Tổng quan về xe máy chữa cháy ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu động lực học của xe máy chữa cháy cho các khu phố cổ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 26 - 29)

1.2. Tổng quan về xe máy chữa cháy trên thế giới và ở Việt Nam

1.2.2. Tổng quan về xe máy chữa cháy ở Việt Nam

a) Xe máy chữa cháy do người dân tự chế

Ở Việt Nam cũng đã có một số loại xe máy chữa cháy được chế tạo và đưa vào sử dụng trong thực tế. Tác giả Lý Nhơn Thành thành phố Hồ Chí Minh đã thiết kế chế tạo ra xe máy chữa cháy sử dụng nơi ngõ ngách chật hẹp (hình 1.5).

Xe được gắn hai chiếc bình vào hơng chiếc xe xe máy, khi phát hiện có cháy dù chỗ nhỏ nhất cũng có thể chạy xe vào để dập lửa. Mỗi chiếc bình có dung tích 40lít nước, tổng cộng hai bình là 80lít nước cho một chiếc xe máy chữa cháy tự chế. Chiếc xe chữa cháy đặc biệt này được kết hợp từ xe ba gác có máy bơm nước 5HP (5 mã lực), máy nổ truyền động máy bơm chạy bằng xăng, 30m dây nhựa đúc chuyên dụng chống nóng chảy làm vòi đẩy chữa cháy. Trong 6 tháng đầu tiên được đưa vào sử dụng, chiếc xe máy chữa cháy đã 3 lần dập tắt đám cháy.

Hình 1.5: Xe máy chữa cháy do người dân ở thành phố Hồ Chí Minh tự chế tạo

Năm 2010, người dân ở huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang, đã chế tạo ra xe máy chữa cháy, xe máy chữa cháy này bao gồm một máy bơm nước chữa cháy được lắp đặt sau xe máy, khơng có thùng chứa nước, loại xe máy chữa cháy này phù hợp với điều kiện các đám cháy gần nguồn nước (kênh rạch, ao hồ), loại xe máy chữa cháy này chưa được hồn thiện.

Hình 1.6: Xe máy chữa cháy do người dân ở tỉnh Kiên Giang chế tạo

Qua một số vụ chữa cháy cho thấy xe máy chữa cháy rất hiệu quả, nhanh gọn, chủ động phù hợp với khu vực có đường nhỏ, ngõ ngách.

Các loại xe máy chữa cháy do người dân tự chế tạo được làm trên xe nền xe đã cũ nên thời gian sử dụng không được lâu, mặt khác bơm chữa cháy được lắp trên xe máy chữa cháy có cơng suất bé nên hiệu quả chữa cháy khơng cao.

b) Xe máy chữa cháy nhập khẩu từ nước ngoài về

Chiếc xe máy phân khối lớn chuyên dụng cứu hỏa mới được Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (Bộ Cơng An) nhập về có dung tích 250cc. Mẫu xe máy tên Zongshen RX3, xuất xứ Trung Quốc, thuộc dòng adventure, trang bị động cơ 250 phân khối, một xi-lanh, làm mát bằng nước. Tốc

độ tối đa 120km/h đã trang cấp cho các phòng Cảnh sát PCCC và CN, CH ở một số địa phương (hình 1.7).

Hình 1.7: Xe máy chữa cháy ZS250GY-3

Việc trang bị xe máy chữa cháy cho các đơn vị là hết sức cần thiết, với điều kiện đường xá ở các thành phố Việt Nam thường xuyên ùn tắc, xe máy chữa cháy có thể cơ động nhanh đến địa điểm hỏa hoạn để xử lý cháy ngay từ những phút đầu. Xe sử dụng động cơ 1xylanh 4 valve cùng hệ thống phun nhiên liệu điện tử, với dung tích 250cc, đi kèm hệ thống làm mát bằng chất lỏng, cho công suất 24,8 mã lực và momen xoắn cực đại 22,5Nm. Kích thước: 2130x868x1260mm; trọng lượng xe không kể thiết bị chữa cháy 175kg; chiều cao trọng tâm xe 0,8m; tốc độ tối đa: 120km/h; mức tiêu thụ nhiên liệu 3,4lít/100km. Mỗi xe được trang bị hệ thống chữa cháy dùng khí nén áp suất cao 20Bar để đẩy nước, bọt chữa cháy, bình khí sạch loại (6÷6,8) lít ở áp suất 300 Bar. Dung tích bình chứa chất chữa cháy là 40 lít (2 bình x 20 lít); trang bị 1 cuộn vịi ru lơ dài 30m và 1 lăng phun đa tác dụng; lưu lượng phun (22÷23) lít/phút, có thể khống chế nhanh đám cháy nhỏ ban đầu.

Xe còn được trang bị hệ thống, còi, đèn ưu tiên, đèn led siêu sáng, phanh chống bó cứng ABS. Ngồi những trang thiết bị đảm bảo cho chiến sĩ điều khiển, xe máy chữa cháy còn được trang bị mũ bảo hiểm tiêu chuẩn cho kết nối bộ đàm.

Một số tồn tại của xe máy chữa cháy nhập khẩu từ trung Quốc

- Chiều cao trọng tâm của xe lớn, từ đó ảnh hưởng đến ổn định của xe khi di chuyển đặc biệt khi chuyển hướng quay vòng;

- Trọng lượng xe lớn, chân chống xe thiết kế nâng cả xe lên thì mới chống được, do vậy việc chống xe để thao tác chữa cháy là rất khó khăn đối với chiều cao, sức khỏe và vóc dáng của người Việt Nam;

- Chất chứa cháy là bọt chữa cháy, không thông dụng, cơng nghệ chữa cháy phức tạp, cần có thiết bị nén khí áp suất cao;

- Dung tích bình chứa chất chữa cháy nhỏ nên thời gian dập lửa ngắn dẫn đến hiệu quả dập lửa thấp;

- Chiều cao xe lớn (chiều cao từ mặt đất đến mặt trên của yên xe 1,15m, không phù hợp với chiều cao của người Việt Nam, nên nhiều trường hợp đã bị đổ xe trong quá trình lái chiếc xe này.

Tóm lại: Từ những phân tích ở phần trên cho thấy ở Việt Nam nguy cơ

cháy nổ là rất cao trong đó có địa bàn khu dân cư sống trong khu phố cổ, khu ngõ ngách đường nhỏ hẹp, khu đô thị đông người, khu làng nghề truyền thống. Những địa bàn này thiết bị chữa cháy và cứu nạn cứu hộ phù hợp là xe máy chữa cháy, thực tế đã được chứng minh ở thành phố Hồ Chí Minh và một số nước trên thế giới. Ở Việt Nam việc thiết kế chế tạo xe máy chữa cháy do người dân tự chế tạo, xe cịn thơ sơ nhiều tồn tại. Việc nghiên cứu thiết kế chế tạo xe máy chữa cháy là cần thiết có tính thời sự, góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy nổ gây ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu động lực học của xe máy chữa cháy cho các khu phố cổ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)