Rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích tài chính tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 61 - 62)

V. CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN

b) Đánh giá cơ cấu

3.2.5.3. Rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản xảy ra khi cung về tiền ít hơn cầu về tiền, rủi ro thanh khoản liên quan đến khả năng chuyển các tài sản thành tiền một cách nhanh chóng.

Để đánh giá rủi ro thanh khoản, sử dụng chỉ tiêu trạng thái thanh khoản ròng. Trạng thái thanh khoản ròng tại một thời điểm là chênh lệch giữa cung thanh khoản và cầu thanh khoản.

Chỉ tiêu 22: Khe hở thanh khoản

Ý nghĩa: Độ lệch kỳ hạn phản ánh dư thừa hay thiếu hụt thanh khoản theo dải kỳ hạn.

Công thức:

Khe hở thanh khoản = TSC đến hạn-TSN đến hạn

Chỉ tiêu 23: Tỷ lệ khe hở thanh khoản lũy kế

Công thức:

Tỷ lệ khe hở thanh khoản lũy kế/Tổng Tài sản (%)

Khe hở thanh khoản lũy kế

= x 100

Tổng Tài sản

Cách xác định: Tính toán cho từng loại tiền tệ theo kỳ hạn còn lại. 3.2.6. Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh

Đánh giá quy mô, cơ cấu, tốc độ tăng trưởng thu nhập, chi phí 3.2.6.1. Đánh giá quy mô, cơ cấu thu nhập, chi phí

- Đánh giá tập trung vào các khoản mục lớn như: theo kết cấu trên báo cáo kết quả kinh doanh:

+ Đối với thu nhập: thu từ lãi, thu dịch vụ, ngoại hối, đầu tư, thu khác…. + Đối với chi phí: chi từ lãi, chi dự phòng rủi ro, chi quản lý kinh doanh

- Đánh giá theo kết quả kinh doanh cuối cùng cho từng hoạt động: tín dụng, huy động, dịch vụ, đầu tư,… hoặc theo từng khối kinh doanh, từng dòng sản phẩm…

Chỉ tiêu 24 Tăng trưởng của khoản thu nhập/ chi phí X

Tăng trưởng của khoản thu nhập/chi phí X

Thu nhập/chi phí X tại kỳ phân tích

= ( -1) x 100

Thu nhập/chi phí X tại cùng kỳ phân tích năm trước

Cách xác định: theo các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh do kế toán lập.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích tài chính tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w