Cường độ VĐTL (MET-phút/tuần) trong 7 ngày qua của đối tượng nghiên

Một phần của tài liệu VẬN ĐỘNG THỂ LỰC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC NĂM 2020I HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 65 - 67)

CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu:

4.2.2. Cường độ VĐTL (MET-phút/tuần) trong 7 ngày qua của đối tượng nghiên

sinh có đi bộ ít nhất 10 phút (trong cơng việc, đi lại, công việc nhà hoặc trong thời gian rảnh) và 86.56% thực hiện VĐTL cường độ trung bình ít nhất 10 phút (trong công việc, đi lại, công việc nhà hoặc trong thời gian rảnh), Và trong đó có khoảng 36,56% học sinh thực hiện VĐTL cường độ nặng ít nhất 10 phút (trong cơng việc, đi lại, công việc nhà hoặc trong thời gian rảnh)

4.2.2. Cường độ VĐTL (MET-phút/ tuần) trong 7 ngày qua của đối tượng nghiên cứu nghiên cứu

Cường độ VĐTL (MET-phút/ tuần) theo 3 loại hình (VĐTL cường độ nhẹ, VĐTL cường độ trung bình, VĐTL cường độ nặng) trong 7 ngày qua của đối tượng nghiên cứu

Trong 3 loại hình hoạt động (VĐTL cường độ nhẹ, VĐTL cường độ trung bình, VĐTL cường độ nặng), VĐTL cường độ nhẹ có tỉ lệ cao nhất và chiếm 45,8 %, tiếp đến là VĐTL cường độ trung bình với tỉ lệ 34,3%, và thấp nhất là VĐTL cường độ nặng là 19,9% trong tổng cường độ VĐTL. Điều này có sự khác biệt với nghiên cứu ở học sinh trường THPT số 2 An Nhơn tỉnh Bình Định với hoạt động cường độ trung bình cao nhất chiếm 73%, và thấp nhất là hoạt động đi bộ chỉ chiếm 10%[3]. Được biết Trường Dự Bị Đại học TP.HCM là nơi đào tạo, ôn lại những kiến thức phổ thông cho các bạn học sinh đang theo học, cũng là bước nền để các bạn bước chân vào giảng đường đại học. Nên có những quy định giờ giấc học tập rất nghiêm ngặt và chiếm nhiều thời gian, chính vì thế trong thời gian rảnh các bạn thường để nghỉ ngơi hoặc giải trí màn hình khác, ít khi nghĩ đến việc dành thời gian để hoạt động thể lực. Vì vậy VĐTL cường độ nhẹ có giá trị cường độ trung bình cao nhất trong 3 loại hình VĐTL.

Tổng cường độ VĐTL của học sinh trong 7 ngày qua có giá trị cường độ trung bình ở nam giới là 5605,1±6147,4 MET- phút/tuần cao hơn ở nữ giới 4199,0±4455,4 MET- phút/ tuần. Kết quả này tương tự nghiên cứu về VĐTL của học sinh ở Ukraine có tổng cường độ VĐTL ở nam giới cao hơn nữ giới, giá trị cường độ trung bình lần lượt là 5727,0±3809,8 và 4913,1±3077,6[8].

Về cường độ VĐTL theo 4 khối lớp trong 7 ngày qua của học sinh, VĐTL đi bộ có giá trị trung bình của cường độ VĐTL cao nhất ở khối C là 2300,6±1981,6 MET-phút/ tuần.VĐTL cường độ trung bình và nặng có giá trị trung bình cao nhất ở khối A, có giá trị lần lượt là 1939,2±2116,1 MET-phút/ tuần và 1530,6±3069,7 MET-phút/ tuần. Khi so sánh tổng cường độ VĐTL theo khối lớp thì khối C có tổng cường độ VĐTL cao hơn các khối còn lại.

Cường độ VĐTL (MET-phút/ tuần) theo 4 nội dung (công việc, đi lại, làm việc nhà, thời gian rảnh) trong 7 ngày qua của đối tượng nghiên cứu

Trong 4 nội dung VĐTL được xét trong 7 ngày qua, nhóm trong cơng việc có giá trị trung bình của cường độ VĐTL cao nhất, có giá trị 1518,5±2475,6 MET-phút/ tuần. Trong khi đó, việc nhà và hoạt động trong thời gian rảnh có giá trị trung bình của cường độ VĐTL thấp nhiều hơn so với trong cơng việc, có giá trị lần lượt là 1048,9±1743,5 MET-phút/ tuần và 977,0±1703,5 MET-phút/ tuần. Điều này cho thấy khi học sinh làm cơng việc thêm ngồi giờ có cường độ hoạt động cao hơn cả việc đi lại, trong làm việc nhà hay là trong thời gian rảnh. Khác với những kết quả nghiên cứu trước đây của Đặng Ngọc Tình, Nguyền Đình Cường cho rằng đang lứa tuổi học sinh nên việc tham gia nhóm làm việc nhà có tỉ lệ học sinh tham gia cao nhất. Thời gian vận động trong công việc chủ yếu là học tập chiếm thời gian ít hơn các nhóm cịn lại, mặt khác với xu hướng lựa chọn các hình thức giải trí khơng vận động thời đại bùng nổ cơng nghệ hiện nay có khoảng 50% học sinh khơng có VĐTL ít nhất thời gian cơng việc [3], [1]. Nghiên cứu này rằng cho thấy học sinh có giá trị cường độ trung bình cao nhất trong cơng việc và cường độ thấp nhất trong thời gian rảnh. Ngồi ra, vị trí trường khảo sát là ở TP.HCM, đa số các em từ tỉnh lên học nội trú tại kí túc xá của trường nên việc đi bộ đi học của học sinh khá phổ biến vì thế nhóm vận động trong đi lại có tỉ lệ cũng tương đối cao.

Khi so sánh đặc điểm cường độ VĐTL ở 2 giới trong từng nội dung, nam giới có cường độ VĐTL cao hơn nữ giới ở cả 4 nội dung (công việc, đi lại, làm việc nhà, thời gian rảnh).

Mặt khác khi xét về đặc điểm cường độ VĐTL trong 4 nội dung (công việc, đi lại, làm việc nhà, thời gian rảnh) được xét trong 7 ngày qua. Trong đó học sinh ở khối A có giá trị trung bình của cường độ VĐTL cao nhất trong 3 nội dung: đi lại, làm việc nhà, thời gian rảnh, có giá trị lần lượt là 1241,5±1834,2 MET-phút/tuần, 1588,5±2606,5 MET-phút/tuần, 1359,9±2189,9 MET-phút/tuần. Còn VĐTL trong cơng việc thì học sinh ở khối C có giá trị trung bình cao nhất là 1979,6±3244,9 MET-phút/tuần.

Một phần của tài liệu VẬN ĐỘNG THỂ LỰC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC NĂM 2020I HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)