X Vị trí tăng hấp thu FDG mới khơng giống lymphoma
1.5.2. Các nghiên cứu ngoài nước
Shamoon, Dahir-Ali và Shabila (2018) thực hiện nghiên cứu hồi cứu trên 103 người bệnh ULH tại Trung tâm ung thư máu Erbil, miền bắc Iraq. Những bệnh nhân này đã được điều trị ít nhất trong vịng 6 năm. Kết quả điều trị được đánh giá bằng cách đánh giá tỉ lệ sống cịn tồn bộ và sống cịn khơng bệnh sau 5 năm. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 23 tuổi, trẻ em đến 17 tuổi chiếm 31,1% và tỉ lệ nam/nữ là 1: 1,05. Phần lớn (96,1%) bệnh nhân có biểu hiện nổi hạch. Theo phân loại Rye, ULH thể xơ nốt là loại mô học gặp nhiều nhất (48,5%); khoảng một nửa số bệnh nhân (49,5%) bị bệnh giai đoạn II. Tái phát xảy ra ở 20 bệnh nhân; tỉ lệ sống sót sau 5 năm ở trẻ em tốt hơn (89%) so với người trưởng thành (79%). Các yếu tố nguy cơ liên quan được tìm thấy có ảnh hưởng xấu đến sự sống cịn, tuy nhiên, chỉ có mức LDH cao và sự hiện diện của các triệu chứng B cho thấy mối tương quan đáng kể. Nghiên cứu này cho thấy tỉ lệ sống cịn tồn bộ và khơng bệnh sau 5 năm thấp hơn nhiều so với tỉ lệ quốc tế [96].
Perez-Callejo và cs (2018) đã tiến hành hồi cứu 595 bệnh nhân được chẩn đoán ULH và điều trị tại các trung tâm ung thư ở Tây Ban Nha từ năm 1966 đến năm 2014. Thời gian theo dõi trung bình là 22 năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian sống cịn trung bình sau điều trị của người bệnh là 33 năm. Tỉ lệ sống còn sau 10 năm từ khi được chẩn đoán là 76% (KTC 95%: 72% – 79%) và 52% sau 30 năm (KTC 95%: 48% - 57%). Tỉ lệ tử vong tiêu chuẩn (Standardized mortality ratio – SMR) là 2,94 trường hợp mỗi năm. Tuy nhiên nghiên cứu ghi nhận có sự khác biệt lớn về tỉ lệ tử vong ở hai nhóm bệnh nhân được điều trị trước và sau năm 2000. SMR ở những bệnh nhân được chẩn đoán trước năm 2000 là 2,097 (KTC 95%:
1,732 – 2,539) và ở những người được chẩn đoán sau năm 2000 là 5,218. Nhóm bệnh nhân được chẩn đốn sau năm 2000 có các giai đoạn tiến triển hơn có ý nghĩa thống kê, lớn tuổi hơn và ít đáp ứng với điều trị. Nghiên cứu này cũng gợi ý rằng các dạng bệnh lý ULH có thể ngày càng phát triển hơn và gây tử vong cao hơn [86]. Patrizia Mondello và cs (2019) đã tiến hành nghiên cứu so sánh hiệu quả điều trị của hai phác đồ BEACOPP và ABVD trên tổng cộng 372 bệnh nhân đang điều trị ULH trên 7 trung tâm ung thư lớn tại Châu Âu. Bệnh nhân gồm 110 người đã được điều trị bằng BEACOPP và 262 người bằng ABVD. Các đặc điểm cơ bản của hai nhóm khơng khác biệt đáng kể, ngoại trừ tỉ lệ bệnh nhân có nguy cơ cao trong nhóm BEACOPP cao hơn so với nhóm ABVD (47% so với 18%; p = 0,003). Tỉ lệ đáp ứng hoàn toàn được đánh giá bằng PET CT vào cuối chu kỳ thứ hai lần lượt là 67% và 78% cho nhóm ABVD và BEACOPP (p = 0,003). Trong đó 13 bệnh nhân của nhóm ABVD đã đạt được bệnh ổn định và 6 bệnh nhân mắc bệnh tiến triển. Mặt khác, 4 bệnh nhân trong nhóm BEACOPP đã tiến triển, 2 liệu pháp khác bị gián đoạn vì độc tính đe dọa tính mạng. Khi kết thúc điều trị, tỉ lệ đáp ứng điều trị hồn tồn là 76% trong nhóm ABVD và 85% trong nhóm BEACOPP (p = 0,01). Tổng cộng có 20% bệnh nhân trong nhóm ABVD và 14% bệnh nhân trong nhóm BEACOPP được xạ trị bổ sung trên khối trung thất với liều 30Gy. Sau xạ trị, số bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn tăng lên 79% và 87% ở hai nhóm (p = 0,041), tương ứng. Nghiên cứu cũng ghi nhận 39 bệnh nhân (35%) trong nhóm BEACOPP cần giảm liều do độc tính so với 12 bệnh nhân (5%; p = <0,001) trong nhóm ABVD. Nhìn chung, tỉ lệ độc tính nghiêm trọng cao hơn ở nhóm BEACOPP so với nhóm ABVD. Đặc biệt, có sự gia tăng đáng kể tần suất các tác dụng phụ về huyết học cấp 3-4 (giảm bạch cầu trung tính 61% so với 24%; thiếu máu 29% so với 4%; giảm tiểu cầu 29% so với 3%), giảm bạch cầu do sốt (29% so với 3%) , nhiễm trùng nặng (18% so với 3%). Truyền máu được yêu cầu là 51% và 6% bệnh nhân trong nhóm BEACOPP so với nhóm ABVD. Tiến triển trong hoặc ngay sau khi điều trị xảy ra ở 5 bệnh nhân trong nhóm BEACOPPesc (4%) và 16 bệnh nhân trong nhóm ABVD (6%; p = 0,62). Trong số 96 bệnh nhân đáp ứng hồn tồn điều trị với BEACOPP và
xạ trị, có 8 người tái phát (8%), so với 29 trong số 208 bệnh nhân trong nhóm ABVD (14%; p = 0,04). Ở giai đoạn theo dõi trung bình 5 năm, khơng có sự khác biệt thống kê về tỉ lệ sống cịn khơng bệnh ở hai nhóm (p = 0.11) [77].
CHƯƠNG 2