Tác động của Công ƣớc Singapore

Một phần của tài liệu Báo cáo công ước singapore về hòa giải (Trang 67 - 68)

PHẦN V : ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

2. Tác động của Công ƣớc Singapore

156. Tác động và lợi ích của việc Việt Nam gia nhập Công ƣớc Singapore cũng

đƣợc đánh giá từ nhu cầu thực tiễn và các đòi hỏi cải cách thể chế. Khi nghiên cứu nội dung của Công ƣớc Singapore, đánh giá thực trạng hoạt động hòa giải thƣơng mại và

chính sách chung về hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển môi trƣờng đầu tƣ kinh

doanh tại Việt Nam, nhóm chun gia muốn phân tích hai tác động đến việc gia nhập.

a. Tác động đến hòa giải thƣơng mại tại Việt Nam

157. Bản thân Công ƣớc Singapore giúp bảo đảm việc thực thi các thỏa thuận quốc tế giải quyết tranh chấp thơng qua hịa giải, điều này khẳng định lợi ích nổi bật của hịa giải nhƣ tiết kiệm chi phí và thời gian, thủ tục mềm dẻo và thân thiện so với

các phƣơng thức giải quyết tranh chấp khác. Khi gia nhập Công ƣớc Singapore, thỏa

thuận giải quyết tranh chấp thƣơng mại thơng qua hịa giải của các hịa giải viên và các trung tâm hòa giải của Việt Nam sẽ đƣợc công nhận và thi hành tại các quốc gia

thành viên. Do đó các doanh nghiệp của Việt Nam và nƣớc ngoài đƣợc bảo đảm quyền lợi khi lựa chọn phƣơng thức giải quyết tranh chấp này. Hơn nữa, việc gia nhập

Công ƣớc Singapore mang đến lợi thế cạnh tranh công bằng giữa các trung tâm hòa

giải của Việt Nam với các trung tâm hòa giải quốc tế, và thúc đẩy hòa giải thƣơng mại tại Việt Nam.

b. Tác động đến môi trƣờng kinh doanh tại Việt Nam

186ADR Viet Nam Chambers LLC - “Cơng ƣớc Singapore về hịa giải và tác động của cơng ƣớc lên hoạt động hịa giải từ góc nhìn của Trung tâm Hịa giải Việt Nam” tại hội thảo về Công ƣớc Singapore và tƣơng lai của ADR và ODR tại Châu Á” -2018

https://www.adr.com.vn/vi/tin-tuc/cong-uoc-singapore-ve-hoa-giai-va-tac-dong-cua-cong-uoc-len-hoat-dong-hoa- giai-tu-goc-nhin-cua-trung-tam-hoa-giai-viet-nam-tai-hoi-thao-ve-cong-uoc-singapore-va-tuong-lai-cua-adr-va-odr- tai-chau-a

68

158. Cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh đã từ lâu trở thành Chiến lƣợc phát triển kinh tế của Chính phủ Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Một trong những giải pháp cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh là thực hiện các cải cách thể chế tạo ra điều kiện thuận lợi cho kinh doanh. Tham gia Công ƣớc tạo ra cơ sở pháp lý quốc tế cho việc công nhận và thi hành các thỏa thuận giải quyết tranh chấp đạt đƣợc thơng qua hịa giải. Vì thế, việc Việt Nam gia nhập Công ƣớc sẽ thêm một lý do nữa cho các doanh nghiệp và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cân nhắc

hoạt động làm ăn với doanh nghiệp Việt Nam cũng nhƣ đầu tƣ tại Việt Nam: họ có

nhiều phƣơng thức giải quyết tranh chấp hơn, đặc biệt khi kết quả hòa giải đƣợc bảo

đảm thi hành tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Báo cáo công ước singapore về hòa giải (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)