Nội dung phương pháp phân tích so sánh

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích tài chính tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 43 - 44)

a1) Lựa chọn tiêu thức so sánh: Căn cứ theo mục đích nghiên cứu, các chỉ tiêu

gốc được sử dụng có thể là:

- Tài liệu năm trước (kỳ trước) nhằm đánh giá xu hướng và tốc độ phát triển của các chỉ tiêu.

- Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức) nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức đặt ra.

- Các chỉ tiêu tương ứng của đơn vị với các đối thủ cạnh tranh khác; các chỉ tiêu trung bình của ngành nhằm đánh giá tình hình tài chính của đơn vị trong mối tương quan so sánh với các đối thủ cạnh tranh và đánh giá vị trí, vị thế trong ngành.

a2) Điều kiện so sánh

- Các chỉ tiêu phân tích phải được hình thành trong cùng một khoảng thời gian như nhau.

- Các chỉ tiêu phân tích phải thống nhất về nội dung và phương pháp tính toán. - Các chỉ tiêu phân tích phải cùng đơn vị đo lường.

a3) Kỹ thuật so sánh

So sánh bằng số tuyệt đối: phản ánh tổng hợp số lượng, quy mô của các chỉ tiêu phân tích, là căn cứ để tính các số khác.

Y1: trị số phân tích Y0: trị số gốc Y : trị số so sánh Y = Y1 – Y0

độ phổ biến của các chỉ tiêu phân tích. Số tương đối có nhiều loại tuỳ thuộc vào nội dung phân tích mà sử dụng cho thích hợp.

- Số tương đối kế hoạch: phản ánh mức độ mà đơn vị phải thực hiện.

- Số tương đối phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch.

- Số tương đối động thái: phản ánh sự biến động về mức độ của các chỉ tiêu phân tích qua một thời gian.

- Số tương đối kết cấu: phản ánh tỷ trọng từng bộ phận chiếm trong tổng số.

- Số tương đối hiệu suất: so sánh kết quả thực hiện, chất lượng hoạt động… giữa BIDV và các đối thủ cạnh tranh.

• So sánh bằng số bình quân: phản ánh đặc điểm tình hình của bộ phận hay tổng thể hiện có cùng tính chất nhằm đánh giá tình hình biến động chung về mặt số lượng, chất lượng, phương hướng phát triển và vị trí trong so sánh với các đối thủ cạnh.

• So sánh theo chiều dọc: là so sánh để thấy được tỷ trọng của từng loại trong tổng thể.

• So sánh theo chiều ngang: là quá trình so sánh để thấy được sự biến đổi cả về số tương đối và số tuyệt đối của một chỉ tiêu cụ thể qua các kỳ liên tiếp.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích tài chính tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w