Xe máy chữa cháy rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu động lực học của xe máy chữa cháy cho các khu phố cổ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 33 - 35)

Tóm lại: Ở Việt Nam đã có một số cơng trình nghiên cứu về xe máy

chữa cháy, tuy nhiên các cơng trình chỉ tập trung vào thiết kế chế tạo mà chưa có nghiên cứu về động lực học của xe máy chữa cháy.

1.4. Mục tiêu nghiên cứu của luận án

Từ kết quả nghiên cứu thu được ở phần tổng quan, luận án đặt ra mục tiêu nghiên cứu như sau:

- Với các thông số kỹ thuật của một xe máy cơ sở, xây dựng mơ hình,

nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm để tìm ra một số thơng số cho việc gá lắp các thiết bị chuyên dùng cứu nạn và chữa cháy vào xe. Đảm bảo cho việc di chuyển của xe ổn định, bám đường, không rung lắc và dễ lái;

- Khối lượng gá lắp đạt tới 120kg và xe có thể di chuyển với tốc độ tối đa 70km/h trên đường thẳng;

- Xây dựng mơ hình động học để tính tốn khả năng di chuyển được của xe qua các ngõ ngách có khúc cua nhỏ hẹp, làm cơ sở lên phương án di chuyển cứu nạn và chữa cháy ở địa bàn.

1.5. Nội dung nghiên cứu của luận án

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã nêu trên, luận án thực hiện các nội dung nghiên cứu như sau:

1.5.1. Nghiên cứu lý thuyết

- Xây dựng mơ hình tính tốn động lực học của xe máy chữa cháy khi chuyển động trên đường thẳng;

- Thiết lập hệ phương trình vi phân chuyển động của xe máy chữa cháy khi chuyển động trên đưởng thẳng;

- Tính tốn vận tốc tối đa khi vào cua, giá trị vận tốc này phụ thuộc vào bán kính góc cua;

- Khảo sát hệ phương trình vi phân chuyển động của xe máy chữa cháy khi chuyển động trên đường thẳng;

- Tính tốn xác định giá trị hợp lý một số thông số của khối gá lắp vào xe.

1.5.2. Nghiên cứu thực nghiệm

-Thực nghiệm đo đạc các thông số về vị trí trọng tâm, mơ men qn tính đối với trục ngang qua trọng tâm một số cụm chi tiết của xe máy chữa cháy.

- Kiểm chứng mơ hình hình lý thuyết qua các kết quả thực nghiệm: + Các kết quả về độ bám đường của bánh trước;

+ Các kết quả đo đạc về độ rung lắc ngang;

+ Kiểm chứng mơ hình tính tốn trên các loại xe cơ sở khác nhau. - Xác định ảnh hưởng của một số thơng số đến tính cơ động của xe khi di chuyển qua các ngõ ngách nhỏ hẹp.

1.6. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu được đề tài luận án lựa chọn là xe máy chữa cháy cho các khu phố cổ được đề tài cấp Bộ Công An thiết kế chế tạo và được sử dụng tại một số địa phương.

Cấu tạo của xe máy chữa cháy được thể hiện trên hình 1.10

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu động lực học của xe máy chữa cháy cho các khu phố cổ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)