CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.2. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần quốc tế
3.2.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong hoạt
động cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK của Công ty Cổ phần quốc tế Tico
3.2.2.1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh:
Đối thủ cạnh tranh :
Khi hoạt động thương mại quốc tế của VN càng tăng trưởng nhanh chóng qua các năm thì ngành Logistics trở thành một tiềm năng lợi nhuận lớn đối với các doanh nghiệp. Tính đến năm 2019, VN đã có khoảng hơn 4000 doanh nghiệp Logistics với 70% là doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ (theo Báo cáo Logistics VN 2019). Điều này khiến cuộc chiến cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường ngày càng vất vả và khó khăn. Ở Hà Nội, các doanh nghiệp Logistics đứng
đầu nhóm quy mơ vừa và nhỏ như Bách Việt Shipping, Khải Minh Global, Airseaglobal, Bee Logistics… đang là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đối với Tico..
Công ty TNHH Vận tải Bách Việt là một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực vận tải – logistics, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực vận tải hàng hóa với nhiều năm kinh nghiệm trên các hình thức vận chuyển khác nhau. Cơng ty có chi nhánh văn phịng tại các tỉnh thành tại VN và chi nhánh Hà Nội đang chiếm thị phần lớn trong khu vực miền Bắc. Năm 2016 khi ngành vận tải biển có chiều hướng giảm khi mà cung vượt cầu, Bách Việt đã thành công cạnh tranh với các công ty giao nhận khác. Hơn 10 năm phát triển lớn mạnh thành công, Bách Việt sở hữu chi nhánh tại các tỉnh thành lớn ở Việt Nam cùng với mạng lưới quan hệ 350 đại lý tại gần 150 quốc gia trên toàn thế giới. Hoạt động giao nhận của Bách Việt đảm bảo tính chuyên nghiệp từ door-to-door cho đến các hoạt động đơn lẻ trong chuỗi hoạt động logistics nói chung. Tại Bách Viêt, sự kết hợp đa dạng các loại hình phương tiện vận chuyển từ đường biển, đường hàng không, đường bộ và đường sắt đã nâng cao hiệu suất vận chuyển cũng như tiềm lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, ra khỏi phân khúc doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, những doanh nghiệp lớn trong ngành vận tải như Công ty CP Transimex, Công ty CP Hợp Nhất Quốc tế, Tổng Công ty Hàng Hải VN… là đối thủ cạnh tranh lớn nhất đối với các doanh nghiệp Logistics nói chung và đối với Tico nói riêng. Các cơng ty này ln nằm trong top các cơng ty uy tín trong ngành Vận tải – Logistics dựa trên báo cáo tài chính các năm gần nhất, uy tín truyền thơng và thơng qua khảo sát của các chuyên gia trong ngành về quy mô vốn, thị trường, lao động và tốc độ tăng trưởng hàng năm. Vị thế vững chắc của các công ty này là một rào cản cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp Logistics quy mơ vừa và nhỏ nói chung. Khi mà các doanh nghiệp kinh doanh logistics Việt Nam cung ứng cho khách hàng các dịch vụ cơ bản hoặc từng dịch vụ đơn lẻ thì các ơng lớn như Tân Cảng, Transimex, Vinalines… đang dần tích hợp dịch vụ cũng như phương thức vận chuyển như các doanh nghiệp liên doanh hiện nay.
Mặt khác, trong thị trường logistics nói chung có đến 12% các doanh nghiệp là doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp nước ngoài. Những tập đoàn lớn như
Deutsche Post DHL Group, Maersk Group, Kuehne & Nagel VN, DB Schenker Vietnam, Nippo Express VN, Expeditors VN… từ lâu đã có vị trí nhất định trên thị trường quốc tế và không ngoại lệ khi họ chiếm thị phần lớn trong thị trường logistics Việt Nam. Các cơng ty này có đội tàu lớn và cung cấp cả gói dịch vụ logistics tích hợp đa dạng cùng với năng lực tài chính mạnh và khả năng áp dụng cơng nghệ vào hoạt động logistics. Đặc biệt, các cơng ty này đang đón đầu các cơ hội từ TPP hay FTA tại thị trường Việt Nam hiện nay, tạo thêm sức ép cạnh tranh chồng chất đối với các doanh nghiệp logistics nội địa.
Khách hàng : Khách hàng sử dụng dịch vụ logistics của cơng ty được chia
thành hai nhóm chính: nhóm khách hàng trực tiếp và nhóm khách hàng gián tiếp.
Nhóm khách hàng trực tiếp : Là nhóm khách hàng sử dụng trực tiếp các dịch
vụ logistics của công ty. Nguồn khách hàng này phần lớn có được là từ việc hợp tác với các đối tác ở nước ngoài. Cụ thể, các đối tác tìm kiếm những khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics cho q trình mua bán hàng hóa giữa Việt Nam và các quốc gia khác. Nhóm khách hàng này quan tâm đến các yếu tố như giá cả, chất lượng dịch vụ, thời gian vận chuyển. Bên cạnh đó, các lĩnh vực của nhóm khách hàng trực tiếp cũng rất đa dạng, bao trùm hầu hết các ngành hàng, nổi bật trong số đó là may mặc, linh kiện điện tử, đồ nội thất, nông sản, thực phẩm, vật liệu xây dựng.
Trên thực tế nhóm khách hàng trực tiếp tại cơng ty lại được phân chia thành một số nhóm nhỏ nhằm dễ dàng lên chiến lược tiếp cận và chăm sóc phù hợp, bao gồm: khách hàng trung thành, khách hàng tiềm năng, khách hàng chưa thường
xuyên và khách hàng tiêu cực.
Nhóm khách hàng gián tiếp : Khách hàng gián tiếp là đối tượng gián tiếp sử dụng dịch vụ logistics của Tico. Họ không phải là bên Tico làm việc trực tiếp (thường đối tượng này nằm ở môi trường nội địa, có mối quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế với khách hàng trực tiếp của cơng ty). Nhóm khách hàng này thường khơng phải quan tâm nhiều đến giá cả bởi chi phí lớn nhất để vận chuyển một lơ hàng chính là tiền cước vận chuyển và khách hàng gián tiếp của Tico khơng phải là bên chi trả khoản phí hày. Thay vì đó, nhóm khách hàng gián tiếp thường quan tâm đến chất lượng dịch vụ (giao và nhận hàng có đúng thời gian hay khơng, tình trạng hàng
hóa sau q trình vận chuyển cịn ngun vẹn hay khơng…). Nhóm khách hàng này tuy không trực tiếp làm việc với Tico nhưng thực tế có thể đánh giá và gửi phản hồi về phía cịn lại về chất lượng dịch vụ logistics của Công ty Tico đối với họ. Bởi vậy, công ty vẫn đặt phương châm chăm sóc tốt đối tượng khách hàng gián tiếp song song với nhóm khách hàng trực tiếp.
Yếu tố công nghệ và cơ sở hạ tầng
Yếu tố công nghệ : Sự phát triển về công nghệ trong thời gian gần đây tạo nên
những tác động không hề nhỏ đến các lĩnh vực phát triển. Các giải pháp sáng tạo trong công nghệ phát triển sẽ được áp dụng để giảm thiểu các quy trình khơng hiệu quả trong hoạt động Logistics với trọng tâm lớn là sự phát triển bền vững. Hoạt động số hóa trong việc quản lý dữ liệu góp phần cải thiện tốc độ, tính chủ động và phục hồi của các hoạt động trong chuỗi giao nhận hàng hóa nói chung, từ đó tăng khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng và đạt doanh thu cao hơn. Việc áp dụng số hóa của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics giúp giám sát hàng tồn kho, quản lý kho hàng hiệu quả và tối ưu hóa các chuyến hàng vận chuyển đường bộ, đường biển và đường hàng khơng. Một doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội này áp dụng các cơng nghệ kỹ thuật vào quy trình hoạt động logistics sẽ tạo được thế chủ động trong cuộc chiến cạnh tranh hiện nay trên thị trường
Đối với thực tế xu hướng phát triển hiện nay, Tico chưa tận dụng được những cơ hội về phát triển cơng nghệ để tối ưu hóa quy trình làm việc cũng như quản lý cơng việc. Các hoạt động giữa các bộ phận trong chi nhánh vẫn cịn được quản lý thủ cơng qua hình thức mail điện tử nên việc tiếp nhận thơng tin, lưu trữ và trích xuất dữ liệu cịn khá chậm, dẫn đến hoạt động phản hồi yêu cầu của khách hàng chưa được linh hoạt và khá mất thời gian. Đây cũng là điểm yếu của Tico trong bối cảnh các doanh nghiệp đang cạnh tranh gay gắt để mở rộng tệp khách hàng.
Cơ sở hạ tầng : Tại Việt Nam, thực trạng cơ sở hạ tầng – vật chất phục vụ hoạt
động logistics tuy đã được đầu tư phát triển nhưng kết cấu hạ tầng vẫn còn nhiều yếu kém do sự phát triển mạnh của nền kinh tế. Hạ tầng giao thông vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, đặc biệt đối với các lĩnh vực đường sắt, cảng thủy nội địa đầu mối cũng như phương tiện thủy nội địa. Thực tế cho thấy, chất lượng hệ thống kết cấu hạ tầng cho dịch vụ logistics chưa được đầu tư và nâng cấp tương xứng với yêu
cầu hiện đại hóa của dịch vụ logistics trên thế giới. Khu vực cảng nước sâu cho tàu container có sức chở lớn chưa đạt được yêu cầu XNK và cạnh tranh quốc tế đối với hàng hóa trung chuyển khu vực ASEAN. Đường thủy nội địa vẫn tận dụng điều kiện tự nhiên, chưa được đầu tư khai thác. Mặt khác, hệ thống đường sắt lạc hậu, thiếu an toàn với các khổ đường hẹp, cắt ngang trục giao thơng chính.
Các trung tâm logistics chưa được đầu tư mang tính kết nối và có chiến lược phát triển lâu dài, thường do tự phát dựa trên nhu cầu của một nhóm KH. Hệ thống nhà kho còn nhỏ lẻ, chỉ đủ đáp ứng cho các tập đoàn logistics lớn, các doanh nghiệp logistics vừa và nhỏ vẫn chưa khai thác được kho trung chuyển nhằm giảm thiếu chi phí, phụ thuộc vào hệ thống nhà kho của các cơng ty logistics liên doanh nước ngồi.
Rào cản gia nhập ngành :
Để gia nhập ngành logistics Việt Nam thì rào cản pháp lý là tương đối thấp. Kể từ khi Viêt Nam tham gia WTO và hội nhập ASEAN về logistics, nước ta đã thực hiện các cam kết về tự do hóa dịch vụ logistics trong WTO. Giai đoạn gần đây, logistics bùng nổ làn sóng khởi nghiệp của doanh nghiệp vừa và nhỏ, gia nhập ngành của các tập đoàn lớn. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp logistics ngày càng sôi động, căng thẳng hơn. Trong bối cảnh các Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, cơ hội để ngành logistics VN tiếp cận thị trường logistics rộng hơn, các doanh nghiệp logistics nội địa có nhiều khơng gian mở rộng thị phần hơn.
Với một số loại hình dịch vụ logistics khơng u cầu vốn đầu tư cao như thủ tục hải quan là cơ hội cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có tài sản và đầu tư thấp gia nhập thị trường. Mỗi doanh nghiệp cần xác định rõ lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm và dịch vụ của mình khi thâm nhập lĩnh vực logistics để có thể khai thác và đưa ra những mơ hình kinh doanh mới.
Bên cạnh đó, rào cản lớn nhất khi tham gia lĩnh vực logistics vẫn là từ những đối thủ cạnh tranh với tiềm năng về nguồn lực tài chính và cơng nghệ. Ở một khía cạnh nào đó, khi các cơng ty đều cung cấp những dịch vụ tương tự thì yếu tố về giá trở thành rào cản của các doanh nghiệp mới gia nhập ngành khi chi phí logistics hiện nay ở VN cịn khá cao. Trong đó, Tico đã khai thác được thế mạnh của mình
về chất lượng dịch vụ cũng như khả năng cung cấp giá offer ưu đãi cho khách hàng để đảm bảo tính cạnh tranh của mình trên thị trường chung.
Chính sách phát triển vận tải biển :
Vận tải biển là định hướng cũng như lĩnh vực phát triển chính của Tico. Vì vậy, các chính sách phát triển vận tải biển nói chung của VN có sự ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Tico. Năm 2014, Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải biển VN đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 1517/QĐ-TTg đã tạo điều kiện phát triển vận tải đường biển cho các doanh nghiệp logistics. Trong đó, việc quy hoạch loại và cỡ tàu vận tải được phân chia cụ thể dùng cho các đối tượng hàng hóa khác nhau và mục đích vận chuyển khác nhau. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng quyết định quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển theo Quyết định số 2190/QĐ-TTg tập trung xây dựng một số cảng nước sâu cho tàu có tải trọng lớn đạt tiêu chuẩn quốc tế, phát triển có chiều sâu các trang thiết bị dây chuyền cơng nghệ bốc xếp và quản lý. Đồng thời, phát triển nguồn nhân lực vận tải biển như sỹ quan, thuyền viên, công nhân kỹ thuật hàng hải… giúp đẩy nhanh các quy trình, thủ tục hành chính tại cảng biển, tiết kiệm thời gian lưu kho, lưu cont tại bãi của mỗi lô hàng vận chuyển. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mà cịn thúc đẩy các cảng khai thác nhiều tuyến hàng hơn.
Mặt khác, Quyết định số 169/QĐ-TTg về Đề án phát triển dịch vụ logistics trong giao thông vận tải đến 2020, định hướng 2030 cũng mở ra các cơ hội cho doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động vận tải. Nâng cao năng lực doanh nghiệp Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tả như kiện tồn mơ hình tổ chức của doanh nghiệp, thực hiện kết nối các chuỗi dịch vụ Logistics để từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
3.2.2.2. Các yếu tố môi trường bên trong tác động đến năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần quốc tế Tico :
Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp : Hiện tại với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh hoạt động logistics XNK, đặc biệt là hoạt động giao nhận hàng hoá, bộ máy hoạt động của công ty cũng dần được hoàn thiện và phát triển theo từng giai đoạn. Trên thực tế bộ phận overseas sales được khai thác và tập trung phát triển vào giai đoạn từ những năm 2016, khi tình hình thị trường
sales nội địa logistics vơ cùng cạnh tranh và nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, vậy nên cơ cấu tổ chức của công ty có những thay đổi để phù hợp và thích ứng với sự phát triển của công ty
Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần quốc tế Tico bao gồm : Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, giám đốc và 5 phòng ban : Phòng sale Oversea, Phòng chứng từ, Phịng kế tốn, Phịng giao nhận và Phịng hành chính- nhân sự, là một bộ máy hợp lí, hiện đã và đang vận hành hiệu quả hoạt động kinh doanh của cơng ty. Mỗi bộ phận vừa có tính chun mơn hóa cao, vừa có tính linh hoạt để đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban. Bộ máy nhân sự vững chắc này chính là yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công cho công ty kể từ khi chuyển đổi phạm vi khách hàng vào giai đoạn 2012-2016.
Nguồn nhân lực :
Xét về trình độ: Số nhân viên với trình độ đại học chiếm hơn 80% đã cho thấy
năng lực và trình độ chun mơn của nhân viên tại cơng ty cổ phần quốc tế Tico. Với trình độ đại học, mỗi nhân viên đã được trang bị cho mình những kiến thức và kĩ năng cơ bản cho cơng việc sau này của mình. Chính vì vậy, dù mới ra trường và có những bỡ ngỡ nhất định nhưng từng nhân viên của công ty sẽ được đào tạo bài bản từ đầu và đi sâu vào công việc cụ thể. Với khả năng nắm bắt kiến thức và sự thích nghi tốt, nhân viên với trình độ đại học cũng sẽ phần nào dễ dàng hịa nhập và học hỏi hơn trong mơi trường làm việc quốc tế. Với số lượng nhân viên còn lại chiếm phần trăm kém hơn trong tổng số nhân viên, lần lượt là cao đẳng, thạc sĩ, tiến sĩ, cũng sẽ có những ưu điểm nhất định khi bước vào cơng việc thực tế của mình. Cụ thể, đối với nhân viên có trình độ cao đẳng, họ sẽ có nhiều thời gian để có thể tiếp xúc với cơng việc thực tế và thực hành chúng một cách nhuần nhuyễn. Đối với quản lý, nhân viên có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ, họ sẽ có cái nhìn sâu hơn về các kiến thức chuyên ngành và có hiểu biết chi tiết hơn trong q trình vận hành hoạt