ra từ thân, miệng, ý. Nĩ là một cái kho vơ hình khổng lồ, dung chứa tất cả những tác động thiện ác, vui buồn, hữu lậu hay vơ lậu từ nhiều đời nhiều kiếp của chúng sanh, gọi chung là chủng tử. Các chủng tử cùng loại, cùng tính cách trong A-Lại-Da thức sẽ tự thu hút nhau thành từng nhĩm như: chủng tử tham lam trộm cắp gom lại thành một nhĩm, chủng tử ghen ghét, bất mãn, sân hận quy tụ lại thành một nhĩm v.v... Tuy sắp xếp lại thành từng nhĩm, nhưng chúng khơng hề nằm yên mà tác dụng lẫn nhau sanh ra những hành động tạo chủng tử mới. Thí dụ như các chủng tử vọng ngữ

“nĩi xấu hay hung dữ” tác động lẫn nhau khiến cho chúng sanh ngày càng hay “nĩi xấu” người khác nhiều hơn, đĩ gọi là “chủng tử sinh chủng

tử” (tương sinh)...

Nếu như một người lỡ “lấy nhằm” tiền bạc hay vật dụng của người khác, nhưng lại thường hay cĩ hành động “bố thí giúp đỡ” người hoạn nạn nhiều hơn tiền bạc đã lỡ cầm nhầm, thì “các chủng tử bố

thí” sẽ hĩa giải phần nào chủng tử “ăn cắp” làm

cho chủng tử này yếu dần đi (tương diệt).

Như vậy các chủng tử tuy ở dạng tiềm ẩn nhưng chúng cĩ tính cách tương duyên, tương sinh, tương diệt. Những chủng tử này chính là lậu hoặc cịn gọi là nghiệp. Khi nĩ đủ mạnh, tức chín muồi chúng sẽ hiện hành thành sự kiện xảy ra trong thực tế. Đĩ là lúc “Nghiệp trổ ra trong thực

tế”.

Do đĩ, chúng ta cĩ thể hiểu Nghiệp cĩ hai loại: “Bất định nghiệp và định nghiệp”. Bất định nghiệp là các chủng tử cịn tiềm ẩn, cĩ thể chuyển hĩa được bằng cách tu tập. Cịn định nghiệp khơng thể thay đổi vì chủng nghiệp đã chín muồi, đủ điều kiện, đến lúc phải hiện hành, cho nên A- Lại-Da thức cũng cĩ tên khác là “Dị thục thức”.

Dị là khác biệt, thục là chín muồi. Dị thục cĩ ba ý nghĩa:

1) Dị thời nhi thục: Chủng tử nghiệp

TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ “A-LẠI-DA THỨC”

Thích Nữ Hằng Như

khơng hiện hành liền mà phải trải qua một thời gian chủng tử nghiệp chín muồi mới trổ quả.

2) Dị loại nhi thục: Khi

nghiệp chín muồi, lúc hiện hành thì chuyển sang loại khác. Thí dụ như chủng tử ăn cắp tiền bạc của cải người khác, khi chín muồi sẽ trổ nghiệp. Khi nghiệp trổ thì người này cũng bị thất thốt tiền bạc, của cải, nhưng khơng phải do người bị cắp trước kia lấy lại, mà do chính mình làm ăn thất bại, tiền bạc nhà cửa tiêu tan, hay do con cái tiêu xài phá của v.v... Đĩ là quả trổ khác loại (dị loại) khi nghiệp chín muồi.

3) Biến dị nhi thục:

Nghiệp đủ điều kiện hiện

hành nhưng biến đổi. Thí dụ như mình vơ ý hay

cố tình giết hại chim muơng, gà, vịt, cơn trùng, kiến, gián... Khi nghiệp trổ khơng phải những con vật bị mình giết quay lại giết hại mình, mà khi quả báo trổ, thân mang nhiều bệnh tật, trị hồi khơng hết, người ta nĩi đĩ là “bệnh nghiệp”.

Tĩm lại, A-Lại-Da thức là một dịng tâm thức biến đổi khơng ngừng. Tất cả những hành vi, lời nĩi, vọng tưởng sanh khởi trong A-Lại-Da thức sẽ kéo theo nhiều vi tế Tưởng cùng phát sanh. Các pháp này luơn luơn ở trong hai trạng thái hoặc là

hiện hành tức thế giới hiện tượng, hoặc là

trạng thái tiềm ẩn gọi là chủng tử hay hạt giống,

hạt mầm. Những hạt giống tốt xấu này liên tục tương sanh, tương diệt cho đến khi đầy đủ nhân duyên sẽ “trổ quả” tác động vào đời sống của chúng sanh gọi là hiện hành.

Tùy theo hạt giống nghiệp lực thiện nhiều, hay ác nhiều trong A-Lại-Da thức của mỗi chúng sanh, mà sau khi thân hoại mạng chung sẽ thọ sanh vào cảnh giới tương ưng trong sáu cõi. Khi con người chấm dứt mạng sống, sáu tâm vương đầu sẽ ngưng hoạt động nghĩa là chết trước. Tâm vương thứ Tám là A-Lại-Da thức sẽ thốt ra khỏi thân xác người chết sau cùng. Mạt-Na thức là thức thứ Bảy luơn xem các chủng tử trong A-Lại-Da thức như là của chính mình. Vì đặc tính chấp ngã này, nên nĩ bám theo A-Lại-Da thức đi tái sanh cùng một lúc.

Vì khái niệm A-Lại-Da thức và Mạt-Na thức xuất ra khỏi thân người chết sau cùng, nên nhiều gia đình cĩ người thân qua đời thường được khuyên khơng nên đụng chạm vào thân thể làm phiền người chết trong thời gian mới lâm chung, vì sợ rằng A-Lại-Da thức và Mạt- Na thức vẫn cịn, cĩ nghĩa là người này chưa hồn tồn chết.

Một phần của tài liệu chanhphap-127-06-22- (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)