14 Arduino uno R3

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG sử lý ẢNH TRONG hệ THỐNG PHÂN LOẠI sản PHẨM (Trang 37 - 40)

Một số chân có các chức năng đặc biệt như sau:

 2 chân Serial: 0 (RX) và 1 (TX): dùng để gửi (chuyển giao – TX) và nhận (receive – RX) dữ liệu TTL Serial. Arduino Uno có thể giao tiếp với thiết bị khác thông qua 2 chân này. Kết nối Bluetooth thường thấy nói nơm na chính là kết nối Serial khơng dây. Nếu khơng cần giao tiếp Serial, bạn không nên sử dụng 2 chân này nếu không cần thiết

 Chân PWM (~): 3, 5, 6, 9, 10, và 11: cho phép bạn xuất ra xung PWM với độ phân giải 8bit (giá trị từ 0 → 28-1 tương ứng với 0V → 5V) bằng hàm analogWrite. Nói một cách đơn giản, bạn có thể điều chỉnh được điện áp ra ở chân này từ mức 0V đến 5V thay vì chỉ cố định ở mức 0V và 5V như những chân khác.

 Chân giao tiếp SPI: 10 (SS), 11 (MOSI), 12 (MISO), 13 (SCK). Ngoài các chức năng thông thường, 4 chân này còn dùng để truyền phát dữ liệu bằng giao thức SPI với các thiết bị khác.

 LED 13: trên Arduino UNO có 1 đèn led màu cam (kí hiệu chữ L). Khi bấm nút Reset, bạn sẽ thấy đèn này nhấp nháy để báo hiệu. Nó được nối với chân số 13. Khi chân này được người dùng sử dụng, LED sẽ sáng.

 Arduino UNO có 6 chân analog (A0 → A5) cung cấp độ phân giải tín hiệu 10bit (0 → 210-1) để đọc giá trị điện áp trong khoảng 0V → 5V. Với chân AREF trên board, bạn có thể để đưa vào điện áp tham chiếu khi sử dụng các chân analog. Tức là nếu bạn cấp điện áp 2.5V vào chân này thì bạn có thể dùng các chân analog để đo điện áp trong khoảng từ 0V → 2.5V với độ phân giải vẫn là 10bit.

 Đặc biệt, Arduino UNO có 2 chân A4 (SDA) và A5 (SCL) hỗ trợ giao tiếp I2C/TWI với các thiết bị khác.

c. Ứng dụng

Arduino là một nền tảng mã nguồn mở được sử dụng để xây dựng các ứng dụng

điện tử tương tác với nhau hoặc với môi trường được thuận lợi hơn.

Arduino giống như một máy tính nhỏ đề người dùng có thể lập trình và thực hiện các dự án điện tử mà khơng cần phải có các cơng cụ chun biệt để phục vụ việc

Một số ứng dụng của Arduino Uno trong đời sống:

 Làm Robot.

 Máy bay không người lái.

 Điều khiển đèn tín hiệu giao thơng,

 Điều khiển các thiết bị cảm biến ánh sáng, âm thanh.

 Làm máy in 3D…

 Robot: Arduino được ứng dụng trong các thiết kế về Robot, cụ thể như điều khiển motor, nhận biết và xử lý thông qua cảm biến...

 Máy CNC mini sử dụng cho điêu khắc sử dụng laser hoặc spindle tốc độ cao.

2.4.2 Raspberry Pi

a. Giới thiệu

Raspberry Pi là chiếc máy tính kích thước nhỏ được tích hợp nhiều phần cứng mạnh mẽ đủ khả năng chạy hệ điều hành và cài đặt được nhiều ứng dụng trên nó. Với giá chỉ vài chục USD, Raspberry hiện đang là mini computer nổi bật nhất hiện nay. Ban đầu, tổ chức Raspberry Pi Foundation phát triển dự án Raspberry với mục tiêu chính là giảng dạy máy tính cho trẻ em và tạo ra một công cụ giá rẻ (chỉ vài chục USD) để sinh viên nghiên cứu học tập. Tuy nhiên, sau khi xuất hiện, Raspberry Pi được cộng đồng đánh giá cao về tính ứng dụng với phần cứng được hỗ trợ tốt, Pi đã nhanh chóng phát triển một cách rộng rãi. Pi phù hợp cho những ứng dụng cần khả năng xử lý mạnh mẽ, đa nhiệm hoặc giải trí và đặc biệt cần chi phí thấp. Hiện nay đã có hàng ngàn ứng dụng đa dạng được cài đặt trên Rasberry Pi.

Raspberry Pi không thay thế hồn tồn hệ thống máy tính để bàn hoặc máy xách tay. Chúng ta không thể chạy hệ điều hành Windows trên đó vì BCM2835 dựa trên cấu trúc ARM nên khơng hỗ trợ mã x86/x64, nhưng vẫn có thể chạy bằng Linux với các tiện ích như lướt web, mơi trường Desktop và các tiện ích khác nữa. Raspberry Pi là một thiết bị đa năng đáng ngạc nhiên với nhiều phần cứng có giá thành thấp và phù hợp cho những hệ thống điện tử, những dự án DIY,…Raspberry Pi 3 có hai phiên bản: Model A và model B. Ở đề tài này em sử dụng kit Raspberry Pi 3 model B+ với số lượng hub USB và cổng GPIO nhiều hơn, hỗ trợ kết nối Ethernet, khả năng xử lý RAM nhanh hơn,…

Được giới thiệu vào năm 2016, Raspberry Pi 3 Model B đi kèm với bộ xử lý lõi tứ cho thấy hiệu năng mạnh mẽ gấp 10 lần Raspberry Pi 1. Và tốc độ của Raspberry Pi 3 cao hơn 80% so với Raspberry Pi 2. Phần cứng Raspberry đã trải qua một số biến thể về hỗ trợ thiết bị ngoại vi và dung lượng bộ nhớ. Mỗi bổ sung mới đều đi kèm với một chút cải tiến về mặt thiết kế trong đó các

tính năng nâng cao được thêm vào trong thiết bị để nó có thể thực hiện càng nhiều chức năng càng tốt như một máy tính thơng thường. WiFi và Bluetooth khơng có trong các phiên bản cũ hơn (Pi 1 và Pi 2), được thêm vào trong phần bổ sung mới của thiết bị này (Pi 3), cho phép duy trì kết nối với các thiết bị ngoại vi mà không cần sự tham gia của bất kỳ kết nối vật lý nào. Raspberry Pi Foundation gần đây đã ra mắt Raspberry Pi 3 Model B + vào ngày 14 tháng 3 năm 2018, đây là phiên bản gần đây nhất của Raspberry Pi 3 trưng bày tất cả các thông số kỹ thuật được giới thiệu trong Pi 3 Model B, với cải tiến bổ sung bao gồm khởi động mạng, khởi động USB và nguồn qua Ethernet, điều này làm cho thiết bị trở nên hữu ích ở những nơi khó tiếp cận.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG sử lý ẢNH TRONG hệ THỐNG PHÂN LOẠI sản PHẨM (Trang 37 - 40)