Bố trí chung và trang thiết bị, dụng cụ trên xe máy chữa cháy

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu động lực học của xe máy chữa cháy cho các khu phố cổ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 45 - 47)

Chương 2 CƠ SỞ ĐỘNG LỰC HỌC CỦA XE MÁY CHỮA CHÁY

2.1. Bố trí chung và trang thiết bị, dụng cụ trên xe máy chữa cháy

2.1.1. Tính năng tác dụng của xe máy chữa cháy

a) Chức năng chữa cháy

- Đối với công nghệ chữa cháy hiện nay có thể sử dụng chữa cháy bằng nước, chữa cháy bằng bọt, chữa cháy bằng bột, trong đó chữa cháy bằng nước là thơng dụng nhất, dễ sử dụng. Do vậy đề tài lựa chọn công nghệ chữa cháy bằng nước để thiết kế trên xe máy chữa cháy;

- Để thực hiện được cơng nghệ chữa cháy bằng nước thì phải có nguồn nước, máy bơm chữa cháy, ống hút nước, vòi đẩy chữa cháy và lăng phun. Như vậy trên xe máy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đa năng này phải được trang bị máy bơm chữa cháy, ống hút nước, vòi đẩy chữa cháy và lăng phun nước đa năng;

- Để thực hiện được cơng nghệ chữa cháy thì cịn thiếu nguồn nước. Nguồn nước phục vụ cho cơng nghệ chữa cháy có thể được thiết kế trên xe, có thể do xe cấp nước đảm nhận hoặc sử dụng họng nước có sẵn tại chỗ, bể nước ngầm, ao hồ. Đối với xe máy chữa cháy này do trọng lượng của xe bị hạn chế, không thể thiết kế thùng nước lớn ở trên xe được, với tải trọng cho phép của xe thì có thể thiết kế một thùng chứa nước khoảng 120lít, với lượng nước này không đủ phục vụ cho yêu cầu công nghệ chữa cháy. Để giải quyết được nguồn nước cho công nghệ chữa cháy, đề tài lựa chọn phương án sử dụng nguồn nước sẵn có, tại chỗ ở nơi xảy ra cháy như sau:

+ Trên xe được trang bị một bể chứa nước trung gian di động, loại bể này được thiết kế gấp lại và mở ra nhanh, khi gấp lại gọn, khung bằng thép inox nhẹ, phần chứa nước được thiết kế bằng vải bạt ép nhiệt thành bể hình vng có kích thước 60x60x60cm, trọng lượng của bể chứa nước trung gian khoảng 5kg, dung tích chứa 200 lít, thời gian lắp ráp triển khai từ 1 đến 2 phút. Bể chứa nước trung gian di động này được vận chuyển đến cạnh vòi nước sinh hoạt của các hộ gia đình cạnh nơi xảy ra cháy, sau đó lắp ráp thành bể, xả vòi nước sinh hoạt của hộ gia đình vào bể trung gian, nguồn nước trong bể trung gian này chính là nguồn nước phục vụ cho công tác chữa cháy;

+ Trên xe được trang bị ống hút nước di động chiều dài 8m để sử dụng bể nước ngầm của các nhà dân cạnh nơi xảy ra cháy, nước ao hồ;

+ Máy bơm chữa cháy được trang bị trên xe được thiết kế có thể hoạt động khi đặt trên xe, hoặc tháo ra di chuyển đến cạnh bể chứa nước trung gian hoặc di chuyển đến gần bể chứa nước ngầm, ao hồ;

+ Vòi đẩy chữa cháy được thiết kế loại d=40cm, chiều dài 45m đủ phục vụ cho công nghệ chữa cháy.

- Như vậy với phương án thiết kế như trình bầy ở trên xe máy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đa năng hoàn toàn thực hiện được yêu cầu về cơng nghệ chữa cháy sử bằng nước. Ngồi ra trên xe cịn trang bị một bình bột chữa cháy 4kg để phục vụ cho chữa cháy ban đầu.

b) Chức năng cứu nạn, cứu hộ

- Để thực hiện một chức năng nữa trên xe máy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đa năng đề tài thiết kế, trang bị trên xe một số dụng cụ, thiết bị phục vụ cho công tác cứu nạn, cứu hộ như sau:

+ Trên xe được trang bị một máy phát điện để tạo ra nguồn điện tại chỗ phục vụ cho đèn chiếu sáng, máy cắt, đục phá, máy hút khói, máy thổi gió, máy bơm hơi…

+ Trên xe trang bị máy cắt điện, dụng cụ phá dỡ đa năng, mặt nạ phòng độc, đèn chiếu sáng, búa… để cắt khóa cửa, cắt cửa sắt, phá cửa phục vụ cho công tác cứu nạn, cứu hộ nạn nhân trong khi xảy ra cháy.

- Như vậy với trang bị thiết bị và dụng cụ như trình bầy ở trên chức năng cứu nạn, cứu hộ hồn tồn có thể thực hiện được trong điều kiện nhất định.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu động lực học của xe máy chữa cháy cho các khu phố cổ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)