Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 46)

CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Câu h i nghiên cứu

Luận văn tập trung trả lời hai câu h i nghiên cứu chính là:

 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn 2017 đến 30/06/2020 nhƣ thế nào?

 Cần có những giải pháp gì để hồn thiện hoạt động quản trị rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn tới?

2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

Luận văn chủ yếu sử dụng dữ liệu thứ cấp:

Phần tổng quan tài liệu chủ yếu tác giả thu thập nội dung thông tin từ các nguồn dữ liệu thứ cấp trên các tài liệu luận văn thạc sỹ, đề tài khoa học, các bài báo viết trên thƣ viện luận văn, trang báo mạng điện tử. Tác giả cũng đã truy cập vào cơ sở dữ liệu Chính phủ, Tổng cục thống kê Việt Nam, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, các bài báo phân tích về kinh tế Việt Nam, phân tích thị trƣờng tài chính ngân hàng… để tìm kiếm dữ liệu phục vụ viết bài. Điều này giúp cho tác giả có nhiều cơ hội đọc đƣợc các tài liệu khác nhau của các cơ quan, tổ chức, các học giả trong và ngồi nƣớc về các vấn đề có liên quan.

Tác giả thu thập tài liệu, số liệu phục vụ phân tích thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá tại BIDV với nguồn dữ liệu thứ cấp trên các báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo thƣờng niên của hệ thống Ngân hàng BIDV. Các dữ liệu này đƣợc phân tích xử lý bằng phần mềm Word và Excel.

Sau khi tiến hành phân tích thực trạng cơng tác quản trị rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của BIDV, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện q trình quản trị rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại BIDV.

2.2.3. Tổng hợp và phân tích thơng tin

Phân tích là phân chia cái tồn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận cấu thành đơn giản hơn để phát hiện ra thuộc tính và bản chất của từng bộ phận. Từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách rõ ràng hơn.

39

Tổng hợp là từ cái riêng rẻ tìm ra đƣợc cái chung, thơng qua các hiện tƣợng để tìm ra đƣợc bản chất, từ cái đặc thù tìm ra đƣợc cái phổ biến.

Trong luận văn của mình, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp phân tích trong q trình tiếp cận với đối tƣợng nghiên cứu là công tác quản trị rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại BIDV. Phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng chủ yếu trong chƣơng 3 của luận văn

Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp gắn bó rất chặt chẽ với nhau trong - nghiên cứu khoa học.Trong tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể kết hợp từ sự phân tích, từ rất nhiều khía cạnh. Từ Chƣơng 1, khi giới thiệu tổng quan tình hình nghiên cứu tác giả đã tóm tắt, khái quát tổng hợp những vấn đề chính liên quan đến rủi ro lãi suất và công tác quản trị rủi ro lãi suất. Các đánh giá từ quá trình tổng hợp này là cơ sở để đề xuất các giải pháp, kiến nghị nâng cao, hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại BIDV

2.2.4. Phương pháp phân tích so sánh

Sử dụng các phƣơng pháp phân tích thống kê, so sánh số tuyệt đối và số tƣơng đối tốn để phân tích, đánh giá.

- Phương pháp tổng hợp số liệu: Toàn bộ số liệu thu thập đƣợc xử lý bởi

chƣơng trình Excel trên máy tính. Đối với những thơng tin là số liệu định lƣợng thì tiến hành tính tốn các chỉ tiêu cần thiết nhƣ số tuyệt đối, số tƣơng đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.

- Phương pháp biểu thị số liệu

 Phƣơng pháp Bảng thống kê

Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lơgíc nhằm mơ tả cụ thể, rõ ràng các đặc trƣng về mặt lƣợng của các hiện tƣợng nghiên cứu. Bảng thống kê đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê đƣợc thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu thập đƣợc sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phƣơng pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tƣợng nghiên cứu. Các

40

loại bảng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp.

 Đồ thị thống kê

Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đƣờng nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ƣớc các số liệu thống kê. Đồ thị thống kê đƣợc sử dụng trong đề tài này với sự kết hợp giữa các con số với các hình vẽ và màu sắc để trình bày một cách sinh động các đặc trƣng về số lƣợng và xu hƣớng phát triển về mặt lƣợng của hiện tƣợng. Nhờ đó, đồ thị có khả năng thu hút sự chú ý của ngƣời đọc, giúp lĩnh hội đƣợc thơng tin nhanh chóng và kiểm tra nhanh bằng hình ảnh độ chính xác của thơng tin thống kê. Theo hình thức biểu hiện, hai loại đồ thị đƣợc sử dụng trong đề tài này là Biểu đồ hình cột và Biểu đồ mạng nhện. Căn cứ vào nội dung phản ánh, hai loại đồ thị đƣợc sử dụng đó là: Đồ thị rời rạc, đồ thị hình cột...

- Phương pháp phân tích thơng tin

Phân tích thơng tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trƣng, xu hƣớng phát triển của hiện tƣợng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã đƣợc thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu h i nghiên cứu đã đặt ra. Q trình phân tích phải xác định cụ thể các mức độ của hiện tƣợng, xu hƣớng biến động cũng nhƣ tính chất và mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tƣợng, để từ đó rút ra đƣợc những kết luận khoa học về bản chất cũng nhƣ tính quy luật của hiện tƣợng nghiên cứu; dự báo quá trình tiếp theo của hiện tƣợng trong thời gian ngắn. Trong đề tài này, các phƣơng pháp phân tích thống kê đƣợc sử dụng bao gồm: phƣơng pháp phân tích dãy số theo thời gian, phƣơng pháp so sánh…

 Phƣơng pháp phân tích dãy số thời gian

Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm, 2 năm và 3 năm.

 Phƣơng pháp so sánh

So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế, xã hội đã đƣợc lƣợng hố có cùng một nội dung, tính chất tƣơng tự nhau:

41

Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm.

Phƣơng pháp so sánh gồm các dạng: So sánh qua các giai đoạn khác nhau; So sánh các đối tƣợng tƣơng tự; So sánh các yếu tố, hiện tƣợng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến

2.2.5. Hệ thống tiêu chí sử dụng trong luận văn

Trong nội dung của chƣơng 1, tác giả đã lựa chọn một số những chỉ tiêu để đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam trong nội dung của chƣơng 3 tiếp theo. Các tiêu chí đánh giá bao gồm các chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lƣợng.

Các chỉ tiêu định tính bao gồm: Chính sách quản trị rủi ro tỷ giá, quy trình QTRR tỷ giá, kế hoạch xử lý rủi ro tỷ giá, hệ thống xử lý thơng tin và cơng tác kiểm tốn trong hoạt động QTRR tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

Các chỉ tiêu định lƣợng bao gồm: Trạng thái ngoại tệ, cơ cấu tài sản có – tài sản nợ và thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại BIDV

42

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trên cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thƣơng mại đã trình bày tại Chƣơng 1 của luận văn, ở chƣơng 2 này tác giả sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu để tiếp theo đó đƣa ra một cách chính xác về cơng tác quản trị rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Từ đó, tác giả đề xuất một số những giải pháp cũng nhƣ kiến nghị nhằm mục tiêu hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam trong thời gian tới.

43

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ

PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

3.1.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam có trụ sở chính tại địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, Quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Thành lập ngày 26/4/1957, BIDV tự hào là định chế tài chính lâu đời nhất trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam, có uy tín và giá trị hàng đầu Việt Nam; Top 2.000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới trong 5 năm liên tiếp (2015-2019) (Tạp chí Forbes bình

chọn); Xếp hạng 307/500 thƣơng hiệu ngân hàng giá trị nhất toàn cầu và Doanh

nghiệp có chỉ số sức mạnh thƣơng hiệu đứng đầu Việt Nam (Brand Finance bình

chọn). BIDV là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và

cá nhân trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng.

Biểu tƣợng (logo)

Khẩu hiệu (Slogan) của BIDV: “Chia sẻ cơ hội - hợp tác thành công”

Màu sắc nhận biết thương hiệu của BIDV là ba màu: Xanh (C:100; M:90),

Đỏ (M:100; Y:100) và Trắng. Trong đó: Màu xanh là biểu tƣợng của tƣơng lai, hy

vọng và phát triển. Màu đỏ là màu của quốc kỳ Việt Nam, cũng là màu tƣợng trƣng cho sức mạnh, lòng nhiệt huyết và đam mê. Màu trắng là màu tƣợng trƣng cho sự minh bạch và chính trực - giá trị cơ bản của ngành ngân hàng. Đây cũng chính là nền tảng cho các nguyên tắc hành động, là cảm hứng mà BIDV muốn truyền tải đến cán bộ, cổ đông, khách hàng cũng nhƣ cộng đồng.

Lịch sử của BIDV là hành trình liên tục của một tổ chức ln đồng hành với những nhiệm vụ trọng tâm của đất nƣớc. Bản thân tên gọi của ngân hàng qua 4 lần

44

thay đổi đã nói lên mục tiêu, nhiệm vụ chiến lƣợc đồng hành xây dựng đất nƣớc qua các thời kỳ:

- Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (1957-1981)

- Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Việt Nam (1981-1989)

- Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - BIDV (1989-2012)

- Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - BIDV - Tên đầy đủ tiếng Anh là: Bank for Investment and Development of Vietnam JSC (từ 01/05/2012)

Ngày 28-12-2011, BIDV đã tiến hành cổ phần hóa thơng qua việc bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO). Ngày 27-4-2012, BIDV chính thức chuyển đổi thành ngân hàng thƣơng mại cổ phần. Ngày 24-01-2014, BIDV giao dịch chính thức cổ phiếu với mã chứng khoán BID trên sàn chứng khoán

Trong giai đoạn chuyển sang hoạt động theo mơ hình ngân hàng thƣơng mại cổ phần, tình hình kinh tế thế giới và trong nƣớc không mấy thuận lợi nhƣng BIDV vẫn tiếp tục duy trì và phát triển. Quy mô tăng trƣởng nhanh, năng lực tài chính cũng đƣợc nâng cao; BIDV tiếp tục bồi đắp và gia tăng những yếu tố phát triển bền vững cả về chiều rộng, chiều sâu, cả về quy mô, phạm vi và lĩnh vực hoạt động. Đây cũng là giai đoạn BIDV hoàn thành căn bản đề án tái cơ cấu giai đoạn 1, đổi mới toàn diện mọi hoạt động của BIDV theo yêu cầu mới. Giai đoạn này BIDV đã cơ bản giải quyết những vấn đề lớn liên quan đến củng cố, sắp xếp, tái cơ cấu hoạt động; vị trí, vai trị thƣơng hiệu, hình ảnh của BIDV đã đƣợc định vị và khẳng định ở cả trong và ngoài nƣớc.

Trong hoạt động điều hành cân đối nguồn vốn, BIDV đã điều hành vốn một cách linh hoạt và chủ động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt động của ngân hàng. BIDV chú trọng và có những chính sách ƣu tiên gia tăng nguồn vốn huy động từ khách hàng dân cƣ.

Trong hoạt động phục vụ doanh nghiệp, BIDV đã đồng hành chia sẻ, hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp thơng qua các chƣơng trình tín dụng trọng điểm, các gói hỗ trợ lãi suất, đồng thời, triển khai các biện pháp hỗ trợ, đẩy mạnh cho vay mới theo nhu cầu đối với những khách hàng gặp khó khăn tạm thời nhƣng có triển vọng khôi

45

phục, phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, BIDV đã chủ động triển khai các gói tín dụng theo u cầu của Ngân hàng Nhà nƣớc, đi đầu trong việc hạ lãi suất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn vay.

Hoạt động bán lẻ của BIDV cũng đã có những thay đổi toàn diện trên các phƣơng diện nhƣ mơ hình tổ chức, sản phẩm dịch vụ tiện ích phục vụ khách hàng và đổi mới hoạt động bán lẻ theo thông lệ quốc tế.

Trong giai đoạn này, BIDV đã hoàn thành toàn diện các mục tiêu kế hoạch kinh doanh, gia tăng năng lực cạnh tranh, gia tăng sức mạnh nội tại về “chất”, có ý nghĩa căn bản, lâu dài đối với sự phát triển của hệ thống và vƣơn lên trở thành ngân hàng thƣơng mại cổ phần đứng đầu thị trƣờng và có tính bền vững, ổn định.

Đến cuối năm 2019, vị thế của BIDV trong hệ thông các ngân hàng thƣơng mại cổ phần nhƣ sau:

- Số 1 về Vốn điều lệ, Quy mô tổng tài sản, Quy mô dƣ nợ, Quy mô huy động vốn, Chênh lệch thu chi, Thu dịch vụ ròng

- Số 2 về Giá trị vốn hóa thị trƣờng, Quy mơ vốn chủ sở hữu

- Số 3 về Thu ròng từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, Mạng lƣới chi nhánh, Phịng giao dịch trên tồn quốc

3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Tại thời điểm 30/06/2020, tổng số điểm mạng lƣới của BIDV là 189 chi nhánh trong nƣớc, một chi nhánh nƣớc ngồi và 871 Phịng giao dịch và là một trong ba ngân hàng thƣơng mại có mạng lƣới rộng nhất Việt Nam. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đƣợc thể hiện theo các sơ đồ dƣới đây:

46

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Nguồn: : www.bidv.com.vn

Hình 3.2: Bộ máy quản lý tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

47

Hình 3.3: Cơ cấu tổ chức tại các Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Nguồn: www.bidv.com.vn

3.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Năm 2020, BIDV tiếp tục cấu trúc lại toàn diện hoạt động theo hƣớng bền vững, tập trung xử lý nợ xấu, hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính, kiện tồn tổ chức nhân sự, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản trị điều hành, tạo tiền đề vững chắc cho việc hoàn thành phƣơng án cơ cấu lại hoạt động giai đoạn 2016- 2020, đảm bảo quyền lợi của cổ đơng và ngƣời lao động, đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nƣớc, vốn Nhà nƣớc tại BIDV đƣợc bảo toàn và phát triển.

3.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Tổng huy động vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng và phát hành giấy tờ có giá thời điểm 30/06/2020 là 1.216.793 tỷ đồng, tăng 3.39% so với thời điểm

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)