Với Viện kiểm sát nhân dân các cấp

Một phần của tài liệu Quy chế phối hợp giữa cơ quan thi hành án dân sự và các cơ quan khác trong tổ chức thi hành án dân sự ở việt nam (Trang 34 - 35)

1.4. Mối quan hệ cụ thể trong quy chế phối hợp giữa cơ quan thi hành

1.4.4.Với Viện kiểm sát nhân dân các cấp

Cơ quan thi hành án dân sự phối hợp với Viện kiểm sát các cấp trong việc thi hành án, nhƣng thực chất VKSND các cấp kiểm sát việc tuân thủ pháp luật trong thi hành án để hỗ trợ cơ quan thi hành án dân sự thực hiện đúng quy định pháp luật trong quá trình tổ chức THADS nhƣ việc: thụ lý; xác minh, phân loại hồ sơ; xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án; xử lý tiêu huỷ vật chứng; giải quyết khiếu nại - tố cáo; cƣỡng chế thi hành án và các thủ tục khác.

Theo quy định tại Điều 28 Luật Tổ chức VKSND năm 2014 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính thì Viện Kiểm sát có thẩm quyền rất lớn, phạm vi kiểm sát là rất rộng, tất cả các hoạt động của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự, CHV và các hành vi liên quan đến công tác thi hành án dân sự đều đƣợc kiểm sát, từ khâu “cấp, chuyển giao, giải

thích, đính chính bản án, quyết định của Tịa án, ra quyết định thi hành án…” đến tự kiểm tra việc thi hành án và thông báo kết quả thi hành án. Trong q trình thi hành án, nếu có những nội dung hoặc hành vi của CHV không đúng pháp luật thì VKSND có quyền kháng nghị; “yêu cầu đình chỉ việc thi hành án, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc thi hành án, chấm dứt hành vi vi

phạm pháp luật”. Qua đó, giúp các cơ quan thi hành án dân sự và CHV kịp thời

ngăn chặn, phòng ngừa nhiều vi phạm pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự. Đặc biệt, trong việc tổ chức cƣỡng chế thi hành án, định giá tài sản, tiêu huỷ tang vật cử Kiểm sát viên tham gia kiểm sát, phối hợp tốt với cơ quan thi hành án trong công tác đề nghị xét miễn, giảm tiền phạt, án phí theo quy định của pháp luật.

Công tác kiểm sát thi hành án dân sự gồm rất nhiều khâu nghiệp vụ kiểm sát, trong đó có nghiệp vụ kiểm sát trực tiếp thƣờng xuyên đối với hoạt động thi hành án, kiểm sát viên tham gia trực tiếp việc tác nghiệp của CHV trong từng vụ việc. Đây là một trong những nghiệp vụ kiểm sát thi hành án dân sự có vị trí then chốt để phát hiện các sai phạm một cách tồn diện, kịp thời, có hiệu quả, từ đó kịp thời chấn chỉnh, chấm dứt các vi phạm, hạn chế tới mức thấp nhất các vi phạm của CHV, của cơ quan thi hành án dân sự.

Một phần của tài liệu Quy chế phối hợp giữa cơ quan thi hành án dân sự và các cơ quan khác trong tổ chức thi hành án dân sự ở việt nam (Trang 34 - 35)