8. Đóng góp của luận văn
2.1. Tổ chức nghiên cứu
2.1.1. Đôi nét về địa bàn nghiên cứu
Để chọn mẫu nghiên cứu cho đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên 10 trường Mầm non công lập thuộc khu vực nội và ngoại thành Tp.HCM. Để tìm hiểu nhận thức và thực trạng biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ của BGH và GV các trường Mầm non Tp.HCM, chúng tôi tiến hành khảo sát số lượng khách thể như sau:
Danh sách 10 trường tiến hành khảo sát:
Bảng 2.1. Danh sách các trường Mầm non khảo sát.
Stt Tên trường Số lượng
1 Trường Mầm non Bình An – Q.2 6
2 Trường Mầm non Hồng Nhung - Q.Gò Vấp 6 3 Trường Mầm non Sơn Ca – Huyện Hóc Mơn 12
4 Trường Mầm non 10 – Q.11 6
5 Trường Mầm non Sen Hồng - Q.Bình Tân 20
6 Trường Mầm non Hoa Lan - Q.Gò Vấp 6
7 Trường Mầm non 6 – Q.3 6
8 Trường Mầm non Hoa Hồng - Q.Bình Tân 6
9 Trường Mầm non Rạng Đông 10 - Q.6 6
10 Trường Mầm non 19/5 - Q.10 6
Tổng cộng 80
Sơ lược về khách thể chọn nghiên cứu: * Về trình độ chun mơn:
Bảng 2.2. Trình độ chun mơn của BGH, GV các trường khảo sát.
Trung cấp 7 8.75
Cao đẳng 34 42.50
Đại học 39 48.75
Tổng cộng 80 100.0
* Về thâm niên công tác:
Bảng 2.3. Thâm niên công tác của BGH, GV các trường khảo sát.
Thâm niên công tác Số lượng Tỉ lệ %
1-5 năm 16 20.00
6-10 năm 33 41.25
11-15 năm 15 18.75
từ 16 năm trở lên 16 20.00
Tổng cộng 80 100.0
Từ số liệu thống kê ở 2 bảng trên cho ta thấy:
* Về trình độ chun mơn: theo Điều lệ trường mầm non qui định, trình độ chuyên môn đạt chuẩn dành cho GVMN các trường là từ Trung học sư phạm trở lên; dành cho BGH là từ Cao đẳng sư phạm trở lên. Nhìn vào bảng thống kê và sơ đồ, ta thấy các trường có tỉ lệ GV và BGH đạt trên chuẩn khá cao (chiếm 48,75% ở trình độ Đại học và chiếm 42,50% ở trình độ Cao đẳng). Hơn nữa, do áp lực trước nhu cầu của phụ huynh cũng như công cuộc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục của các trường mầm non và quá trình giáo dục cả nước nói chung địi hỏi GV và BGH khơng ngừng tham gia học tập, trao dồi nâng cao trình độ.
* Về thâm niên công tác: đa số GV và BGH có thâm niên cơng tác và kinh nghiệm giảng dạy lâu năm từ 6-10 năm (chiếm 41,25%). Do đặc trưng của lớp trẻ 5-6 tuổi là chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông nên đa số GV phụ trách các lớp trẻ 5-6 tuổi thường là những GV có kinh nghiệm, chun mơn thâm niên công tác tối thiểu 3 năm trong ngành. Đội ngũ quản lý, BGH các trường với vai trò là những người đứng đầu cơ sở, chịu trách nhiệm cao nhất về hành chính và chun mơn của nhà trường cho nên các thành viên trong BGH cũng phải là những thành viên ưu tú, có thời gian cơng tác trong ngành tối thiểu từ 3 năm trở lên với vai trị của Hiệu phó và 5 năm trở lên với vai trị của Hiệu trưởng.
Nhìn chung các trường đều có cơ sở vật chất khang trang, lớp học rộng rãi có đủ đồ dùng, đồ chơi mới, lớp học ưu tiên dành cho trẻ sinh hoạt và học tập nhằm đáp ứng yêu cầu mới hiện nay. Đa số BGH và GV các trường có trình độ chuyên môn trên chuẩn và kinh nghiệm lâu năm. Theo Thông tư Số: 17/2009/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ký ngày 25/07/2009 bắt đầu từ năm học 2009- 2010 các trường áp dụng chương trình giáo dục mầm non 2009 và theo Thông tư Số: 23/2010/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ký ngày 22/07/2010 từ năm học 2010- 2011 bắt đầu áp dụng bộ chuẩn phát triển của trẻ em 5 tuổi. Và cũng từ năm học 2011- 2012 các trường mầm non đã quan tâm, chú ý đến việc phát triển kỹ năng sống cho trẻ. Các kỹ năng sống được lồng ghép vào trong các chủ điểm của từng tuần, từng tháng. Và chú trọng đến việc tập huấn phương pháp giảng dạy kỹ năng sống cho GV trong trường.
Tóm lại:Địa bàn và số lượng mẫu khách thể khảo sát theo nhận định của chúng tôi là đã đạt về số lượng và mang tính đại diện để khảo sát thực trạng biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi.
2.1.2. Khái quát về quá trình tổ chức nghiên cứu thực trạng
2.1.2.1. Mục đích khảo sát
Tìm hiểu thực trạng sử dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại một số trường mầm non ở Tp.HCM.
2.1.2.2. Nội dung khảo sát
- Thực trạng nhận thức của BGH và GVMN về kỹ năng tự bảo vệ với trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở các trường mầm non tại Tp.HCM.
- Thực trạng sử dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tại Tp.HCM.
- Tìm hiểu những khó khăn của GVMN trong q trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ.
- Đề xuất biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ của BGH, GVMN. * Công cụ thực hiện khảo sát:
- Phiếu quan sát các biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ của giáo viên cho trẻ trong các giờ học, hoạt động vui chơi trong lớp và vui chơi ngoài trời (phụ lục 4).
- Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho BGH, GVMN nhằm tìm hiểu nhận thức và biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số trường mầm non, Tp.HCM (phụ lục 5).
- Phiếu phỏng vấn BGH, GVMN (phụ lục 6).
- Kế hoạch giảng dạy ở lớp 5-6 tuổi của một số trường trên địa bàn nghiên cứu (phụ lục 2).
2.1.2.3. Nhiệm vụ khảo sát
Tổng hợp và xử lý các phiếu quan sát, phiếu trưng cầu ý kiến, phiếu phỏng vấn sâu GV và BGH tại các trường trên địa bàn nghiên cứu; đồng thời tiến hành phân tích kế hoạch giáo dục ở lớp 5-6 tuổi của một số trường mầm non trên địa bàn nghiên cứu để khái quát bức tranh thực trạng.
2.1.2.4. Phương pháp khảo sát
- Dựa vào phiếu quan sát tiến hành quan sát các biện pháp GVMN sử dụng để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thuộc địa bàn nghiên cứu.
- Phát phiếu trưng cầu ý kiến cho 70 GV dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, 10 người trong BGH của 10 trường mầm non.
- Tiến hành phỏng vấn một số người trong BGH và GVMN.
- Nghiên cứu sản phẩm hoạt động của GVMN trong kế hoạch năm, tháng, tuần, ngày theo chủ đề của một số trường trên địa bàn nghiên cứu.