Phân tích tình hình thu nhập, chi phí và khả năng sinh lời của ngân hàng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích tài chính tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 31 - 33)

Khi phân tích thu nhập và chi phí, các nhà quản trị ngân hàng thường xem xét sự biến động của tổng thu nhập và chi phí, kết cấu thu nhập, chi phí có hợp lý không và mối quan hệ giữa thu nhập và chi phí cũng như sự biến động của thu nhập và chi phí trong mối liên hệ với quy mô tài sản, nguồn vốn thông qua các chỉ tiêu:

Thu nhập kì này - thu nhập kì trước(KH)

Tốc độ tăng thu nhập = x 100

Thu nhập kì trước hoặc KH Chi phí kì này - Chi phí kì trước (KH)

Tốc độ tăng chi phí = x 100

Chi phí kì trước hoặc KH Số dư từng khoản thu nhập

Tỷ trọng từng khoản thu nhập = x 100 Tổng thu nhập

Số dư từng khoản chi phí x 100 Tỷ trọng từng khoản chi phí =

Tổng chi phí

Khi đánh giá về tình hình thu nhập – chi phí nhà quản trị không chỉ phân tích hai nội dung này một cách riêng rẽ mà cần thiết phải xem xét mối quan hệ giữa thu nhập và chi phí của ngân hàng thông qua tỷ lệ : tổng chi phí/ tổng thu nhập để thấy được trong 100 đồng doanh thu ngân hàng mất bao nhiêu đồng cho chi phí. Xem xét nội dung này sẽ cho nhà quản trị NHTM thấy được chất lượng công tác quản lý chi phí của ngân hàng mình để có các biện pháp điều chỉnh sao cho công tác này đạt kết quả tốt nhất.

Phân tích khả năng sinh lời.

Khi phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận và khả năng sinh lời, nhà phân tích thường đánh giá qui mô, tốc độ tăng lợi nhuận kì này so với kì trước, mức độ ổn định của lợi nhuận trong một khoản thời gian nhất định, xem xét mối quan hệ giữa thanh toán với thu nhập, quy mô tài sản, vốn chủ sở hữu… qua các chỉ tiêu:

Lợi nhuận trước thuế

. Tỷ suất lợi nhuận trên thu nhập = x 100 Tổng thu nhập

Lợi nhuận trước thuế

Tổng Tài sản Lợi nhuận sau thuế

.Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có(ROE) = x 100 Vốn tự có

Trong đó, các nhà quản trị ngân hàng đều đặc biệt chú trọng phân tích hai chỉ tiêu: ROA và ROE. Chỉ tiêu ROA được dùng để đo lường khả năng sinh lời của tài sản có của ngân hàng. Nó cho biết cứ 100 đồng tài sản có tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho ngân hàng. ROA càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản càng cao và trình độ quản lý các tài sản của ngân hàng càng tốt. Cũng đo lường hiệu quả kinh doanh ngân hàng như ROA, nhưng chỉ tiêu ROE cho biết cứ 100 đồng vốn của chủ ngân hàng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu ROE quá cao mà ROA thấp chứng tỏ vốn tự có của ngân hàng nhỏ, ngân hàng phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ bên ngoài, do đó, độ an toàn trong kinh doanh của ngân hàng không cao.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích tài chính tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 31 - 33)