5-6 tuổi ở một số trường mầm non, Tp .HCM
2.2.2. Thực trạng thực hiện các nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo
giáo 5-6 tuổi ở một số trường Mầm non, Tp.HCM
Dựa vào thông tin thu được từ các phiếu trưng cầu ý kiến, chúng tôi nhận thấy nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường khảo sát có những nội dung trùng lắp, nhưng cũng có những nội dung trường này thực hiện nhưng trường kia thì khơng.
Để minh chứng thêm cho thông tin thu được. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát kế hoạch giáo dục của một số trường: Mầm non Sơn Ca, Huyện Hóc Mơn; Mầm non Sen Hồng, Quận Bình Tân và Mầm non 6, Quận 3, về nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ:
• Trường Mầm non Sơn Ca, Hóc Mơn:
- Biết cách sử dụng các đồ vật gây nguy hiểm.
- Khơng thực hiện các hành động có thể gây nguy hiểm.
- Biết tránh các nơi có thể gây nguy hiểm: ổ điện, nhà bếp, ao hồ… - Biết cách ứng xử khi có cháy.
- Biết cách ứng xử với các loại thuốc. - Biết cách ứng xử với các loại hóa chất. - Biết cách ứng xử với nguời lạ.
- Biết cách ứng xử khi đi lạc.
- Dạy các bé gái bảo vệ bản thân tránh các hành vi xâm phạm cơ thể. - Biết các số điện thoại khẩn cấp.
• Trường Mầm non Sen Hồng, Q.Bình Tân:
- Nhận biết và phịng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi khơng an tồn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng.
- Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ.
• Trường Mầm non 6 Q3:
- Biết cách sử dụng một số đồ vật có thể gây nguy hiểm. - Các hành động có thể gây nguy hiểm.
- Không đi theo, nhận quà từ người lạ khi chưa được người thân cho phép.
Tiến hành so sánh nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi hiện nay ở một số trường mầm non với nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục mầm non 2009 và bộ
chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, thì ta thấy hầu hết các trường đã thực hiện theo nội dung trong chương trình và bộ chuẩn.
Từ các phiếu trưng cầu ý kiến, chúng tôi tổng hợp lại những nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non hiện nay đang tiến hành là:
• Tránh xa những nơi nguy hiểm mất vệ sinh; những hành động nguy hiểm: không lại gần người hút thuốc lá, ao, hồ, sông, suối, không lại gần ổ điện và không chơi những vật dụng nguy hiểm, không leo trèo cao…
• Tự bảo vệ khi gặp người lạ; không nhận quà và đi theo người lạ khi chưa được người thân cho phép.
• Những điều cần biết khi đi lạc; cách xử lý khi có cháy.
• An tồn giao thơng; biết ý nghĩa của một số biển cấm, biển báo nơi nguy hiểm, biển báo giao thông cơ bản; biết đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy.
• Giáo dục giới tính khơng để người khác xâm phạm thân thể; biết kêu cứu khi có người làm đau vùng kín…
Như vậy, nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi hiện nay ở một số trường mầm non tập trung vào 3 chủ đề lớn: an tồn ở gia đình, an tồn nơi cơng cộng và an tồn giao thơng. Đặc biệt, nội dung “giáo dục giới tính, tránh xâm phạm thân thể và tình dục” dù trong chương trình và bộ chuẩn không đưa vào nhưng một số trường đã mạnh dạn giáo dục cho trẻ như các trường mầm non Sơn Ca, Huyện Hóc Mơn; trường mầm non 19/5, Quận 10… vì đây là nội dung cần thiết và quan trọng cho trẻ trong điều kiện sống của xã hội hiện đại.
Ngồi ra, có 67/80 phiếu (chiếm tỉ lệ 83,75%) đề xuất nên thống nhất nội dung giáo dục kỹ năng này một cách hệ thống, phù hợp với đặc điểm tâm lí của trẻ 5-6 tuổi và giúp đạt được kết quả mong đợi của chương trình giáo dục mầm non.
Kết quả thực trạng trên đã giúp chúng tôi thiết kế nội dung khảo sát mức độ nhận thức về việc tự bảo vệ của trẻ 5-6 tuổi trước thực nghiệm ở Chương 3. Các nội dung (ND) khảo sát như sau:
• ND 1: Biết không chơi với một số đồ vật nguy hiểm (dao, đinh, kim tiêm, ổ điện, chất tẩy rửa, bật lửa, thuốc pháo, phích nước sơi…).
• ND 2: Biết khơng nên chơi ở những nơi nguy hiểm (nhà bếp, nơi bụi bẩn, có khói thuốc lá, bãi rác, ao, hồ, sơng suối…).
• ND 3: Biết hành động nguy hiểm (xô đẩy, đánh nhau, đá đấm, cắn nhau, chơi trên đường đi …).
• ND 4: Biết cách đội và tháo mũ bảo hiểm.
• ND 5: Biết kêu cứu giúp đỡ và chạy ra khỏi nơi nguy hiểm (đi lạc, té ngã, chảy máu, khó chịu trong người, kẹt thang máy, đám cháy, động đất...).
• ND 6: Biết địa chỉ, số điện thoại nhà, của ba mẹ.
• ND 7: Biết các số điện thoại khẩn cấp: 113 (cơng an), 114 (cứu hỏa), cứu thương (115).
• ND 8: Biết không đi theo và nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép.
• ND 9: Biết ý nghĩa và có ý thức thực hiện theo qui định của một số biển báo giao thông, biển báo nơi nguy hiểm.
• ND 10: Biết các hành vi xâm hại tình dục (ơm, hơn, sờ mó vào bộ phận sinh dục của trẻ khi trẻ chưa đồng ý).