Nguyên tắc tự do ý chí trong quy định về chủ thể của hợp đồng

Một phần của tài liệu Nguyên tắc tự do ý chí trong bộ luật dân sự năm 2015 (Trang 32 - 39)

CHƢƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỰ DO Ý CHÍ

2.2.Nguyên tắc tự do ý chí trong quy định về chủ thể của hợp đồng

Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định chủ thể của quan hệ dân sự bao gồm cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ đƣợc hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm. Tuy có cách thức quy định khác so với Bộ luật Dân sự năm 2005 nhƣng trong nội hàm quy định về chủ thể thì chúng ta có thể khái qt chủ thể tham gia giao kết hợp đồng bao gồm: Cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác (tổ hợp tác, hộ gia đình và tổ chức khác khơng có tƣ cách pháp nhân) và Nhà nƣớc -chủ thể đặc biệt của quan hệ hợp đồng. Bằng quyền tự do ý chí của mình, cá nhân, tổ chức có thể tham gia xác lập các giao dịch dân sự nói chung hay giao kết hợp đồng nói riêng. Và để hợp đồng hay giao dịch dân sự đó phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa các bên thì một trong những điều kiện tiên quyết là việc các bên giao kết có đầy đủ năng lực pháp luật cũng nhƣ yêu cầu thực tế của gioa dịch. Điểm a, Khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Chủ thể có năng lực pháp luật dân

sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập”, để

phù hợp với mỗi loại giao dịch thì chủ thể phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đúng quy định. Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định tại điểm a khoản 1 Điều 122 quy định “Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự” việc thay đổi của cụm từ “ngƣời tham gia giao dịch” bằng

28

“chủ thể” cùng với việc bổ sung nội dung “năng lực pháp luật dân sự phù hợp với giao dịch” để phù hợp với sự thay đổi mới trong quy định về chủ thể. Việc quy định này nhằm mục đích tránh thu hẹp phạm vi theo cách hiểu “ngƣời” chỉ là cá nhân và hƣớng tới bao quát hết đƣợc tất cả các chủ thể của giao dịch dân sự, nhiều loại giao dịch và hợp đồng. Theo quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự tại Điều 17 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì quy định về chủ thể bao gồm năng lực pháp luật dân sự; năng lực hành vi dân sự của chủ thể phải phù hợp với giao dịch dân sự đƣợc xác lập và tính tự nguyện, tự do ý chí của chủ thể tham gia giao dịch. Bản chất của giao kết hợp đồng là việc các bên đƣợc tự do bày tỏ ý chí và thống nhất ý chí điểm b, khoản 1 Điều 117

“Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện” đây chính là

nguyên tắc tự do ý chí trong quy định chủ thể của hợp đồng.

- Đối với chủ thể là cá nhân

Cá nhân là chủ thể của giao dịch dân sự phải có năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự phù hợp với giao dịch dân sự đƣợc xác lập. Cá nhân có đầy đủ năng lực của chủ thể là năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự mới nhận thức đƣợc hành vi của mình và có ý chí tiêng để tự mình xác lập, thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh cũng nhƣ tự chịu trách nhiệm đối với hợp đồng đã giao kết. Ý chí riêng của mỗi cá nhân trong trƣờng hợp này hết sức quan trọng là điều kiện quyết định hiệu lực của giao dịch.

Khoản 1 và khoản 3 Điều 16 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự” và “năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết đi”. Điều 16 Bộ luật Dân

sự năm 2015 quy định “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của

cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”,

sự phù hợp ý chí, mong muốn chủ quan với lý trí của chủ thể chính là năng lực hành vi dân sự của cá nhân. Để chủ thể tham gia giao kết hợp đồng dân sự

29

thì điều kiện năng lực chủ thể của cá nhân là tiền đề cần thiết là yếu tố quyết định hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung và hợp đồng dân sự nói riêng đó là sự tất yếu phù hợp với pháp luật ở đa số các nƣớc trên thế giới hiện nay. Cá nhân có năng lực chủ thể phù hợp với hợp đồng đƣợc xác lập đều có quyền tham gia giao kết hợp đồng, trừ những trƣờng hợp cá nhân chƣa thành niên, bị mất năng lực hành vi dân sự, cá nhân có nhận thức gặp khó khăn, hạn chế trong việc làm chủ hành vi dân sự. Xuất phát từ góc nhìn tâm sinh lý, ngƣời đủ 18 tuổi hồn tồn có đầy đủ khả năng nhận thức về sự vật, sự việc và đầy đủ lý trí để quyết định, tự chịu trách nhiệm về hành động của mình, nhận thức của họ đã đầy đủ và toàn diện, biết trƣớc đƣợc hành vi của mình sẽ dẫn tới hậu quả có lợi hay bất lợi. Nhận thức đƣợc hành vi mình đã làm và quyền lựa chọn cách xử sự trƣớc sự kiện xảy ra. Việc phân định năng lực hành vi dựa trên độ tuổi theo quy định của pháp luật hiện nay hoàn toàn phù hợp với sự phát triển về ý chí cũng nhƣ lý trí của cá nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự. Các trƣờng hợp hạn chế về năng lực hành vi này đƣợc quy định từ Điều 21 đến Điều 24 Bộ luật Dân sự năm 2015 cụ thể nhƣ sau:

- Ngƣời chƣa đủ sáu tuổi, ngƣời mất năng lực hành vi không đƣợc xác lập giao dịch bất cứ giao dịch nào, mọi giao dịch đều do ngƣời đại diện theo pháp luật của họ xác lập.

- Ngƣời từ đủ sáu tuổi đến chƣa đủ mƣời lăm tuổi có năng lực hành vi dân sự chƣa đầy đủ trừ những giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh họa hàng ngày phù hợp với lứa tuổi thì các giao dịch khác khi xác lập, thực hiện phải đƣợc sự đồng ý của ngƣời đại diện theo pháp luật;

- Ngƣời từ đủ mƣời lăm tuổi đến chƣa đủ mƣời tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực thực hiện giao dịch dân sự, tuy nhiên các giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của pháp luật thì phải có sự đồng ý của ngƣời đại diện theo pháp luật;

30

- Ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải có sự đồng ý của ngƣời đại diện theo pháp luật trừ những giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc pháp luật có quy định khác.

Khoản 1 Điều 59 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định “Giao dịch xác lập giữa ngƣời đƣợc giám hộ có liên quan đến tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ đều vơ hiệu, trừ trƣờng hợp giao dịch vì lợi ích của ngƣời đƣợc giám hộ và có sự đồng ý của ngƣời giám sát việc giám hộ” và quy định tại khoản 4 điều 143 Bộ luật Dân sự năm 2015 “Ngƣời đại diện và ngƣời giao dịch với ngƣời đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vƣợt quá phạm vi đại diện gây thiệt hại cho ngƣời đƣợc đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thƣờng thiệt hại”. Đây là sự dự liệu các trƣờng hợp đặc biệt khác nhằm bảo vệ quyền lợi của ngƣời đƣợc đại diện, ngƣời đƣợc giám hộ.

- Pháp nhân và các chủ thể đặc biệt khác

Điều 1, Bộ luật Dân sự năm 2005 trƣớc đây đã xác định chủ thể của quan hệ dân sự theo một nghĩa rộng bao gồm cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác. Vậy ngoài pháp nhân -tổ chức đƣợc thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức theo quy định cỉa Bộ luật Dân sự; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác, tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Pháp nhân là chủ thể đầy đủ của quan hệ pháp luật dân sự. Các chủ thể khác đƣợc nhắc đến trong quy định này bao gồm cả các tổ chức khơng có tƣ cách pháp nhân, mặc định hộ gia đình, tổ hợp tác là chủ thể quan hệ dân sự và chủ hộ là đại diện đƣơng nhiên của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự, cịn tổ trƣởng tổ hợp tác là ngƣời đại diện đƣơng nhiên của tổ hợp tác trong các giao dịch dân sự. Tuy chỉ khẳng định tƣ cách chủ thể của cá nhân và pháp nhân trong Điều 1 của Bộ luật Dân sự năm 2015 nhƣng tại Điều 101 quy định:

31

“1. Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác khơng có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác khơng có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi có sự thay đổi người đại diện thì phải thơng báo cho bên tham gia quan hệ dân sự biết.

Trường hợp thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác khơng có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy quyền làm người đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực hiện.

2. Việc xác định chủ thể của quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình sử dụng đất được thực hiện theo quy định của Luật Đất đai.”

Việc quy định này dẫn tới hai cách hiểu khác nhau có thể hiểu trong quan hệ dân sự chỉ có hai loại chủ thể là cá nhân và pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác khơng có tƣ cách pháp nhân không đƣợc khẳng định là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, trong quá trình hoạt động nếu hộ gia đình, tổ hợp tác cần tham gia giao dịch dân sự phục vụ cho hoạt động của mình thì phải thơng qua các thành viên - không nhân danh “hộ hay tổ” mà nhân danh cá nhân thành viên hoặc các thành viên ủy quyền cho ngƣời khác thì ngƣời đƣợc ủy quyền nhân danh ngƣời ủy quyền là các thành viên tham gia vào giao dịch đân sự đó mà khơng có sự “nhân danh” đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác. Và cách hiểu Bộ luật Dân sự năm 2015 đã không mặc định tƣ cách chủ thể, tƣ cách đại diện của loại chủ thể này mà vạch định tra “trƣờng hợp” và chỉ dẫn cách thức tham gia vào các giao dịch dân sự của loại chủ thể đặc biệt này thành viên là ngƣời trực tiếp tham gia xác lập, thực hiện nhƣng không phải với nghĩa là những cá nhân riêng rẽ, độc lập mà dựa trên mối quan hệ của hộ gia đình hoặc tổ hợp tác [25]. Nhƣ vậy, dù có hay khơng

32

có tƣ cách pháp nhân thì loại chủ thể này khi tham gia vào các giao dịch dân sự, theo quy định thì việc thể hiện ý chí chung của các thành viên, đề cao sự tự do ý chí của tất cả các thành viên, bảo vệ quyền lợi tối đa của họ mà không phải tập trung vào một ngƣời nhƣ quy định trƣớc đây. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nƣớc ở trung ƣơng, địa phƣơng là chủ thể đặc biệt, bình đẳng với các chủ thể khác và chịu trách nhiệm dân sự khi tham gia quan hệ dân sự. Mặc dù là chủ thể đặc biệt những xuất phát từ bản chất của giao dịch dân sự là sự thỏa thuận, thống nhất, tự do ý chí giữa các bên dẫn tới địa vị chủ thể của các bên đều bình đẳng ngang nhau, tự chịu trách nhiệm về quyền và nghĩa vụ trong giao dịch mà mình đã xác lập.

- Quy định về đại diện

Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự nói chung hay các giao dịch dân sự nói riêng, các chủ thể bằng ý chí của mình đã tự nguyện xác lập, thực hiện các giao dịch. Tuy nhiên một số trƣờng hợp đặc biệt hay lý do khách quan bằng ý chí của chủ thể , mong muốn tham gia vào một giao dịch nào đó mà chủ thể đó khơng thể tự mình thực hiện đƣợc, điều này cần có sự giúp đỡ của ngƣời khác với tƣ cách là đại diện, nhân danh cho chủ thể trực tiếp tham gia vào giao dịch. “Đại diện là chế định có chức năng trợ giúp xã hội, là một trong những thành quả của trí tuệ pháp lý của lồi ngƣời, mang tính nhân văn, nhân đạo” [33]. Trên nguyên tắc tự do ý chí, một ngƣời có thể thể hiện ý chí của mình thơng qua một ngƣời khác “Đại diện là việc cá nhân,

pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự” -quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Dân

sự năm 2015.

Có hai loại đại diện là đại diện theo pháp luật và đại diện theo yêu cầu với những quy định của pháp luật tƣơng ứng. Đại diện theo pháp luật đƣợc

33

xác định bởi pháp luật, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền hoặc theo điều lệ của pháp nhân với phạm vi đại diện trên cơ sở lợi ích của các nhân, tổ chức đƣợc đại diện, trừ khi pháp luật có quy định khác. Đó là quan hệ đại diện giữa cha, mẹ với con chƣa thành niên; ngƣời đƣợc tòa án chỉ định làm ngƣời giám hộ đối với ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi; ngƣời đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Đại diện theo ủy quyền đƣợc xác lập trên cơ sở ủy quyền giữa ngƣời đại diện và ngƣời đƣợc đại diện với phạm vi ủy quyền đƣợc xác định trên cơ sở ý chí của ngƣời ủy quyền. Với hình thức ủy quyền bằng văn bản (hợp đồng ủy quyền) thì điều kiện quan trọng quyết định là sự tự do ý chí của các bên trong giao kết hợp đồng ủy quyền, ý chí này là sự ràng buộc giữa các bên. Trong phạm vi ủy quyền, việc đại diện theo ủy quyền không những ràng buộc giữa hay bên mà còn phát sinh mối quan hệ dân sự với ngƣời thứ ba. Vì vậy, trong trƣờng hợp sự thể hiện ý chí của một trong hai bên tham gia vào quan hệ đại diện bị hạn chế sẽ dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng, có thể ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích của ngƣời thứ ba trong quan hệ đại diện này. Một quan hệ đại diện đƣợc coi là có hiệu lực khi ngƣời đại diện có thẩm quyền đại diện, ngƣời đại diện phải là ngƣời có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự phù hợp. Trƣờng hợp đại diện theo ủy quyền, pháp luật dân sự cho phép điều kiện của ngƣời đại diện có thể từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi, trừ trƣờng hợp pháp luật quy đinh ngƣời đại diện phải đủ 18 tuổi trở lên. Giao dịch dân sự do ngƣời khơng có quyền đại diện thực hiện khơng phát sinh hiệu lực với ngƣời đƣợc đại diện, trừ trƣờng hợp ngƣời đƣợc đại diện biết mà không phải đối trong một khoảng thời gian hợp lý, ngƣời đƣợc đại diện công nhận giao dịch. Bộ luật Dân sự quy định cụ thể cấm ngƣời đại diện giao kết hợp đồng với chính mình hoặc bên thứ ba do chính mình đại diện. Quy định này góp phần bảo vệ quyền và lợi ích cho ngƣời đƣợc đại diện. Quy định ý chí của ngƣời đại diện vơ cùng quan trọng, ngƣời đại diện phải có ý chí đại diện và biểu lộ ý chí đó thì sự đại diện mới có hiệu lực pháp luật. Nếu ngƣời đại diện

Một phần của tài liệu Nguyên tắc tự do ý chí trong bộ luật dân sự năm 2015 (Trang 32 - 39)