CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1 Đặc điểm bệnh nhân đang điều trị U lympho Hodgkin

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị u lympho Hodgkin tại bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2015 – 2020 (Trang 74 - 77)

X Vị trí tăng hấp thu FDG mới khơng giống lymphoma

3: SD 4: PD 26 Thời điểm tái phát (Định lượng)

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1 Đặc điểm bệnh nhân đang điều trị U lympho Hodgkin

4.1. Đặc điểm bệnh nhân đang điều trị U lympho Hodgkin 4.1.1. Đặc điểm dịch tễ

Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận bệnh thường gặp ở nhóm bệnh nhân trẻ tuổi (dưới 40 tuổi) có 55 bệnh nhân chiếm 72,5%, nhóm bệnh nhân trên 65 tuổi chỉ có 1 bệnh nhân. Chúng tơi cũng ghi nhận nam nhiều hơn nữ (1,4:1). Phù hợp với các nghiên cứu khác tại Việt Nam với lứa tuổi trung bình tại thời điểm chẩn đốn 30-45 tuổi.

Nghiên cứu Anh Thư và cộng sự trên bệnh nhân ULH tại bênh viên Ung Bướu trong 2 năm 2006-2007 ghi nhận 46,2 % bệnh nhân lứa tuổi 15-35 tuổi, nam nhiều

hơn nữ(1,7:1) [10]. Theo kết quả nghiên cứu tác giả Vũ Đức Bình (2020) trên bệnh nhân ULH tại viện Huyết học trung ương, tuổi trung bình 29 tuổi, độ tuổi 20-44 chiếm 65,6% tuổi [2].

Các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mắc u lympho Hodgkin cụ thể theo tuổi cho thấy hai đỉnh tuổi trong phân bố. Đỉnh đầu tiên là ở độ tuổi cuối vị thành niên và giai đoạn đầu ở người trưởng thành và đỉnh thứ hai là sau 55 tuổi [35]. Thống kê tại Châu Âu và Hoa Kỳ cho thấy đây là ung thư có tỉ lệ mắc cao nhất ở lứa tuổi 15–39 tuổi, nên bệnh ung thư này được quan tâm đặc biệt trong nhóm ung thư ở người trẻ tuổi [37]. Sự khác biệt về độ tuổi cũng dẫn đến sự khác biệt về phân loại mô học. U lympho Hodgkin ở người trẻ tuổi đa phần là thể xơ nốt hoặc hỗn hợp [60]. Một nghiên cứu ở Singapore cũng cho thấy sự gia tăng liên tục về tỉ lệ mắc ULH ở các nhóm tuổi trẻ đối với cả nam giới (tỉ lệ mắc bệnh tăng hàng năm lần lượt là 7,0 và 3,4% ở các nhóm tuổi 15–19 và 20–24 tuổi) và nữ giới (tỉ lệ mắc bệnh tăng hàng năm lần lượt là 13,7 và 12,2% ở các nhóm tuổi 15–19 và 20–24) từ năm 1968 đến năm 2004 [53].

Ruaa G Shafi (2017) ghi nhận độ tuổi trung bình của bệnh nhân ULH tại Ả Rập Saudi là 26 tuổi, trong đó nam nhiều hơn nữ [95]. Độ tuổi trung bình này cao hơn nghiên cứu của SEER tại Châu Âu khi ghi nhận độ tuổi trung bình là 38 [50]. Độ tuổi trẻ hóa trong nghiên cứu của chúng tơi và trong nghiên cứu tại các nước Ả Rập có thể lí giải do cơ cấu dân số khi độ tuổi trung bình của dân số tại Ả Rập Saudi là 25,4 tuổi với 50% dân số dưới 25, tại Việt Nam là 30,5 tuổi. Các lí giải khác có thể liên quan đến độ tuổi khởi phát sớm là do tiếp xúc sớm với các tác nhân nguy cơ như EBV, yếu tố di truyền và điều kiện môi trường sống [95].

4.1.2. Đặc điểm lâm sàng

Trong 76 bệnh nhân triệu chứng lâm sàng khiến bệnh nhân phải nhận viện làm xét nhệm chẩn đốn là hạch to chiếm 72,3% kế đến là khó thở 13,1%,chỉ có 6,5% bệnh nhân được chẩn đốn bệnh khi tình cờ khám sức khỏe. Triệu chứng B gồm sốt, sụt cân, đổ mồ hôi đêm) gặp ở 48,7% bệnh nhân tại thời điểm chẩn đoán. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu Vũ Đức Bình (2020) hạch ngoại biên to 93,8%, khó thở 25% và triệu chứng B 50% [2].

Nghiên cứu của Shamoon trên 103 bệnh nhân có 96,1% được chẩn đốn khi phát hiện hạch to,khơng có bệnh nhân bị khó thở tại thời điểm chẩn đốn [96]. Và tại Mỹ, nghiên cứu của Koshy và cs (2016) tại Hoa Kỳ ghi nhận chỉ có với 37,3% bệnh nhân có triệu chứng B [68]. Điều này cho thấy triệu chứng khiến bệnh nhân đến khám là hạch to. Tuy nhiên có sự khác nhau về số bệnh nhân ở nước phát triển và đang phát triển. Tại các nước phát triển nói chung Việt Nam nói riêng, bệnh nhân thường ít quan tâm đến triệu chứng bệnh và ít khám sức khỏe thường xun, nên khi có triệu chứng rầm rộ: hạch to hay khó thở bệnh nhân mới đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. Khác với các nước Châu Âu và Mỹ, bệnh nhân được khám sức khỏe định kì nên chỉ có 37,3% có triệu chưng B tại thời điểm chẩn đốn.

Trong triệu chứng hạch to khiến bênh nhân đến khám thì hạch cổ chiếm tỉ lệ cao nhất 63,2%, hạch trung thất 25%, hạch ổ bụng 6,6% kế đến là hạch nách và hạch bẹn 1,3%. Theo y văn triệu chứng hạch cổ sẽ dao động từ 60-80% [74]. Kết quả này thấp hơn của Vũ Đức Bình (2020) với hạch cổ 90,6% và Nguyễn Trần Anh Thư (2009) hạch cổ 80% [2],[10]. Có sự khác biệt này có thể vì các tác giả trên nghiên cứu trên bênh nhân ở bệnh viện chuyên khoa Ung Bướu nên triệu chứng hạch cổ sẽ nhiều. Đối với bệnh viện chúng tôi là bệnh viện đa khoa, nên chỉ một phần bệnh nhân chúng tôi tiếp nhận là hạch cổ to, phần còn lại là bệnh nhân sẽ đến khám tại khoa phổi hay ngoại lồng ngực vì triệu chứng khó thở hay u trung thất khi tình cờ khám sức khỏe.

Tại thời điểm chẩn đốn bệnh nhân có u bulky trên CT hay PET chiếm 18,4%, trong đó 80% là u trung thất, cịn lại là u vùng bụng và tổn thương vùng cùng cụt. U bulky được xem là yếu tố tiên lượng bất lợi dành cho bệnh nhân ULH giai đoạn sớm. Tuy nhiên ở nghiên cứu của Shunan và cộng sự trên bệnh nhân ULH cổ điển giai đoạn tiến triển trên 5 trung tâm có u trung thất chiếm 33,6%,bulky ngồi trung thất chiếm18,6% [88]. Có sự khác nhau về tỉ lệ u bulky giữa 2 nghiên cứu vì số mẫu của nghiên cứu chúng tôi nhỏ hơn và nghiên cứu của Shunan được miêu tả trên bệnh nhân ULH giai đoạn III, IIV.

Tổn thương ngồi hạch ghi nhận 17,1%, trong đó 76% bệnh nhân có 1 tổn thương ngồi hạch và 23% bệnh nhân có trên 2 tổn thương ngồi hạch. Vị trí tổn thương ngồi hạch thường thấy là phổi, xương. Nghiên cứu của Vũ Đức Bình ghi nhận tổn thương xương chiếm 41,7%,màng phổi 33,3% [2]. Theo Gaudio F (2018) ghi nhận trên 384 bệnh nhân ULH cho thấy tỉ lệ tổn thương phổi là 42% và tổn thương xương là 43% [43].

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị u lympho Hodgkin tại bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2015 – 2020 (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w