V. CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN
c) nghĩa phương pháp phân tích Dupont
Phân tích Dupont thường được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một đơn vị. Mô hình phân tích Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo kết quả kinh doanh với bảng cân đối kế toán, do vậy phương pháp này cho thấy các yếu tố cơ bản tác động tới kết quả kinh doanh của đơn vị.
Phân tích Dupont có thể được các đơn vị sử dụng để phân tích những thay đổi của chỉ số ROE theo thời gian, so sánh với các đơn vị khác cùng ngành kinh doanh.
3.1.3. Tổng hợp các phương pháp phân tích tài chính
Sử dụng linh hoạt, xen kẽ, tổng thể các phương pháp trong phân tích tài chính nhằm đem lại kết quả cao hơn khi phân tích để thấy được kết quả mà mỗi chỉ tiêu đem lại trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác.
Ngoài các phương pháp phân tích chủ yếu trên, có thể sử dụng đồng thời một số phương pháp như: phương pháp dự báo, phương pháp đồ thị, phương pháp biểu đồ, phương pháp toán tài chính,phân tích tình huống giả định...
3.1.4. Điều kiện áp dụng các phương pháp phân tích tại BIDV
3.1.4.1. Đối với phương pháp phân tích so sánh
Đây là phương pháp so sánh được áp dụng phổ biến trong các báo cáo phân tích tài chính của BIDV, để nâng cấp thực hiện cần xây dựng nhóm thông tin về các chỉ tiêu bình quân ngành và các tỷ lệ tham chiếu khác để so sánh và đánh giá định kỳ.
3.1.4.2. Đối với phương pháp phân tích tỷ số
So sánh với các năm trước So sánh bình quân ngành và các tỷ lệ tham chiếu Nhìn nhận tình hình tài chính trên bình diện rộng Phân tích, đánh giá các
chỉ số tổng quát Đánh giá chi tiết Đánh giá chung
Đưa ra xu hướng biến động và khả năng hoạt động của tổ chức so với mức trung
Đây cũng là phương pháp được áp dụng phổ biến trong các báo cáo phân tích tài chính của BIDV. Để đổi mới về quy mô và chất lượng của các báo cáo phân tích cần mở rộng và cập nhật thêm hệ thống nhóm chỉ tiêu phân tích tài chính.
3.1.4.3. Đối với phương pháp phân tích Dupont
Đây là phương pháp tương đối đơn giản và hữu ích trong phân tích, đặc biệt trong việc tìm ra nguyên nhân kết quả. Tuy nhiên hiện nay phương pháp này ít được sử dụng và chưa phổ cập tại BIDV.
3.2. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại Ngân hàng Đầu tư và Pháttriển Việt Nam triển Việt Nam
3.2.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về Vốn
Chỉ tiêu 1: Hệ số an toàn vốn (CAR - Capital Adequacy Ratio)
Phản ánh khả năng tự bù đắp rủi ro bằng vốn tự có đối với hoạt động kinh doanh của đơn vị, đo lường năng lực tài chính của đơn vị. Hệ số CAR được xác định bằng tỷ lệ giữa vốn tự có tính CAR so với Tổng Tài sản “Có” rủi ro tại cùng một thời điểm:
CAR(%)
Vốn tự có
= x 100
Tổng Tài sản có rủi ro
Chỉ tiêu 2: Hệ số vốn cấp 1
Phản ánh khả năng tự bù đắp rủi ro cho hoạt động kinh doanh của đơn vị từ nguồn vốn cấp 1 là nguồn vốn cơ bản có tính ổn định cao của đơn vị, được xác định bằng tỷ lệ giữa Vốn cấp 1 và Tổng Tài sản có rủi ro:
Tỷ lệ vốn cấp 1 (%)
Vốn cấp 1
= x 100
Tồng tài sản có rủi ro
3.2.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá quy mô, cơ cấu, tăng trưởng tài sản, nguồn vốn
3.2.2.1. Đánh giá quy mô, cơ cấu