Vai trò của quy chế phối hợp giữa cơ quan thi hành án dân sự và

Một phần của tài liệu Quy chế phối hợp giữa cơ quan thi hành án dân sự và các cơ quan khác trong tổ chức thi hành án dân sự ở việt nam (Trang 37 - 43)

các cơ quan khác trong tổ chức thi hành án dân sự ở Việt Nam

hành án dân sự là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của công tác thi hành án dân sự. Tất cả các cơ quan thi hành án dân sự đều ý thức rằng, nếu nhận đƣợc sự phối hợp hỗ trợ tốt từ các cơ quan, ban ngành liên quan thì cơng tác thi hành án đạt kết quả cao. Ở đâu, nơi nào có sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, nơi đó cơng việc thi hành án thuận lợi và đạt đƣợc thành tích tốt.

Phán quyết của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết vụ việc là sự vận dụng các quy định của pháp luật để đem lại sự công bằng về quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị hành vi trái pháp luật xâm hại. Tuy nhiên sự công bằng này mới chỉ tồn tại trên giấy tờ trong khi đó các quyền và lợi ích bị xâm hại là những gì đã diễn ra trên thực tế. Nhiệm vụ của cơ quan THADS và các cơ quan hữu quan là hiện thực hóa các phán quyết của cơ quan xét xử đã tuyên, đƣa sự cơng bằng đó ra thực tiễn, khơi phục lại các quyền và lợi ích đã bị xâm hại, tất cả những điều này chỉ có đƣợc khi phán quyết của cơ quan xét xử đƣợc thi hành.

Đƣơng sự trong THADS gồm có bên đƣợc thi hành án và bên phải thi hành án. Trong nhiều trƣờng hợp, Nhà nƣớc cũng chính là một bên đƣơng sự trong hoạt động THADS, vì vậy việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự không chỉ là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân mà cịn là bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc và toàn xã hội. Một bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực nếu không đƣợc thi hành hoặc chậm thi hành thì hệ lụy trƣớc mắt là quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự khơng đƣợc đảm bảo, cịn về lâu dài thì khi pháp luật khơng đƣợc tôn trọng và thực thi đồng nghĩa với việc niềm tin của nhân dân vào Nhà nƣớc và pháp luật suy giảm. Do vậy, việc thực thi phán quyết của cơ quan xét xử là nhiệm vụ chung của Nhà nƣớc và toàn xã hội, sự tham gia phối hợp của các cơ quan có liên quan trong cơng tác THADS cũng là vì mục tiêu chung của Nhà nƣớc.

Thi hành án dân sự là hoạt động liên quan trực tiếp đến quyền về tài sản và nhân thân của các bên đƣơng sự, để giải quyết việc thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải tiến hành nhiều thủ tục nhƣ: tống đạt, xác minh, áp dụng các biện pháp đảm bảo, biện pháp cƣỡng chế thi hành án... vì thế, cơ quan thi hành án dân sự không thể “đơn thân độc mã” thực hiện đƣợc các cơng việc trên, mà cần có sự phối hợp với

các cơ quan, tổ chức có liên quan. Ví dụ: Liên quan đến quyền sử dụng đất cơ quan thi hành án dân sự cần sự phối hợp của cơ quan quản lý tài nguyên và môi trƣờng; liên quan đến tài khoản cần sự phối hợp của ngân hàng, tổ chức tín dụng... Hay nhƣ việc xác minh điều kiện THADS là hoạt động trung tâm trong quá trình tổ chức THADS, thu thập đƣợc đầy đủ thông tin về điều kiện thi hành án là yếu tố quan trọng cho thành công của việc tổ chức thi hành án. Cơ quan THADS không thể nắm bắt đƣợc điều kiện thi hành án của ngƣời phải thi hành án nếu không tiến hành các hoạt động xác minh. Những thông tin về điều kiện THADS của ngƣời phải thi hành án chỉ có thể thu thập đƣợc thơng qua các cơ quan, tổ chức quản lý thơng tin. Vì vậy, khơng phối hợp thì khơng thể có hoạt động xác minh điều kiện THADS trên thực tế.

Thực tế cho thấy những năm qua kết quả THADS đạt đƣợc rất tích cực khi hồn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ Quốc hội giao. Để có đƣợc kết quả đó, ngồi nỗ lực của hệ thống THADS, sự chỉ đạo, lãnh đạo sát sao của Bộ Tƣ pháp, Lãnh đạo Tổng cục THADS cịn có sự đóng góp tích cực của các cơ quan liên quan. Công tác phối hợp trong giải quyết việc thi hành án đƣợc duy trì hiệu quả, nhiều vụ việc phức tạp đƣợc giải quyết dứt điểm, chất lƣợng công tác thi hành án dân sự ngày càng bền vững, do đó Quy chế phối hợp có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay là bởi:

Thứ nhất, việc ban hành quy chế phối hợp giúp các cơ quan, ban ngành có

liên quan có ý thức rõ ràng về nhiệm vụ chung trong công tác THADS phải hoàn thành. Để đạt đƣợc mục tiêu mỗi cơ quan, ngƣời đứng đầu cơ quan căn cứ quy chế để chỉ đạo, điều hành các cán bộ, công chức trong cơ quan, gắn trách nhiệm, quyền hạn từng con ngƣời cụ thể với mỗi nhiệm vụ đƣợc giao, góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc.

Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền lực nhà nƣớc là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm sốt giữa các cơ quan nhà nƣớc trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp”. Mỗi hệ thống cơ quan đƣợc giao một nhánh quyền lực, thực hiện quản lý chuyên sâu một lĩnh vực nhƣng sự độc lập trong hoạt động của các cơ quan chỉ có tính chất tƣơng đối bởi giữa các lĩnh vực, các mảng hoạt động vẫn có sự giao thoa nhất định. Hơn nữa, mặc dù có sự phân cơng nhƣng mục đích cuối

cùng của việc phân công quyền lực là thực hiện có hiệu quả quyền lực nhà nƣớc để quản lý nhà nƣớc và xã hội. Sự phối hợp giữa các cơ quan diễn ra đa dạng trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội trong đó bao gồm cả cơng tác THADS, chính vì vậy thực hiện sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan trong THADS cũng góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc.

Thứ hai, hệ thống những văn bản quy chế phối hợp trong THADS sẽ là cơ sở

cho việc hình thành mối quan hệ có tổ chức và có kỷ luật, bên cạnh đó là cơ sở pháp lý đảm bảo cho mọi hoạt động phối hợp của cơ quan liên quan với cơ quan THADS luôn đƣợc đồng bộ và thống nhất xuyên suốt trong quá trình tổ chức THADS. Đây là yếu tố căn bản, là điều kiện đảm bảo việc THADS đƣợc thực hiện một cách liên tục, là điều kiện đảm bảo việc THADS đƣợc thực hiện một cách liên tục, hiệu quả.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay thì cơ quan THADS đƣợc độc lập trong tổ chức và hoạt động thi hành bản án, quyết định dân sự; các CHV đƣợc chủ động trong việc THA. Sau khi đƣợc phân công nhiệm vụ, CHV tổ chức thi hành án theo những trình tự, thủ tục luật định nối tiếp nhau về mặt thời gian. Tuy nhiên, trong quá trình THADS chỉ cần một cơ quan không thực hiện trách nhiệm phối hợp hoặc chậm thực hiện trách nhiệm phối hợp đều đƣa đến hệ quả là sự ngắt quãng của quá trình tổ chức THA, kéo dài thời gian, thậm chí đình trệ khơng thể thi hành án đƣợc. Do đó, nếu khơng nhận đƣợc sự phối hợp, hỗ trợ từ phía các cơ quan hữu quan thì hoạt động của cơ quan THADS từ chỗ độc lập sẽ trở thành phụ thuộc còn sự chủ động của CHV sẽ biến thành sự bị động.

Thứ ba, là cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá công tác phối hợp trong tổ chức

THADS. Hệ thống các quy chế là công cụ quan trọng để các cơ quan liên quan kiểm tra q trình phối hợp, kiểm sốt chất lƣợng kết quả cơng việc để từ đó có những đánh giá chính xác, minh bạch tình hình thực hiện cơng việc của cơ quan, cá nhân trong thực tế so với nhiệm vụ đƣợc giao từ đó có điều chỉnh phù hợp.

Sự tham gia phối hợp của các cơ quan là điều kiện cần, mức độ thực hiện trách nhiệm phối hợp đến đâu mới là điều kiện đủ để đem lại hiệu quả cho công tác THADS. Thực tiễn công tác THADS đã chứng minh: ở đâu các cơ quan thực

hiện đúng, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, thực hiện sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng thì cơng tác THADS đạt kết quả tốt; ngƣợc lại ở đâu trách nhiệm phối hợp không đƣợc thực hiện đầy đủ, thực hiện thiếu sự đồng bộ, nhịp nhàng thì hiệu quả THADS đạt đƣợc thấp.

Từ những phân tích, có thể thấy phối hợp nói chung và quy chế phối hợp với các cơ quan liên quan trong tổ chức thi hành án dân sự nói riêng là điều không thể thiếu trong hoạt động thi hành án dân sự, qua đó: (i) Bảo đảm bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực thực tế trong cuộc sống; (ii) Bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nƣớc, tổ chức và cơng dân; góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội; (iii) Thơng qua việc thi hành án, Cơ quan thi hành án phát hiện sai sót của Tịa án trong việc áp dụng pháp luật từ đó kiến nghị Tịa án có thẩm quyền kịp thời chỉ đạo công tác xét xử, hƣớng dẫn áp dụng pháp luật và kiến nghị trong việc lập pháp; (iv) Góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Việc tổ chức thi hành các phán quyết của Tòa án đƣợc giao cho các cơ quan THADS, nhƣng không chỉ là trách nhiệm riêng của các cơ quan THADS. Mỗi cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình đều có trách nhiệm phối hợp, giúp đỡ cơ quan THADS thực hiện mục tiêu chung của Nhà nƣớc.

Thi hành án dân sự giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của bộ máy nhà nƣớc nói chung và trong hoạt động tƣ pháp nói riêng. Việc phối hợp tốt với các cơ quan, tổ chức, ban ngành liên quan trong THADS là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của công tác THADS.

Tuy nhiên, để tạo đƣợc mối quan hệ tốt với các cơ quan ban ngành, các tổ chức là điều không dễ dàng đối với lãnh đạo cũng nhƣ CHV cơ quan THADS do quyền lợi của các bên đƣơng sự giai đoạn này luôn mâu thuẫn nhau, khiếu nại - tố cáo diễn ra nhiều và phức tạp. Từ sau khi có Luật Thi hành án dân sự, vị thế cơ quan thi hành án dân sự đƣợc nâng lên, các cơ quan thi hành án dân sự đã ý thức và quan tâm xây dựng mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức, ban ngành ở địa phƣơng, nên hiệu quả công tác thi hành án dân sự đƣợc nâng lên rõ rệt.

Để thực hiện tốt mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan THADS với cơ quan, tổ chức hữu quan cần bảo đảm các điều kiện về: cơ sở pháp lý; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phƣơng đối với hoạt động phối hợp giữa cơ quan THADS với các cơ quan, tổ chức hữu quan trong THADS và đảm bảo về điều kiện vật chất, kinh phí cho hoạt động phối hợp; các CHV, cán bộ cơ quan THADS cần phải thực hiện công việc thi hành án một cách thuần thục, trên cơ sở nắm vững quy định pháp luật và kinh nghiệm giải quyết công việc phù hợp với thực tiễn nhằm đảm bảo bản án, quyết định của Tòa án đƣợc thi hành đúng pháp luật, cần phải nắm vững kiến thức chuyên môn, đồng thời, phải có kỹ năng giao tiếp và tác phong làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp.

Qua những phân tích ở chƣơng 1 sẽ là tiền đề cho sự phát triển những nhận định ở chƣơng 2 về thực trạng trong công tác phối hợp giữa cơ quan thi hành án dân sự và các cơ quan khác trong tổ chức thi hành án dân sự ở Việt Nam.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ THỰC HIỆN QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ CÁC CƠ QUAN KHÁC

TRONG TỔ CHỨC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Quy chế phối hợp giữa cơ quan thi hành án dân sự và các cơ quan khác trong tổ chức thi hành án dân sự ở việt nam (Trang 37 - 43)