2.3.1.1. Xác định đối tượng nhận tin mục tiêu
Như đã xác định, khách hàng mục tiêu mà tour muốn hướng đến chính là nhóm khách hàng có độ tuổi dao động từ 23-28 tuổi đang sinh sống và làm việc quanh khu vực Hà Nội. Như vậy, đối tượng nhận tin cho việc truyền thơng cũng chính là khách hàng có độ tuổi từ 23-28. Đối với đối tượng từ 23-28 tuổi, họ là những người đã tốt nghiệp đại học được 1 năm và hiện đang đi làm với mức thu nhập khá ổn định. Một nhóm trong số họ có thể đã lập gia đình, tuy vậy họ vẫn có khá nhiều thời gian dành cho việc vui chơi, du lịch. Và ở độ tuổi này, bên cạnh địa điểm “hot”, có cảnh đẹp, nhiều địa điểm check-in sống ảo thì chi phí cũng là vấn đề được quan tâm. Bên cạnh đó, họ sống trong thời đại cơng nghệ, internet phát triển mạnh mẽ, có xu hướng bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng mạng xã hội, bởi các quảng cáo trên mạng, ảnh hưởng bởi bạn bè, đồng nghiệp.
Tại nhà, họ dành thời gian để online nhiều hơn xem TV. Họ thích theo dõi tin tức, nên việc truyền thông marketing cũng cần phải cung cấp nhiều thông tin. Kênh truyền thông họ thường xuyên truy cập và ưa thích nhất là Facebook.
Như đã nói từ trước, họ coi trọng gia đình, bạn bè, và có xu hướng lựa chọn những sản phẩm được người thân, bạn bè tin dùng. Họ tham khảo, tìm hiểu thơng tin thật kĩ trên Internet trước khi ra quyết định mua sản phẩm. Họ sẽ tin tưởng vào điều “mắt thấy, tai nghe”, được xác thực và khách quan từ những người đã từng trải nghiệm hơn là qua các video quảng cáo hoặc lời giới thiệu từ sales. Những bài viết, video trải nghiệm tour, về giá cả so với chất lượng sản phẩm từ các Travel Influencer trên các hội nhóm mạng xã hội Facebook, Instagram, Tiktok… càng có giá trị và mang độ tin cậy cao hơn đối với họ.
Họ có nhận thức nhất định về việc đi du lịch là gì, đi du lịch mang lại lợi ích gì cho bản thân họ, bình thường hóa việc đi du lịch như một nhu cầu trong cuộc sống chứ không hẳn là một việc xa xỉ mà phải ở một dịp trọng đại, hay một giai đoạn quan trọng nào đó trong cuộc đời. Nói về lý do của nhóm đối tượng này khi đi du lịch, có một số lý do chính dẫn đến nhu cầu du lịch được đề cập đến như:
+ Nhu cầu xuất phát từ một mong muốn được đáp ứng một cảm xúc hoặc nhu cầu nào đó của bản thân (Muốn tìm niềm vui, giải tỏa căng thẳng; Muốn khám phá, trải nghiệm; Thỏa mãn đam mê, sở thích; Để hồn thiện bản thân; Hoặc chỉ đơn giản là để lấp đầy một cảm xúc mơ hồ như vì thích một địa danh nào đó hay muốn đi một mình).
+ Nhu cầu cải thiện và phát triển các mối quan hệ (Muốn tận hưởng thời gian cùng bạn bè, người yêu; Muốn tận hưởng thời gian với gia đình).
+ Nhu cầu du lịch xuất phát từ các yếu tố khách quan hoặc tác động bên ngoài (Quyết định đi du lịch vì được truyền cảm hứng bởi những bài viết review, giới thiệu địa điểm hay trên social media; Muốn đi du lịch vì bạn bè, đồng nghiệp rủ rê chứ khơng hẳn xuất phát từ nhu cầu muốn đi du lịch).
Đối với tập khách hành từ 23-28 tuổi này, điều họ cần biết ở một bài truyền thơng chính là những thơng tin cụ về sản phẩm mà họ đang quan tâm, cụ thể là về giá cả, thời gian, địa điểm sẽ tới. Một bài truyền thông phải mang lại cho họ cảm giác an toàn. Trong trường hợp họ đã biết về địa điểm du lịch đó rồi, bài truyền thơng cầntruyền cảm hứngđể kích thích nhu cầu mua sắm của họ.
Nhắc đến Đà Lạt - là nhắc đến sự yên bình, an yên, hay là trào lưu “bỏ phố về rừng” đang được đề cập khá nhiều, nhất là ở giới trẻ trong thời gian gần đây. Càng ngày càng có nhiều người trẻ tìm đến Đà Lạt. Có người vì cảnh đẹp mà đến, có những người vì mến mộ con người hiền hậu nơi đây nhưng cũng có những người, đến Đà Lạt chỉ mong muốn tìm một góc trời bình n. Chúng ta lên đường, rời xa cái chật chội, phồn hoa và xô bồ của thành phố, những cơng việc văn phịng chất đầy như núi ngày này qua tháng khác hay học hành thi cử cũng đủ khiến ta nao lực trước những guồng quay của cuộc sống. Gác hết tất cả lại, lên đường tìm tới Đà Lạt cũng giống như chuyến xe cuối năm tìm về với gia đình, với mâm cơm mẹ nấu hay ân cần của cha, mảnh đất hội tụ đủ những cảm xúc ấm áp nhất và thư thái nhất. Với tâm lý ấy, người trẻ lựa chọn đi Đà Lạt - Đi để tận hưởng và tìm sự bình n đích thực cho tâm hồn.
2.3.1.2. Xác định mục tiêu của chiến lược
Mục tiêu định lượng:
- Mục tiêu về các chỉ số được đo lường tự động trên phương tiện truyền thông: Với việc truyền thông cho tour du lịch Hà Nội-Đà Lạt-Hà Nội 3N2Đ, nhóm 1 đặt ra mục tiêu cụ thể:
+ Đạt được 10000 lượt tiếp cận trên fanpage Here We Go
+ Đạt 300 lượt bình luận
- Mục tiêu về doanh thu, doanh số: Truyền thông cho sản phẩm tour du lịch Hà Nội - Đà Lạt - Hà Nội 3N2Đ, nhóm đặt mục tiêu cần bán ra 100 tour với 16 người/tour. Như vậy, mục tiêu doanh số nhóm đặt ra sẽ là:
3.792.600*16*100 = 6.068.160.000 đồng
Và với mức lãi 12% trên mỗi tour được hoàn thành, lợi nhuận dự kiến sau khi bán được 100 tour sẽ là: 728.179.200 đồng.
Mục tiêu định tính:
Việc truyền thơng cho tour du lịch Hà Nội - Đà Lạt - Hà Nội 3N2Đ, nhóm 1 mong muốn người nhận tin sẽ biết đến tour, hiểu được tour đem đến những gì, từ đó có thiện cảm, ưa chuộng rồi tin tưởng và cuối cùng là lựa chọn mua sản phẩm.
Mục tiêu thơng tin: Vì đây là một sản phẩm mới, việc cung cấp thơng tin cho khách hàng biết đến sự có mặt của sản phẩm trên thị trường là điều rất cần thiết. Và mục tiêu đầu tiên của việc truyền thông chắc chắn là đem thông tin về tour du lịch đến với đối tượng nhận tin: thông tin về giá cả, các điểm đến trong tour, ẩm thực, thời gian... Từ đây, nhóm đối tượng này sẽ ghi nhớ và rồi cân nhắc để lựa chọn tour mà mình sẽ đi.
Mục tiêu nhắc nhở: Mục tiêu này sẽ chủ yếu nhắm tới nhóm đối tượng đã có những thơng tin về Đà Lạt hoặc có thể đã có ý định sẽ chọn Đà Lạt làm điểm đến du lịch trong quá khứ. Khi nhìn thấy bài truyền thơng về tour, những thơng tin có trên đó sẽ kích thích họ để họ nhớ về địa điểm này và có thể giúp họ đưa ra quyết định một cách nhanh chóng hơn.
Đến đây, từ tất cả những thơng tin mà đối tượng nhận tin nhận được cùng với thông điệp mà truyền thơng đưa ra, họ sẽ có cái nhìn tổng qt nhất về tour, dần có thiện cảm rồi ưa chuộng tour. Nhưng một bài truyền thông thành công là khi khiến cho khách hàng tin tưởng vào sản phẩm của mình và rồi đưa ra quyết định mua.
Mục tiêu thuyết phục: Là một trong những mục tiêu lớn nhất của việc truyền thơng chính là thuyết phục đối tượng nhận tin mua sản phẩm. Và để khách hàng quyết định mua sản phẩm thì họ phải có một sự tin tưởng nhất định vào sản phẩm. Và với bài truyền thông về Tour du lịch Hà Nội - Đà Lạt - Hà Nội 3 ngày 2 đêm, khách hàng sẽ hoàn toàn yên tâm bởi tour sẽ bao gồm tất cả các dịch vụ và chắc chắn sẽ khơng phát sinh thêm phụ phí.
2.3.1.3. Soạn thảo thơng điệp
Từ những phân tích về đặc điểm, nhu cầu, mong muốn của khách hàng mục tiêu, nhóm đưa ra khái quát insight khách hàng:
➢ Insight: Người trẻ muốn đi nhiều và trải nghiệm nhiều điều mới mẻ, để khám phá đó đây và để tìm sự an n, n bình giữa bộn bề cuộc sống.Tức là, họ cần một tour du lịch khơng chỉ có những điểm đến đẹp, chất lượng mà họ cần sự đảm bảo an toàn về sức khỏe khi đi du lịch.
Sau khi có được insight, nhóm đưa ra big idea - một ý tưởng chủ đạo, một định hướng cho toàn bộ các hoạt động marketing. Dựa trên ý niệm về tìm sự “an yên”, khi làm truyền thơng, nhóm lựa chọn nói câu chuyện, bên cạnh việc luôn nỗ lực cố gắng không ngừng để chạy đua với tuổi trẻ, với cuộc sống xơ bồ hối hả, thì hãy dành thời gian chăm sóc sức khỏe tinh thần, có những phút giây thư giãn, lắng lại giữa dịng đời tấp nập, có một nơi chốn n bình vỗ về tâm trạng của những tâm hồn đang mệt mỏi và cần điểm tựa, hay chỉ đơn giản là tìm về với an yên.
➢ Big idea: Đi du lịch Đà Lạt để khám phá trải nghiệm, để thư giãn, và để tìm thấy bình yên.
Key message chính là thơng điệp chính mà người làm truyền thông muốn nhắn gửi đến đối tượng mục tiêu. Trong một chiến dịch marketing, key message đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy hành động của khách hàng. Có được một thông điệp ấn tượng là bước tiến lớn để tăng sự tương tác, tạo sự đồng nhất trên các kênh truyền thông, và tăng khả năng ghi nhớ với sản phẩm.
Với big idea là “tìm bình n giữa lịng Đà Lạt”, tour du lịch Hà Nội - Đà Lạt 3 ngày 2 đêm nhấn mạnh việc mang lại cho khách hàng những trải nghiệm khó quên, để họ được thật sự nghỉ ngơi thư giãn, thật sự bình yên, quên đi bao muộn phiền do guồng quay không ngừng của cuộc sống.
➢ Key message: ĐẾN ĐÀ LẠT - TÌM BÌNH N
Từ đây, nhóm 1 tiến hành xây dựng các bài đăng, câu chuyện ln xoay quanh đến key message và big idea của nhóm để đảm bảo tính thống nhất và xuyên suốt cho cả q trình truyền thơng. Nhóm cũng đặt tên cho chiến dịch truyền thông tour Hà Nội - Đà Lạt - Hà Nội 3N2Đ là “Đến Đà Lạt, tìm bình yên”.
● Bài đăng chính: Nhóm kể câu chuyện tự sự của 1 cô gái về những mệt mỏi và bộn bề cuộc sống ln quanh cuồng trong cơng việc, cơ gái ấy có khát khao mãnh liệt là tìm về một nơi tĩnh lặng, bình n, và để rồi, điểm dừng chân đó chính là Đà Lạt: