Địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa sự gắn bó với cha mẹ và biểu hiện của rối loạn căng thẳng sau chấn thương phức hợp ở thanh niên (Trang 51 - 57)

2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1.2. Địa bàn nghiên cứu

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn tác giả triển khai nghiên cứu tại hai trƣờng đại học cơng lập hệ chính quy tại Hà Nội. Cả hai trƣờng đều chủ yếu đào tạo các ngành sƣ phạm.

Quy trình thu thập số liệu: Thời gian thực hiện nghiên cứu đang có dịch

Covid-19 bùng phát mạnh, xã hội vẫn thực hiện cách ly và các trƣờng học phải đóng cửa nên tác giả lựa chọn điều tra trực tuyến trong luận văn này. Tác giả đã liên hệ với giảng viên hai trƣờng sau đó gửi đƣờng dẫn của phiếu khảo sát cho họ để gửi lại cho các sinh viên và giúp khuyến khích các sinh viên tham gia dƣới mục đích phát triển sức khỏe tinh thần của xã hội lành mạnh hơn. Phiếu khảo sát đƣợc tạo bởi ứng dụng Google Form và trong đó có đầy đủ hƣớng dẫn cách thức thực

hiện bảng hỏi này. Do đó, giảng viên chỉ cần chuyển tiếp đƣờng dẫn biểu mẫu này cho sinh viên của họ và câu trả lời sẽ tự động gửi về cho tác giả theo đƣờng dẫn đó.

2.1.3. Phương pháp nghiên cứu

2.1.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Mục tiêu: Tìm hiểu về sự hình thành và phát triển sự gắn bó của đứa trẻ cho đến khi trƣởng thành, lịch sử của ra đời của các kiểu gắn bó và ý nghĩa của nó khi đứa trẻ đến tuổi thanh niên. Xác định các vấn đề ảnh hƣởng đến sự gắn bó với cha mẹ đặc biệt là xung đột gia đình, tìm kiếm các nghiên cứu liên quan đến rối loạn căng thẳng sau chấn thƣơng phức hợp (CPTSD) và cách thức để đánh giá, chẩn đốn rối nhiễu đó. Tìm kiếm các cơng cụ để đánh giá đƣợc sự gắn bó, yếu tố xung đột gia đình ảnh hƣởng đến sự gắn bó và CPTSD, sau khi tham khảo sẽ lựa chọn công cụ phù hợp, đồng thời xây dựng khái niệm và phƣơng pháp nghiên cứu cho đề tài.

- Đối tƣợng nghiên cứu: thực trạng về mức độ gắn bó của thanh niên với cha mẹ, nhận thức về vấn đề xung đột gia đình của sinh viên , những yếu tố tác động ảnh hƣởng dẫn đến sự suy giảm sự gắn bó với cha mẹ, thực trạng mức độ các triệu chứng CPTSD của sinh viên, những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc triệu chứng CPTSD, những yếu tố dự đoán cho mức độ gắn bó với cha mẹ và mức độ căng thẳng của chấn thƣơng.

- Phƣơng pháp nghiên cứu: tìm kiếm các bài báo, tài liệu, cơng trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đối tƣơng nghiên cứu, luận văn, luận án của các tác giả trong và ngoài nƣớc. Nhờ nguồn tài liệu đƣợc cung cấp từ bạn bè, thầy cô và kỷ yếu hội thảo Tâm lý học, thƣ viện trong nƣớc và nƣớc ngồi trên website, internet thơng qua tìm kiếm từ khóa trên cơng cụ Google scholar

2.1.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Phƣơng pháp này đƣợc coi là phƣơng pháp cốt lõi để thu thập số liệu về thực trạng mức độ gắn bó của sinh viên với cha mẹ, nhận thức và cảm xúc của sinh viên với sự xung đột của cha mẹ, thực trạng mức độ biểu hiện triệu chứng của

CPTSD và số lƣợng sinh viên mắc PTSD hoặc/cả CPTSD. Bộ cơng cụ sẽ gồm 4 phần chính.

- Để đánh giá mức độ gắn bó của cha mẹ sinh viên năm nhất, chúng tôi sử dụng bảng hỏi gồm 2 phần: (a) Bảng hỏi mức độ gắn bó với mẹ và (b) Bảng hỏi mức độ gắn bó với cha đƣợc lấy từ thang đo Inventory of parent and peer attachment (IPPA).

Thang IPPA đƣợc phát triển để đánh giá nhận thức của thanh thiếu niên, khách thể có độ tuổi từ 16 đến 20, về chiều kích cảm xúc / nhận thức tích cực và tiêu cực trong mối quan hệ với cha mẹ và bạn bè thân thiết của họ. Thang đo gồm 3 bảng khác nhau tƣơng ứng đo mức độ gắn bó của mỗi ngƣời khác nhau là mẹ, cha và bạn thân, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của chúng tơi sẽ chỉ trích lấy bảng dành cho cha và mẹ. Mỗi phần sẽ gồm 25 câu bao hàm 3 khía cạnh đƣợc đánh giá : Mức độ lòng tin, Chất lƣợng giao tiếp và Mức độ giận dữ và xa lánh. Công cụ là một bản tự báo cáo có các bảng câu hỏi với định dạng trả lời theo thang điểm likert năm điểm: Chƣa bao giờ đúng =1, Hiếm khi đúng=2, Thỉnh thoảng đúng=3, Thƣờng xuyên đúng= 4, Ln ln đúng=5. Cách tính điểm là lấy tổng tất cả 25 câu cho mỗi thang đo sau khi đã tính điểm ngƣợc lại cho các câu 3, 6, 8, 9, 10, 11, 14, 17, 18, 23 nhƣ sau: Luôn luôn đúng=1, Thƣờng xuyên đúng=2, Thỉnh thoảng đúng=3, Hiếm khi đúng= 4, Chƣa bao giờ đúng = 5.

+ Với việc tìm hiểu quan điểm và cảm nhận của đứa con về sự bất hòa/xung đột của cha mẹ và sự ảnh hƣởng của nó đến sự gắn bó của cha mẹ, tác giả dùng Thang đo cảm nhận của đứa con về xung đột giữa cha mẹ (CPIC). Thang đo gồm 49 câu chia thành 9 tiểu thang.

Câu hỏi đầu tiên xác định xem khách thể đang sống với ai gồm 3 phƣơng án : Cả cha tôi và mẹ tôi; Chỉ một trong hai ngƣời(cha hoặc mẹ); Một ngƣời thân khác (e.g., bà ngoại,cơ).

Mục chính gồm 49 câu chia là 9 khía cạnh nhỏ gồm: Tính thƣờng xuyên_ đo tần xuất xuất hiện sự xung đột tại các thời điểm khác nhau, Cƣờng độ_ kiểu xung

đột và mức độ căng thẳng mạnh mẽ khi có mâu thuẫn xảy ra, Giải quyết_ cách giải quyết của cha mẹ cho chính sự bất hòa của họ, Nội dung_ nguyên nhân gây ra xung đột có liên quan đến đứa con, Nhận thức mối nguy_ sự sợ hãi và lo âu mỗi khi xung đột xảy ra của đứa con và suy nghĩ về những điều tồi tệ trong và sau khi có sự bất hịa, Hiệu quả cách ứng phó_ cách xử lý và can thiệp của đứa con để giải quyết xung đột cha mẹ và sự căng thẳng của mình hoặc phản ứng của cha mẹ với cách giải quyết của đứa con, Tự trách_ sự đổ lỗi cho bản thân hoặc bị đổ lỗi của đứa con trong sự bất hịa của cha mẹ, Mơ hình tam giác_ mức độ ảnh hƣởng của căng thẳng xung đột đến đứa con và việc đứa con bị kéo vào giữa sự xung đột, Sự duy trì- sự diễn giải mức độ ổn định của sự xung đột của đứa con ảnh hƣởng đến nhận thức tiêu cực về cuộc sống tƣơng lai. Khách thể sẽ lựa chọn 1 trong 3 đáp án đi kèm 3 ký hiệu : Đ= Đúng, PV = Phân vân ,S = Sai.[34]

Trƣớc đó, thang đo này đƣợc chia thành ba tiểu thang lớn, đầu tiên bốn thang mô tả các khía cạnh của xung đột trong hôn nhân (Tính thƣờng xuyên, cƣờng độ, cách giải quyết và nội dung) tác giả gọi là ―Xung đột cha mẹ‖ và bốn thang mô tả phản ứng của đứa con đối với hoặc diễn giải xung đột (tự trách, nhận thức mối nguy, hiệu quả cách ứng phó và sự duy trì) gọi là ―Phản ứng đứa con‖. Nhân tố còn lại có thể quan trọng để hiểu đƣợc mức độ căng thẳng của xung đột đang tác động vào đứa con, dựa vào khả năng dự đoán của tiểu thang này cho thấy khả năng đứa trẻ bị tham gia vào xung đột cha mẹ (đƣợc gắn nhãn ―mơ hình tam giác‖).

Trong nghiên cứu này sử dụng cả hai cách chia đó tùy thuộc vào từng mục đích so sánh và xác định mối quan hệ của các đối tƣợng nghiên cứu. Trên mỗi tiểu thang, điểm số cao hơn phản ánh các hình thức xung đột hoặc đánh giá ngày càng tiêu cực. Khi tính điểm thì 2= Đúng, 1= Phân vân ,0 = Sai và đổi điểm một số câu gồm Tính thƣờng xuyên ở câu 1,5, cƣờng độ ở câu 2,5, cách giải quyết ở câu 1,3,4,5, hiệu quả cách ứng phó ở câu 3, tự trách ở câu 1,5 và mơ hình tam giác ở câu 2.

+ Để đánh giá rối loạn căng thẳng sau chấn thƣơng phức hợp CPTSD chúng tôi dùng Bảng câu hỏi về chấn thƣơng quốc tế (ITQ).Đây là một bản chẩn đoán tự

báo cáo,đo lƣờng rối loạn căng thẳng sau chấn thƣơng (PTSD) và PTSD phức tạp(CPTSD), nhƣ đƣợc định nghĩa trong phiên bản thứ 11 của bảng phân loại quốc tế về bệnh tật (ICD-11) vào năm 2018. Phù hợp với các hƣớng dẫn của ICD-11, ITQ là (1) một biện pháp ngắn gọn và đơn giản để tạo điều kiện cho việc dịch dễ hiểu và tối đa hóa khả năng áp dụng quốc tế và (2) cung cấp một bộ quy tắc chẩn đốn đơn giản để tối đa hóa tính dễ sử dụng trong các cơ sở nghiên cứu và thực hành lâm sàng. Sự phát triển của các hạng mục Rối loạn tự tổ chức (DSO) dựa trên kết quả của các thử nghiệm thực địa DSM-IV[39]. Giai đoạn sơ bộ của ITQ bao gồm 28 hạng mục thử nghiệm và các nghiên cứu đa vùng đã chỉ ra rằng cấu trúc tiềm ẩn của nó phản ánh sự phân biệt giữa triệu chứng PTSD và DSO. Tuy nhiên, để phù hợp với nguyên tắc tổ chức của ICD-11 rằng các rối loạn nên tập trung vào một số triệu chứng căng thẳng chính trong một số giới hạn, chúng tơi sử dụng ITQ hiện tại đƣợc tạo thành một nhóm gồm 12 mục chia thành 2 bảng PTSD và DSO là đại diện bởi hai mục.

Phần đầu tiên có câu hỏi mở mơ tả ngắn về trải nghiệm khiến khách thể khó chịu khơng nhất thiết liên quan đến cha mẹ. Sau đó, câu hỏi liên quan đến thời gian trải nghiệm xảy ra cũng nhƣ trải nghiệm đã xảy ra bao lâu.

Phần chính của bảng hỏi gồm hai bảng nhỏ mỗi bảng gồm chín câu và đo bằng thang Likert 5 điểm từ ―Hồn tồn khơng‖(0 điểm) đến ―Cực kỳ nhiều‖(4 điểm). Chúng bao gồm 2 phần đo PTSD_ Rối loạn căng thẳng sau chấn thƣơng gồm sáu triệu chứng đƣợc phân bổ trên ba cụm triệu chứng 1- tái trải nghiệm ở hiện tại nhƣ “Bạn có những giấc mơ buồn được lặp lại về một phần của trải nghiệm hoặc có liên quan rõ ràng đến trải nghiệm đó”, 2- né tránh nhƣ “Bạn tránh những thứ gợi nhớ liên qua đến trải nghiệm đó (ví dụ liên quan suy nghĩ, cảm xúc hoặc cảm giác” và 3- cảm giác có sự đe dọa ở hiện tại nhƣ “Bạn có cảm thấy giật mình hay dễ hoảng sợ” đi kèm với 3 mặt khía cạnh chức năng bị ảnh

hƣởng và DSO _Rối loạn Tự tổ chức gồm 3 nhóm triệu chứng 1- rối loạn điều hịa cảm giác nhƣ “Bạn cảm thấy tê liệt hoặc trống rỗng”, 2- nhận thức tiêu cực về

bản thân nhƣ “Bạn cảm thấy vô giá trị” và 3- nhiễu loạn trong các mối quan hệ

nhƣ “Bạn cảm thấy khó gần gũi về mặt tình cảm với mọi người”, đi kèm đó có

biểu hiện suy giảm 3 chức năng liên quan đến các triệu chứng này tƣơng tự nhƣ PTSD nhƣ “Ảnh hưởng đến các mối quan hệ hoặc cuộc sống xã hội của bạn”, “Ảnh hưởng đến học tập hoặc khả năng học tập của bạn”, “Bị ảnh hưởng đến bất kỳ hoạt động quan trọng nào khác trong cuộc sống của bạn, chẳng hạn như công việc làm thêm, hoạt động giải trí hoặc hoạt động khác?”

Theo tiêu chuẩn xác định trong nghiên cứu chấn thƣơng, mỗi triệu chứng có điểm số ≥2 (―Vừa phải‖ trở lên). Chẩn đoán PTSD yêu cầu sự chứng thực của một trong hai triệu chứng từ các cụm triệu chứng của 1- tái trải nghiệm ở hiện tại, 2- né tránh và 3- cảm giác cộng với sự chứng thực của ít nhất một chỉ số về suy giảm chức năng liên quan đến các triệu chứng này. Tƣơng tự DSO cũng lấy 1 trong hai triệu chứng thuộc 3 nhóm triệu chứng với mức độ ≥2. Suy giảm chức năng phải đƣợc xác địnhtrong đó ít nhất một chỉ báo về suy giảm chức năng đƣợc xác nhận liên quan đến các triệu chứng PTSD và một chỉ báo về suy giảm chức năng đƣợc xác nhận liên quan đến các triệu chứng DSO. Chứng thực một chỉ báo suy giảm chức năng đƣợc xác định là điểm ≥2. PTSD đƣợc chẩn đoán nếu đáp ứng các tiêu chuẩn cho PTSD nhƣng KHÔNG đáp ứng cho DSO. CPTSD đƣợc chẩn đoán nếu đáp ứng các tiêu chí cho PTSD và các tiêu chí cho DSO đƣợc đáp ứng. Khơng đáp ứng các tiêu chuẩn cho PTSD hoặc chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn cho DSO khơng có kết quả chẩn đốn. Một cá nhân có thể nhận đƣợc chẩn đốn PTSD hoặc CPTSD nhƣng khơng thể là cả hai. Khi một ngƣời đáp ứng các tiêu chí cho CPTSD thì ngƣời đó cũng khơng nhận đƣợc chẩn đốn PTSD nữa.

Cách tính điểm riêng cho 2 thang đo PTSD và DSO . Điểm số có thể đƣợc tính tốn cho từng cụm triệu chứng PTSD và DSO và đƣợc tổng cộng lại để tạo ra Tổng điểm PTSD và Tổng điểm DSO.

- Mục đích: Số liệu thu thâp đƣợc từ bảng hỏi sẽ đƣợc làm sạch và nhập đủ sau đó xử lý trên phần mềm SPSS phiên bản 23.0

- Phƣơng pháp: Các phép toán đƣợc tác giả sử dụng cho nghiên cứu này gồm: + Điểm trung bình cộng, tổng (Mean, Sum)

+ Tỷ lệ phần trăm + Độ lệch chuẩn

+ Kiểm định giá trị trung bình các biến độc lập t-test (Independent- Samples T-test) so sánh hai nhóm trên cùng 1 biến và các cặp biến t-test (Paried –Samples T-test) hai biến nhƣng cùng nhóm và ANOVA đƣợc sử dụng để so sánh hai nhóm khách thể trở lên trên cùng 1 biến.

+ So sánh tƣơng quan (Correlations) và đối chiếu (crosstab) + Tính hồi quy tuyến tính (Linear Regression)

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa sự gắn bó với cha mẹ và biểu hiện của rối loạn căng thẳng sau chấn thương phức hợp ở thanh niên (Trang 51 - 57)