3.4.3.1.2 .Chưa tổ chức tốt sale – marketing
3.4.3.2. Nguyên nhân khách quan
3.4.3.2.1. Bất cập trong hệ thống pháp luật
Nhìn chung, nước ta đã có hệ thống pháp lý tương đối đầy đủ điều chỉnh dịch vụ logistics. Tuy nhiên vẫn cịn hạn chế về tính đồng bộ và rõ ràng của các văn bản dưới luật, việc giải thích và áp dụng các quy định của luật về hoạt động logistics có nhiều điểm chưa thống nhất, gây khó khăn cho doanh nghiệp khi thực thi.
Nói đến quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics, phápluật chưa quy định cụ thể thế nào là “chi phí hợp lý” hoặc “lý do chính đáng” khi xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lgistics. Các chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics có quyền thỏa thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ. Sự thỏa thuận của các chủ thể được pháp luật đặt lên hàng đầu, trong trường hợp các chủ thể khơng thỏa thuận được thì theo quy định họ có các quyền và nghĩa vụ tại Điều 235 LTM 2005, đó là quyền được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác. Tuy nhiên, “chi phí hợp lý khác” là chi phí gì thì chưa có văn bản hướng dẫn. Ngồi ra các quy định về hợp đồng dịch vụ
logistics không được tập trung tại một văn bản pháp lý nhất định mà nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau, gây khó khăn trong q trình kí kết giữa hai bên.
3.4.3.2.2. Cơ sở hạ tầng cịn nhiều thiếu sót
Hệ thống cảng biển nước ta vẫn cịn nhiều nhược điểm. Quy hoạch phát triển cịn ngắn hạn, khơng đồng bộ, giao thơng kết nối cịn nhiều bất cập, dịch vụ logistics phát triển còn manh mún và chưa tương xứng, trách nhiệm của địa phương quá thụ động về quy hoạch phát triển và bị động về kinh phí, cơ chế quản lý phát triển kết cấu hạ tầng dịch vụ hỗ trơ cho cảng biển, về thẩm quyền bảo đảm lợi ích cho nhà đầu tư, quy hoạch sử dụng đất đai cịn chưa phù hợp,…chính là những điểm hạn chế chủ yếu của hệ thống cảng biển Việt Nam.
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA
QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA BSL LOGISTICS.
4.1. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh cho BSL LOGISTICS trongnhững năm tới. những năm tới.
COVID-19 đã tác động không nhỏ đến ngành giao nhận vận tải biển. Trong những năm tới, để tiếp tục phục hồi và phát triển cùng với nền kinh tế Việt Nam cũng như thế giới, em xin đưa ra một số định hướng cho BSL LOGISTICS như sau:
Tiếp tục phát triển quan hệ sẵn có, kí hợp đồng trực tiếp với các hãng tàu, duy trì quan hệ khách hàng…
Đẩy mạnh công tác hỗ trợ, tư vấn cho các công ty xuất nhập khẩu vừa, nhỏ và mới thành lập.
Đa dạng hóa thêm dịch vụ giao nhận khác, tìm kiếm nguồn khách hàng là các cơng ty xuất nhập khẩu lớn trong nước, các cơng ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các cơng ty forwarder nước ngồi để cơng ty thành agent đầu Việt Nam cho họ…
Hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ: Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng khai thuê hải quan (đặc biệt là các thủ tục chứng từ phức tạp liên quan đến hoạt động xuất, nhập hàng hóa) để thu hút thêm khách hàng đến với dịch vụ này.
Đẩy mạnh công tác marketing: nghiên cứu nhu cầu thị trường, quảng bá hình ảnh cơng ty, đổi mới giao diện websit công ty cho thu hút khách hàng.
4.2. Giải pháp để công ty nâng cao năng lực canh tranh dịch vụ giao nhận hàng
hóa quốc tế
4.2.1. Nâng cao chất lượng dịch vụ
Trong hoạt động dịch vụ giao nhận vận tải biển, chất lượng của dịch vụ đem đến cho khách hàng sự tin tưởng, yên tâm là hàng hóa của mình đang được an tồn và đến tay người nhận. Việc cạnh tranh bằng chất lượng là vô cùng cần thiết, nó giúp cơng ty bớt được gánh nặng cạnh tranh bằng giá vì trong cuộc chiến tranh giá cả, cơng ty không thể lại được với các cơng ty lớn, họ có số lượng hàng hàng tháng lớn, sẽ nhận được ưu đãi hơn từ các hãng tàu.
Chất lượng dịch vụ cung cấp đến khách hàng được coi là yếu tố mang đến thành công cho doanh nghiệp. Sự khác biệt về chất lượng trong ngành dịch vụ sẽ tạo ra ưu thế cạnh tranh rất lớn cho doanh nghiệp. Để có thể nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp đến khách hàng BSL LOGISTICS cần có những giải pháp cụ thể.
Trước hết, công ty cần đổi mới, nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện có. Đồng thời, bổ sung các dịch vụ khác nhằm đáp ứng được hầu hết nhu cầu của khách hàng.
Thêm các dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng.
Dịch vụ vận chuyển hàng hoá nội địa, phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng từ cảng về xưởng cho khách cũng không thể bỏ qua. Cơng ty nên có đội xe để phát triển mảng này. Đây là dịch vụ mà khách hàng địi hỏi rất cao về tính chun nghiệp. Với khối lượng hàng hố rất lớn, việc vận chuyển nhanh và đảm bảo an toàn là yêu cầu bắt buộc đối với bất kỳ công ty làm dịch vận chuyển nào.
Dịch vụ của công ty phải đáp ứng được những yêu cầu là nhanh gọn, chính xác, an tồn với chi phí thấp nhất có thể. Muốn vậy, cơng ty nên tự mình xây dựng một số
chỉ tiêu như thời gian hồn thành cơng việc hợp lý, theo dõi kết quả dịch vụ, đánh giá của khách hàng.
Ngoài ra, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tư vấn cho khách hàng về tình hình cạnh tranh trên thị trường, tình hình hoạt động ngoại thương, luật pháp quốc tế cũng là điều cơng ty có thể cân nhắc để phát triển. Cung cấp cho khách hàng những thông tin về nghiệp vụ liên quan đến việc giao nhận để khách hàng hiểu rõ, hay thông tin đối tác xuất nhập khẩu, đưa ra các lời khuyên về các điều khoản trong hợp đồng mua bán ngoại thương, giải thích cụ thể các điều khoản phức tạp để khách hàng không hiểu sai, dẫn đến tranh cãi khi có tranh chấp xảy ra… Những dịch vụ bổ sung này mang tính chất như một loại chất xúc tác duy trì và củng cố quan hệ với khách hàng cũng như nâng cao vị thế của công ty trong cạnh tranh.
4.2.2. Giảm chi phí cho hoạt động giao nhận
Có thể nói, ở thị trường Việt Nam thì giá cả có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định tiêu dùng dịch vụ. Các công ty xuất nhập khẩu, đặc biệt các nhà máy thường tìm đến các cơng ty forwarder cho họ giá dịch vụ ưu đãi nhất. Để giảm giá dịch vụ, cơng ty cần có
những biện pháp cắt giảm chi phí. Chi phí của dịch vụ giao nhận bao gồm các phần chính: chi phí vận chuyển, chi phí nhân lực, chi phí thơng quan. Về chi phí vận chuyển, do khơng có hệ thống chun chở bằng đường biển, nên cơng ty phải chịu chi phối bởi giá cước của các ngành này là khá lớn. Vì vậy cơng ty nên tiếp tục duy trì, phát triển mối quan hệ tốt với các hãng tàu, điều này có thể giúp cơng ty nhận được ưu đãi hơn về giá. Công ty cần ký kết hợp đồng lâu dài với những hãng vận tải này nhằm thỏa thuận một mức chi phí thấp nhất. Về chi phí thơng quan, đây là một phần chi phí cố định của mỗi doanh nghiệp theo quy định của nhà nước. Tuy nhiên, lĩnh vực giao nhận vận tải là một lĩnh vực tương đối nhạy cảm nên ngồi những chi phí theo quy định của nhà nước, các doanh nghiệp còn phải chi thêm các khoản phụ phí khác ngồi luồng để hàng hóa của khách được thơng quan dễ dàng hơn. Điều này phụ thuộc vào mối quan hệ của các công ty với cơ quan hải quan và lượng hàng hóa của các cơng ty. Do đó cơng ty cần phải cố gắng thiết lập mối quan hệ tốt đẹp, lâu dài với các cơ quan chủ quản như Bộ Thương Mại, Tổng cục Hải quan... Từ đó, việc thực hiện các thủ tục, giấy tờ trong quá trình thực hiện hợp đồng cũng sẽ diễn ra nhanh chóng, thuận tiện hơn, giúp giảm được các chi phí phát sinh, dẫn đến giá cả dịch vụ sẽ giảm đi, do đó sẽ nâng cao được sức cạnh tranh dịch vụ của cơng ty. Ngồi ra cơng ty cũng cần tổ chức, sắp xếp, đào tạo nhân sự một cách phù hợp, để từ đó có thể phát huy hết khẳ năng của từng nhân viên trong công ty.
Bên cạnh những điều trên, công ty cần tối đa hố q trình giao nhận, giảm thiểu tối đa các chi phí về xếp, dỡ hàng hố xuất nhập khẩu, giảm các chi phí về vận chuyển nội địa và thuê kho bãi cho khách hàng. Cần thiết xây dựng kế hoạch chi phí cho từng thời kỳ kinh doanh và tiến hành điều trình cho phù hợp với điều kiện thực tế, điều này đặt biệt quan trọng trong giai đoạn hậu COVID-19. Mặc dù yếu tố giá cả không phải là yếu tố quyết định trong việc nâng cao sức cạnh tranh đối với các sản phẩm dịch vụ, nhưng với tâm lý chung của các khách hàng tại Việt Nam thì dịch vụ nào có giá thấp hơn với chất lượng hợp lý thì vẫn nhận được nhiều sự ưu tiên hơn.
4.2.3. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
Trong ngành dịch vụ, yếu tố con người là quan trọng nhất, nó quyết định đến sự thành bại của dịch vụ, vì con người tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm dịch vụ,
con người cũng là người tiếp cận trực tiếp với khách hàng. Chính vì thế, nhân viên có nghiệp vụ giỏi, sẽ giúp cho chất lượng dịch vụ được nâng cao, từ đó nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ cơng ty.
Người làm dịch vụ giao nhận là nhà tổ chức quy trình vận tải giao nhận. Ngành này đòi hỏi người làm dịch vụ giao nhận phải có trình độ nghiệp vụ giỏi, hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực này, phải có kiến thức về địa lý, có hiểu biết luật lệ trong nước và quốc tế, nắm vững nghiệp vụ ngoại. Bên cạnh đó nhân viên cịn phải có sự hiểu biết về các lĩnh vực liên quan như hàng hải, ngân hàng, bảo hiểm...
Để đáp ứng những yêu cầu nêu trên, công ty nên tuyển dụng những ứng viên có bằng cấp chuyên ngành ngoại thương, kinh doanh quốc tế, logistics. Bởi khi đi học họ đã được đào tạo những kiến thức nền tẳng để hiểu được những nghiệp vụ liên quan khi làm việc. Những ứng viên trái ngành thì cũng nên là những người đã học qua khóa học ngắn hạn về nghiệp vụ để không bị bỡ ngỡ khi làm việc.
Đối với những nhân viên nghiệp vụ chưa vững, công ty nên đào tạo thêm để họ nâng cao kỹ năng nghiệp vụ. Vì BSL LOGISTICS chỉ là công ty bé nên việc đào tạo này có thể do nhân viên có nhiều kinh nghiệm hơn dẫn dắt, chỉ bảo.
Bên cạnh đó, việc nâng cao ý thức cho các nhân viên cũng rất quan trọng, góp phần giúp cơng ty nâng cao hiệu quả cơng việc. Đó là tư duy sáng tạo trong cơng việc, tinh thần trách nhiệm, ý thức giữ gìn bảo vệ tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty, tiết kiệm. Thường xuyên đề cập đến việc nâng cao ý thức của mọi nhân viên trong công việc, trong sử dụng thiết bị, tài sản của cơng ty. Cơng ty cần có chính sách sử dụng lao động phải đúng người đúng việc, lãnh đạo công ty phải gương mẫu trong thực hành tiết kiệm, ý thức, trách nhiệm cao với công việc để nhân viên noi theo.
Nhằm tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc, cơng ty nên đưa ra chính sách thưởng phạt rõ ràng, mức đãi ngộ tốt đối với người có sáng kiến cải tiến cơng việc. Việc khuyến khích có thể bằng vật chất hoặc tinh thần:
Khuyến khích bằng vật chất: có thể bằng thu nhập hoặc tiền thưởng. Cơng ty có thể khuyến khích khi nhân viên hồn thành tốt cơng việc hay trong những dịp lễ tết.
Khuyến khích tinh thần: có thể là tổ chức cho nhân viên những chuyến đi dã ngoại nhằm nâng cao tinh thần đồn kết trong cơng ty mà cũng thể hiện sự quan tâm của giám đốc với họ. Hoặc có thể tuyên dương những cán bộ thực hiện công tác tốt hay có những sáng kiến hay trong cơng việc. Hoặc khuyến khích bằng cách thăng chức cho những cán bộ có năng lực và có khả năng đảm trách.
Một khi cơng ty đã tạo ra được cho mình một đội ngũ cán bộ gồm ban lãnh đạo tài giỏi cùng với các nhân viên dày dặn kinh nghiệm, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao trong cơng việc thì sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển hơn nữa của công ty, đồng thời sẽ nâng cao được chất lượng dịch vụ của cơng ty. Khi đó, dịch vụ của cơng ty sẽ có sức cạnh tranh cao hơn nữa trên thị trường.
4.2.4. Tăng cường marketing
Như đã nêu ở trên, mảng marketing của cơng ty cịn kém, do đó cần thiết cơng ty phải có những biện pháp marketing để mở rộng sự nhận diện, có những chiến lược kinh doanh tốt hơn. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của ngành giao nhận như hiện nay, thêm vào sự ảnh hưởng mạnh mẽ của đại dịch COVID-19, việc nghiên cứu thị trường, nhu cầu của khách hàng là vơ cùng cần thiết.
Theo mơ hình marketing 4P (Product, Price, Place, Promotion), chúng ta đã nói đến 2 yếu tố là product và price. Về place, cơng ty đã có trụ sở và văn phịng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, gần với các trụ sở, văn phịng của các hãng tàu, cũng gần với các cảng biển.
Nói về promotion, chiêu thị, cơng ty cần có những chính sách quảng bá hình ảnh cơng ty để nhiều người biết đến hơn. Ví dụ như đăng kí danh bạ doanh nghiệp trên Trang Vàng (kênh danh bạ doanh nghiệp uy tín nhất Việt Nam), khi một cơng ty nào đó cần cơng ty giao nhận có thể lên đó tìm kiếm. Hay các nhân viên có thể tích cực đăng bài lên các hội nhóm về logistics, forwarder để tên cơng ty được lan rộng. Đặc biệt công ty cần tạo giao diện với cho website công ty, cũng như thường xuyên cập nhật thông tin trên fanpage facebook.
4.3. Kiến nghị đối với cơ quan Nhà Nước4.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật 4.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật
Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, logistics đóng vai trị quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, ở Việt Nam, pháp luật điều chỉnh dịch vụ logistics chưa thực sự hồn thiện, cịn tồn tại những bất cập làm hạn chế năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Sau một thời gian dài phát triển, dịch vụ logistics đã được thể chế hóa trong Luật Thương mại 2005, pháp luật về giao thông vận tải, các nghị định: Nghị định số 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ logistics, Nghị định số 144/2018/NĐ-CP về vận tải đa phương thức... góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vụ logistics phát triển. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng pháp luật vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế cần khắc phục để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về logistics.
Nhìn chung, nước ta đã có hệ thống pháp lý tương đối đầy đủ điều chỉnh dịch vụ logistics. Tuy nhiên vẫn cịn hạn chế về tính đồng bộ và rõ ràng của các văn bản dưới luật, việc giải thích và áp dụng các quy định của luật về hoạt động logistics có nhiều điểm chưa thống nhất, gây khó khăn cho doanh nghiệp khi thực thi. Bởi vậy, Chính phủ cần tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật thông qua việc xây dựng các văn bản hướng dẫn rõ ràng, thống nhất. Hiện nay, việc kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu cịn mất thời gian và chi phí. Cải cách thủ tục hành chính trong khâu này cần được quan tâm hơn.
4.3.2. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng