CƠNG NĂNG CỦA A-LẠI-DA THỨC

Một phần của tài liệu chanhphap-127-06-22- (Trang 48 - 49)

1. Năng tàng (Kho chứa): A-Lại-Da thức

cĩ cơng năng chứa đựng, duy trì và bảo tồn tất cả những gì được chứa trong nĩ, bất kể pháp “hữu

lậu” bao gồm các pháp tạp nhiễm tốt cĩ, xấu cĩ,

lành cĩ, ác cĩ... do chúng sanh đã làm, cĩ kinh nghiệm, cĩ nhận thức về những hành vi, những suy nghĩ, hay các pháp “vơ lậu” là các pháp thanh

tịnh thuộc về thánh hiền.

Nhờ cĩ khả năng này mà các pháp đã lập khơng bao giờ bị tiêu mất, nĩ vẫn luơn tồn tại trong trạng thái chủng tử, hoặc ở trong trạng thái hiện hành. Nhìn chung, thì A-Lại- Da thức chính là bản thân của Nghiệp. Nghiệp là do chúng sanh tạo ra qua thân, khẩu, ý. Nghiệp được phân loại, cất giữ trong A-Lại-Da thức khơng bao giờ mất, nĩ luơn tồn tại và chờ điều kiện thuận tiện sẽ hiện hành thành quả báo. Quả báo như thế nào là do giá trị nặng nhẹ thiện ác của con người gây ra.

2. Sở tàng (đối tượng của

năng tàng): A-Lại-Da thức

khơng phải chỉ là kho tàng chứa các hạt giống gọi là Năng tàng như trên, mà nĩ cũng chính là những hạt giống chứa trong Tàng thức gọi là Sở tàng. Cho nên Tàng thức ở đây vừa là chủ thể, là kho chứa, vừa là những hạt giống chứa trong kho. Cơng năng của chủ thể hay đối tượng luơn linh động biến chuyển. Các chủng tử trong Tàng thức khi chín muồi sẽ trở thành sự kiện hiện hành. Các hiện hành (nghiệp trổ) này, sanh ra những tư tưởng, hành động mới. Các tín hiệu mới rơi trở lại vào Tàng thức thành chủng tử mới. Sự hoạt động này hồn tồn trong vơ thức, ý thức của chúng ta khơng can thiệp được.

3. Ngã ái chấp tàng: A-Lại-Da thức là cái

nơi, là nơi phát sanh ra Mạt-Na thức, là ơng chủ của Mạt-Na, nhưng Mạt-Na lại nắm lấy ơng chủ, xem hiện thân ơng chủ và tồn bộ các chủng tử trong A-Lại-Da thức chính là nĩ, của nĩ, thuộc về nĩ, nên nĩ yêu thương và bảo vệ. Do vậy mà Tàng thức trở thành đối tượng chấp ngã của thức Mạt-Na. Vì sự liên hệ này nên Tàng thức bị gọi là

“ngã ái chấp tàng”.

4. Cơng năng biến hiện: Biến hiện là

cơng năng quan trọng của A-Lại-Da thức. Đĩ là khả năng làm biến chuyển các chủng tử của các pháp, làm cho chúng chín muồi, chờ cĩ điều kiện thuận tiện là phát hiện thành hiện tượng (hiện hành). Trong thời gian này các chủng tử ở trong trạng thái tiềm ẩn, vẫn khơng ngừng chuyển biến theo định luật nghiệp báo. Nếu chúng được tiếp tục nuơi dưỡng, phát triển bằng cách gia tăng thêm các chủng tử mới cùng loại, thì khi đủ sức mạnh tức đủ duyên các chủng tử tiềm ẩn này sẽ hiện hành. Nếu các chủng tử này khơng được nuơi dưỡng thì sẽ bị yếu đi khĩ hiện hành, hoặc cĩ thể bị đồng hĩa bởi các chủng tử khác mạnh hơn, để cuối cùng bị tiêu mất khơng cịn hiện hành nữa.

Bàn về con người, thì sự sinh diệt của một đời người chỉ là sự thay đổi trong quá trình biến chuyển của cả dịng sống. Khi con người chết đi, những “chủng nghiệp” dung chứa trong A-Lại-Da thức vẫn tương tục biến chuyển, và từ trong dạng tiềm ẩn chúng sẽ hiện thành một sinh mạng mới, trong một mơi trường sống mới, tùy theo bản chất và giá trị của tổng thể nghiệp lực. Về phương diện này A-Lại-Da thức được xem là thức tái sinh, nĩ mang theo tất cả hạt giống nghiệp và tạo nên mối

liên kết giữa đời sống này với đời sống kế tiếp. Lưu ý một điểm quan trọng là theo học thuyết “Nhân quả nghiệp báo”, con người sau khi chết khơng phải là chấm dứt mà tái sanh vào một trong sáu cõi tùy theo nghiệp lực của mỗi chúng sanh đã tạo ra. Về vấn đề này chỉ cĩ bậc giác ngộ đắc “Thiên nhãn minh” như Đức Phật Thích Ca

mới cĩ thể nhìn thấy xuyên thấu chúng sanh tái sanh vào cõi nào sau khi chết, chứ phàm nhân như chúng ta thì khơng thể nào biết rõ được.

5) Vơ thỉ vơ chung: A-Lại-Da thức đã cĩ

trước khi chúng sanh ra đời. Khi chúng sanh đĩ chết rồi nĩ vẫn khơng biến mất. Và cứ như thế A- Lại-Da thức của mỗi con người cĩ mặt từ đời này sang đời khác. Trải qua trăm ngàn muơn kiếp đời sống cá nhân đĩ vẫn tiếp nối, nhưng chưa ai xác định A-Lại-Da thức xuất hiện vào lúc nào, và chấm dứt khi nào trên dịng sống của con người, nên nĩi A-Lại-Da thức khơng những “vơ thỉ” mà

cũng “vơ chung”.

Một phần của tài liệu chanhphap-127-06-22- (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)