Thời gian ngồi, thời gian giải trí màn hình:

Một phần của tài liệu VẬN ĐỘNG THỂ LỰC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC NĂM 2020I HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 67 - 68)

CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN

4.3 Thời gian ngồi, thời gian giải trí màn hình:

4.3.1 Thời gian ngồi khi sử dụng các phương tiện có động cơ:

Đa số học sinh đều nội trú tại kí túc xá của trường, nên việc di chuyển bằng các phương tiện có động cơ khá ít, chủ yếu là đi bộ để đi học. Chỉ có 1 số ít học sinh ngoại trú và đi làm thêm bên ngồi mới cần sử dụng phương tiện có động cơ tương ứng với giá trị trung bình 13,35±34,67. Nghiên cứu thấy rằng số học sinh đi xe có động cơ >1 ngày chỉ chiếm 20,16%, và tỉ lệ học sinh thời gian sử dụng phương tiện có động cơ >30 phút/ tuần chiếm 18,55%.

4.3.2 Thời gian ngồi, nằm dựa trong suốt 1 ngày (trừ thời gian sử dụng phương tiện giao thông): tiện giao thông):

Dựa vào kết quả bảng 3.5.2 ta thấy học sinh dành khá nhiều thời gian cho việc ngồi. Trong suốt 1 tuần: Có 75% học sinh ngồi ≥540 phút (9 giờ) và có 25% học sinh ngồi ≥ 300 phút (5 giờ) trong mỗi ngày làm việc bình thường; có 75% học sinh ngồi ≥480 phút (8 giờ) và có 25% học sinh ngồi ≥180 phút (3 giờ) trong mỗi ngày nghỉ cuối tuần. Có 50% học sinh sử dụng thời gian cho việc ngồi ≥420 phút (7 giờ) trong ngày làm việc bình thừờng và ≥358 phút (gần 6 giờ) trong ngày nghỉ cuối tuần. Điều này giống nghiên cứu của Nguyễn Đình Cường [1]. Bên cạnh đó việc học tập cũng như ngồi giờ lên lớp là chính thì ngồi là hoạt động khá nhiều. Tổng thời gian ngồi trung bình 1 ngày có giá trị trung bình là 412,7±174,0. Và tổng thời gian ngồi trong tuần có giá trị trung bình là 2888,7±1218,2 phút.

4.3.3 Thời gian giải trí màn hình:

Dựa vào bảng 3.5.3 cho thấy học sinh dành khá nhiều thời gian giải trí màn hình. Trong 1 tuần, có 50% học sinh có giải trí ≥7 ngày với ≥120 phút (2 giờ) trong ngày làm việc bình thường và ≥ 240,0 phút (4 giờ) trong ngày nghỉ. Đặc biệt, có 25% học sinh có giải trí màn hình mỗi ngày trong tuần với ≥ 90 phút (1 giờ 30 phút) trong ngày bình thường và ≥150 phút (2 giờ 30 phút) trong ngày nghỉ. Thời gian giải trí màn hình có xu hướng tăng lên vào ngày nghỉ.

Sự phát triển cũng như phổ biến của các sản phẩm công nghệ hiện nay đã dẫn tới tình trạng tiếp cận và sử dụng một cách dễ dàng các hình thức giải trí màn hình như: điện thoại thơng minh, ti vi, máy tính, laptop và nhiều phương tiện khác nữa. Kết quả nghiên cứu cho thấy học sinh đa số có sử dụng giải trí màn hình: cụ thể 51,08% học sinh có sử dụng giải trí màn hình 7 ngày/tuần, và thời gian sử dụng là ≥2 giờ vào ngày làm việc bình thường với tỉ lệ 49,9% và ≥3 giờ vào ngày nghỉ cuối tuần với tỉ lệ 42,5%. Kết quả này cũng tương tự nghiên cứu ở học sinh trường THPT Hùng Vương[1].

Một phần của tài liệu VẬN ĐỘNG THỂ LỰC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC NĂM 2020I HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)