8. Đóng góp của luận văn
1.2. Lý luận về biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
1.2.3. Một số đặc điểm về kỹ năng tự bảo vệ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Ở lứa tuổi mẫu giáo, đặc biệt là đối với trẻ 5-6 tuổi thì sự nhận thức và quá trình lĩnh hội, tích lũy kinh nghiệm, biểu tượng, vốn sống so với các lứa tuổi trước đã khá phong phú hơn. Điều đó giúp trẻ có những nhận biết cơ bản về một số đồ vật khơng an tồn, những nơi nguy hiểm, một số tình huống khó khăn… và có những cách ứng phó và bảo vệ bản thân. Nói cách khác, trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đã có những hiểu biết nền tảng và có kỹ năng tự bảo vệ cho bản thân trẻ. Tuy nhiên, kỹ năng tự bảo vệ của trẻ còn nhiều hạn chế.
Thực tế chúng ta thấy rằng, do đặc trưng tâm lí lứa tuổi mẫu giáo, trẻ 5-6 tuổi thường hay bắt chước các hành động của người lớn. Trẻ rất dễ bị mất tập trung bởi những cảnh vật mới lạ hoặc những đồ vật trong tay trẻ nếu thình lình rơi xuống đất hoặc lăn vào những nơi nguy hiểm như hồ, ao, bể chứa nước, giếng, bụi rậm,… Trẻ sẽ tìm cách đuổi theo mà khơng chú ý đến những nguy hiểm trước mắt. Hơn nữa, trẻ tuổi mẫu giáo ít khi ghi nhớ những điều gì nếu chỉ nói một lần với trẻ. Để trẻ có thể nhớ những gì người lớn dạy, hãy nhẹ nhàng nhắc đi nhắc lại nhiều lần cho đến khi trẻ nhớ.
Nhu cầu khám phá thế giới, môi trường xung quanh là một trong các nhu cầu rất lớn của trẻ. Trẻ ln khao khát tìm tịi, khám phá mọi thứ xung quanh bất kể chúng có an tồn hay không. Đặc biệt, đối với những đồ vật hàng ngày bị người lớn cấm đốn, khơng cho phép được tiếp xúc hoặc chơi thì khi khơng có sự giám sát của người lớn trẻ sẽ tò mò muốn khám phá xem chúng như thế nào.Vì thế, trẻ khơng lường trước được những nguy hiểm có thể gặp phải. Các nguy cơ đó có thể đến từ: đồ chơi trơn trượt, đồ chơi bị gãy hỏng một mắt xích nào đó, hoặc chơi các trị chơi nguy hiểm: trèo cây, vin cành, ném cát – đất vào mặt nhau, trêu nghịch các con vật, chạm vào bơ xe máy đang nóng….
Ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, tư duy của trẻ vẫn mang tính trực quan, sự quan sát và đánh giá của trẻ còn mang đậm màu sắc chủ quan, cảm tính rất dễ bị thuyết phục, nếu những người xấu nắm được đặc điểm tâm lí của trẻ như: thích ăn kẹo, thích xem phim hoạt hình, nhận quà, chơi đồ chơi,… là cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng và dụ dỗ trẻ. Hay trong những tình huống, hiện tượng bất thường nào đó xảy ra như: đi lạc, đám cháy, động đất, bắt cóc, một tai nạn hay một vật gì đó bất ngờ đổ sập xuống trẻ … trẻ thường khơng đủ bình tĩnh để phán
đốn, để quyết định hành động, xử trí như thế nào trong những tình huống như vậy.
Với những đặc điểm về kỹ năng tự bảo vệ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nêu trên thiết nghĩ vấn đề giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ là rất cấp thiết.
1.2.4. Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
1.2.4.1. Khái niệm giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Giáo dục (theo nghĩa rộng – nghĩa xã hội học) là một q trình tồn vẹn hình thành nhân cách được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch, thơng qua các hoạt động và các quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người” [1].
Giáo dục (theo nghĩa hẹp) là bộ phận của quá trình sư phạm (quá trình giáo dục) là quá trình hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những nét tính cách, những hành vi, và thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội thuộc các lĩnh vực tư tưởng chính trị, đạo đức, lao động và học tập, thẩm mỹ, vệ sinh … [1].
Trong mối quan hệ với khái niệm giáo dục theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp nêu trên, tác giả Nguyễn Thị Diệu Hà trong đề tài: “Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động vui chơi” đã trình bày, giáo dục kỹ năng sống là q trình tác động có định hướng, có chủ đích phù hợp với tâm lý đối tượng nhằm bồi dưỡng hoặc làm thay đổi những phẩm chất và năng lực của đối tượng.
Với khái niệm về kỹ năng tự bảo vệ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo tác giả Mai Hiền Lê là khả năng trẻ 5-6 tuổi vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm của trẻ để nhận diện và đồng thời biết cách ứng phó trước các tình huống khó khăn, những hồn cảnh nguy hiểm xảy đến với bản thân và giúp bản thân được an toàn.
Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ có mục tiêu chính là làm thay đổi hành vi của trẻ từ thói quen thụ động, có thể gây rủi ro, mang lại hậu quả tiêu cực chuyển thành những hành vi mang tính xây dựng, tích cực và có hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân và góp phần phát triển bền vững cho xã hội [9].
Có thể thấy rằng, q trình giáo dục nói chung và q trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng là một q trình giáo dục gồm nhiều thành tố: mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức. Các thành tố có quan hệ mật thiết và có tính biện chứng với nhau, đặc biệt là với phương pháp giáo dục để thực hiện mục tiêu giáo dục, mục đích của q trình sư phạm.
Và như vậy, theo chúng tơi: “Qúa trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi là q trình dưới sự tổ chức, lãnh đạo có mục đích của giáo viên nhằm giúp trẻ trang bị những kiến thức giữ an toàn và học cách nhận biết, thực hành các hành động đúng và kịp thời để bảo vệ bản thân trước các tình huống nguy hiểm”.
1.2.4.2. Các nguyên tắc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi
* Nguyên tắc phát triển tồn diện:
Nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ phải dựa trên sự phát triển toàn diện 5 lĩnh vực nhận thức, thể chất, ngơn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mĩ.
* Nguyên tắc hệ thống:
Quá trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ được tiến hành một cách có hệ thống thể hiện qua nội dung kế hoạch năm, tháng, tuần, ngày. Tổ chức thường xuyên các giờ học có mục đích, có chủ đề giáo dục an toàn, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ trước các tình huống nguy hiểm.
* Nguyên tắc vùng miền:
Như chúng ta đã biết, trẻ em ở thành thị và nông thôn với những điều kiện sống khác nhau thì trẻ sẽ có những kinh nghiệm sống và sự tương tác với môi trường sống khác nhau. Trẻ em ở thành thị sẽ gặp khó khăn khi tiếp xúc với các vật dụng ở nơng thơn như bếp lị, di chuyển trong rừng, cách cư xử với các con vật nuôi. Ngược lại, trẻ em nông thôn khi đi vào thành phố thường gặp khó khăn với cách ứng xử trên đường phố, khi tham gia giao thông, giao tiếp với người lạ. Nói cách khác, trẻ có kinh nghiệm riêng của mình khi nhận thức về mối nguy hiểm. Điều này phụ thuộc vào điều kiện cư trú và giáo dục của gia đình. Nguyên tắc này nhấn mạnh đến vai trị của q trình giáo dục có mục đích các kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ.
* Nguyên tắc phù hợp với đặc điểm lứa tuổi: Có 2 cách tiếp cận:
Cách tiếp cận thứ nhất: quá trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ được phân chia rạch ròi theo từng độ tuổi: nhà trẻ, mẫu giáo (3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi) với nội dung giáo dục đặc thù.
Cách tiếp cận thứ hai: quá trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ được tiến hành theo lớp ghép với nhiều độ tuổi. Nội dung giáo dục phong phú, đa dạng nhằm tạo ra sự tương tác, trao đổi những kinh nghiệm cá nhân giữa các trẻ không cùng độ tuổi với nhau.
* Nguyên tắc phối hợp giữa gia đình và nhà trường:
Mục đích chính của ngun tắc là GV cần thống nhất nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ giữa gia đình và nhà trường. Đề cao vai trò của phụ huynh và gia đình cùng tham gia tích cực trong q trình giáo dục trẻ [48].
1.2.4.3. Vai trị - Ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
* Vai trò:
Kỹ năng tự bảo vệ thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội:
- Thực tế cho thấy, có khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của trẻ, có nhận thức đúng chưa chắc đã có hành vi đúng. Việc rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ chính là những nhịp cầu giúp trẻ biến kiến thức thành thái độ, hành vi, thói quen tích cực, lành mạnh.
- Trẻ có kỹ năng tự bảo vệ phù hợp sẽ ln vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề, tình huống nguy hiểm một cách tích cực và phù hợp hơn. Ngược lại, nếu trẻ khơng có kỹ năng tự bảo vệ sẽ thụ động, có những thái độ, hành vi tiêu cực; sẽ chậm trễ trong việc đưa ra quyết định và phải trả giá cho quyết định sai lầm của mình.
- Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ sẽ thúc đẩy ở trẻ những hành vi mang tính xã hội tích cực; giúp nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội và giảm các vấn đề xã hội. Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cịn giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền của trẻ em, quyền công dân được công nhận trong luật pháp Việt Nam và Quốc tế.
Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ là yêu cầu cấp thiết đối với trẻ:
- Lứa tuổi mầm non, đặc biệt ở độ tuổi 5-6 tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu trí tưởng tượng, ham hiểu biết, thích tìm tịi, khám phá song cịn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị rơi vào những tình huống có thể nguy hiểm, khơng an tồn cho bản thân. Việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ giúp trẻ có thái độ, hành vi, khả năng ứng phó một cách tích cực trong các tình huống nguy hiểm với bản thân cũng như các tình huống khác trong cuộc sống [31].
* Ý nghĩa:
Kỹ năng tự bảo vệ là một trong những kỹ năng nền tảng góp phần giúp trẻ mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng hình thành và phát triển tồn diện nhân cách, sẵn sàng đi
học lớp 1. Chẳng hạn: Khi trẻ được học cách bảo vệ bản thân thì sẽ khơng tạo cơ hội cho những hành vi tiêu cực từ các đối tượng khác phát triển.
Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi có ảnh hưởng đến phát triển toàn diện nhân cách trẻ về các mặt thể chất, tình cảm – xã hội, giao tiếp, ngôn ngữ, nhận thức và sẵn sàng đi học. Cụ thể: giáo dục kỹ năng tự bảo vệ giúp cho trẻ được an toàn, khỏe mạnh, khéo léo, bền bĩ, chủ động, có khả năng thích ứng được với những thay đổi, những khó khăn, thử thách từ cuộc sống [6].
1.2.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Để đảm bảo chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nói riêng cần phải xem xét đến các yếu tố sau:
* Tương tác người dạy và người học:
Nhìn chung, trung tâm của mọi việc trong giáo dục là tương tác giữa người dạy và người học. Điều đó có nghĩa là chất lượng được tạo ra trong quá trình tương tác này.
Chương trình Dakar về hành động giáo dục cho mọi người đã đưa ra nhu cầu đặc biệt về đào tạo giáo viên tốt và các kĩ thuật học tập tích cực để tác động đến giáo dục. Điều này càng quan trọng trong lĩnh vực giáo dục kỹ năng sống – kỹ năng tự bảo vệ, giáo viên cần phải chú ý đến cách dạy, sử dụng các dạng khác nhau của phương pháp tương tác để khích lệ sự tham gia.
* Nội dung; Chương trình và tài liệu giảng dạy:
Tiếp cận kỹ năng tự bảo vệ thể hiện việc vận dụng vào thực tế cuộc sống những kiến thức, thái độ, kỹ năng và sử dụng các phương pháp dạy học tương tác. Với ý nghĩa đó, tiếp cận kỹ năng tự bảo vệ có thể sử dụng để cải thiện bất cứ một chủ đề nào của chương trình nội dung dạy học như: Bản thân, Gia đình, Trường mầm non, Nghề nghiệp, Giao thông, Thế giới thực vật - động vật và những chủ đề khác. Nội dung giáo dục cần phù hợp với kinh nghiệm, nhu cầu của cả trẻ nam và nữ, cũng như nhu cầu của xã hội.
Chương trình và tài liệu giảng dạy, học tập là những thành tố cốt lõi của giáo dục, nó là một thành phần bổ trợ cho người giáo viên giỏi và người học muốn tìm tịi. Do đó, điều quan trọng đối với người biên soạn chương trình là phải tính đến cả người học và người dạy khi xây dựng tài liệu sử dụng cách tiếp cận kỹ năng tự bảo vệ và gắn kết trực tiếp các ví dụ, hình ảnh minh họa với các kinh nghiệm và hứng thú của cả trẻ nam và nữ. Và cần thêm các
phương tiện dạy học như đĩa CD- Rom, đĩa phương tiện, máy chiếu và các phương tiện biểu đạt khác như: ti vi, truyền thanh.
* Quá trình và mơi trường hoạt động:
Việc tổ chức các hoạt động giáo dục đòi hỏi phải có một khơng gian đa dạng, mới lạ, và bầu khơng khí thân thiện cởi mở, lành mạnh, an tồn và có khả năng bảo vệ… có như vậy mới kích thích hứng thú chơi, hoạt động của trẻ và thúc đẩy trẻ rèn luyện kỹ năng theo khả năng của mình. Mơi trường giáo dục khơng chỉ trong nhà trường mà cịn ở gia đình và cộng đồng. Cần phải kết hợp rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ với các điều kiện bổ sung như phát triển môi trường tâm lí xã hội thuận lợi và gắn với các dịch vụ của cộng đồng [9].
1.2.4.5. Nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Mục tiêu giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mầm non là nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, có những kiến thức cơ bản về giữ an toàn; biết được những điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và có cuộc sống hài hịa trong tương lai [6].
Xem xét trong Chương trình giáo dục mầm non được ban hành theo thông tư số 17/2009-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thì nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ được cụ thể như sau:
- Trong lĩnh vực giáo dục phát triển thể chất:
+ Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an tồn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng.
+ Nhận biết và phòng tránh một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ. - Trong lĩnh vực giáo dục phát triển ngôn ngữ:
+ Làm quen với một số kí hiệu trong cuộc sống: kí hiệu giao thơng, kí hiệu nơi nguy hiểm [4].
Bên cạnh đó, nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ còn được đề cập trong Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi được ban hành theo thông tư 23/2010- BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Cụ thể như sau: “Chuẩn 6 – Trẻ có hiểu biết và thực hành an tồn cá nhân” gồm các chỉ số:
+ Chỉ số 21: Nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm. + Chỉ số 22: Biết và khơng làm một số việc có thể gây nguy hiểm.