Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi (Trang 45 - 48)

8. Đóng góp của luận văn

2.2. Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ

vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số trường mầm non, Tp.HCM

2.2.1. Thực trạng nhận thức của BGH, GVMN về kỹ năng tự bảo vệ với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số trường mầm non, Tp.HCM

2.2.1.1. Nhận thức của BGH, GVMN về sự cần thiết của kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Bảng 2.4. Sự cần thiết của kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

Sự cần thiết Số lượng Tỉ lệ %

Rất cần thiết 66 82.50

Cần thiết 14 17.50

Tổng cộng 80 100.0

Kết quả phiếu trưng cầu ý kiến và phỏng vấn cho thấy, BGH và GV đều cho rằng kỹ năng tự bảo vệ rất cần thiết cho trẻ (chiếm 82,50%). Cô P.T.A (GV lớp lá trường mầm non 6) đã khẳng định: “Đây là kỹ năng cần thiết cho trẻ, giúp trẻ thích ứng với cuộc sống hàng ngày và kỹ năng này cũng là một phần của kỹ năng sống”. Cùng quan niệm này, Cô N.T.K.T (GV lớp lá trường mầm non SC) cho rằng: “Xã hội hiện nay đang phát triển, kéo theo nhiều vấn đề phức tạp; việc trang bị kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ là việc làm cần thiết, nó giúp trẻ biết xử lý trong những tình huống khó khăn khi khơng có người lớn bên cạnh tránh được những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra”.

Như vậy, tất cả BGH và các GV tham gia vào nghiên cứu này nhận thức rất rõ về sự cần thiết của kỹ năng tự bảo vệ với trẻ.

Với câu số 2 trong phiếu hỏi: “Nhà trường có giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hay khơng?” thì có đến 73/80 phiếu trả lời “có” (chiếm tỉ lệ 91,25%). Qua đó, thấy rằng các trường mầm non đều đã nhận thức được sự cần thiết và tầm quan trọng của việc trang bị kỹ năng này cho trẻ 5-6 tuổi. Các trường phân bổ thời gian giảng dạy kỹ năng này như sau:

Bảng 2.5. Thời gian giảng dạy kỹ năng tự bảo vệ ở các trường.

Thời gian giảng dạy Số lượng Tỉ lệ %

Xuyên suốt các tháng trong năm học 17 21.25

Lồng ghép trong các hoạt động của trẻ 32 40.00

Từ 2 đến 3 buổi trong 1 tuần 8 10.00

1 buổi trong 1 tuần 16 20.00

Khơng có 7 8.75

Tổng cộng 80 100.0

Nhìn vào bảng, ta thấy ở các trường có sự khác biệt trong sự phân bổ thời gian để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ. Trái với việc nhận thức về sự cần thiết phải trang bị kỹ năng này cho trẻ thì có 32/80 phiếu (chiếm tỉ lệ 40,00%) BGH, GVMN đã dành thời gian lồng ghép giáo dục kỹ năng tự bảo vệ trong các hoạt động của trẻ: giờ học, hoạt động vui chơi trong lớp, ngồi trời…Có 17/80 phiếu (chiếm tỉ lệ 21,25%) BGH, GVMN cho rằng nên tiến hành giáo dục kỹ năng này xun suốt trong năm học. Cịn lại thì cho rằng chỉ dành thời gian từ 1 đến 3 buổi trong tuần để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ; thậm chí có ý kiến

cho thấy khơng có thời gian để giáo dục kỹ năng này. Như vậy, để giáo dục và hình thành kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ thì cần có thời gian và kế hoạch giáo dục cụ thể nhằm giúp trẻ lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng một cách có hệ thống.

2.2.1.2. Nhận thức của BGH, GV về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Bảng 2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

Các yếu tố Số lượng Tỉ lệ %

Do bẩm sinh, trẻ biết từ nhỏ 0 0

Do trẻ dần dần tự biết được thông qua cuộc sống hàng ngày mà không cần sự giúp đỡ của người lớn

1 1.25

Do người lớn giáo dục, tạo môi trường cho trẻ rèn luyện và phát triển kỹ năng tự bảo vệ

79 98.75

Tổng cộng 80 100.0

Nhìn vào bảng trên, có đến 79/80 phiếu (chiếm tỉ lệ 98,75%) cho rằng yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi là: “Do người lớn giáo dục, tạo môi trường cho trẻ rèn luyện và phát triển kỹ năng tự bảo vệ”. Còn lại 1/80 phiếu (chiếm tỉ lệ 1,25%) lại cho rằng: “Do trẻ dần dần tự biết được thông qua cuộc sống hàng ngày mà không cần sự giúp đỡ của người lớn”. Qua đó cho thấy vai trị của giáo dục dưới sự hỗ trợ của người lớn để phát huy tính tích cực của đứa trẻ trong q trình lĩnh hội kiến thức và kỹ năng tự bảo vệ. Đồng thời cho thấy được những hạn chế của “giáo dục tự do”.

Như vậy, đa số BGH và GVMN tham gia vào nghiên cứu này đều có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, sự cần thiết của việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi.

Bên cạnh đó, để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ một cách hiệu quả, BGH và GV các trường cũng đã có một số đề xuất như sau: 78/80 phiếu (chiếm tỉ lệ 97,5%) đề xuất nên tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho GV về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ; 75/80 phiếu (chiếm tỉ lệ 93,75%) đề xuất cung cấp cho GV những tài liệu hướng dẫn giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ và giới thiệu những tài liệu trong nước và nước ngoài (tài liệu dịch) cho GV tham khảo. Ngồi ra, cịn có những đề xuất khác như: GV phải có sự hiểu biết tốt về tâm sinh lý của trẻ; nâng cao nhận thức cho GV và phụ huynh về vai trò quan trọng của kỹ năng tự bảo vệ…

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)