Bảo đảm quyền bào chữa

Một phần của tài liệu Đảm bảo quyền được xét xử công bằng ở việt nam hiện nay (Trang 103)

3.2. Giải pháp bảo đảm quyền đƣợc xét xử công bằng ở Việt Nam

3.2.3. Bảo đảm quyền bào chữa

Quyền bào chữa là một trong những nội dung quan trọng của quyền đƣợc xét xử công bằng, đây cũng là một trong những quyền cơ bản của quyền con ngƣời trong tố tụng hình sự. Muốn xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ

97

nghĩa, muốn cải cách đƣợc nền tƣ pháp nƣớc nhà thì cần phải đảm bảo hiệu quả quyền bào chữa trong thực tế. Để nâng cao quyền quyền bào chữa tác giả đề xuất một số giải pháp sau:

Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật nhằm bảo đảm quyền bào chữa

Theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, tại giai đoạn điều tra, luật sƣ có “quyền” có mặt khi lấy lời khai của ngƣời bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can; nếu đƣợc điều tra viên đồng ý thì đƣợc hỏi ngƣời bị tạm giữ, bị can. Việc chỉ quy định là “quyền” thơi thì chƣa thể hiện hết trách nhiệm của ngƣời bào chữa, pháp luật cần quy định đây là quyền đồng thời là nghĩa vụ của luật sƣ trong việc có mặt khi lấy lời khai của ngƣời bị buộc tội này. Sự có mặt của Luật sƣ khi lấy lời khai của ngƣời bị tạm giữ, hỏi cung bị can sẽ đảm bảo đƣợc lời khai có tính khách quan, tránh trƣờng hợp khi ra tịa có sự phản cung, khiếu nại. Việc Luật sƣ có điều kiện và thời gian để gặp gỡ bị can, bị cáo trao đổi những vấn đề có liên quan đến vụ án là điều rất cần thiết, chính vì vậy phải bảo đảm cho việc gặp gỡ, trao đổi trên mà khơng có bất kỳ cản trở hay hạn chế nào cả về không gian và thời gian.

Khi tham gia tố tụng với tƣ cách ngƣời bào chữa, luật sƣ có quyền đƣợc nghiên cứu hồ sơ, đƣợc đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu có liên quan đến việc bào chữa. Nhiều những vụ án có số lƣợng hồ sơ tất lớn và phức tạp chính vì vậy khơng nên hạn chế số lần và thời gian sao chụp, nghiên cứu tài liệu của luật sƣ.

Cần quy định thêm về thời hạn của việc chuyển đơn cho ngƣời bào chữa, ngƣời đại diện hoặc ngƣời thân thích của bị can, bị cáo, ngƣời bị tạm giam, tạm giữ đối với các địa phƣơng có sự khó khăn, bất lợi về điều kiện cơ sở hạ tầng và cụ thể hoá trong các văn bản, tài liệu hƣớng dẫn.

Sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật liên quan đến quyền đƣợc tự bào chữa của ngƣời bị buộc tội và có văn bản hƣớng dẫn chi tiết về các quy trình, thủ tục đảm bảo quyền này đƣợc thực thi trên thực tế.

Thứ hai, sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư nhằm phù hợp với các đạo luật mới ban hành và yêu cầu của thực tiễn

98

tác giả nhận thấy vẫn còn những bất cập, hạn chế cần đƣợc làm rõ và hoàn thiện để nâng cao quyền bào chữa trên thực tế, cụ thể:

Tại khoản 2 Điều 9 Luật Luật sƣ có quy định “nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động hành nghề của luật sƣ”. Nhƣng lại chƣa có một chế tài xử phạt đối với những hành vi cản trở nếu có. Chính vì vậy Luật cần phải đƣợc bổ sung, chỉnh sửa trong đó nêu rõ chế tài xử phạt đối với những hành vi trên chứ không chỉ dừng lại ở việc “cấm”.

Tại điều 10 Luật Luật sƣ quy định tiêu chuẩn luật sƣ, theo đó: luật sƣ là ngƣời có bằng cử nhân luật, đã đƣợc đào tạo nghề luật sƣ, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sƣ, có sức khỏe bảo đảm, có phẩm chất đạo đức tốt; khơng phải là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cơng nhân quốc phịng; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân (điểm a khoản 1 điều 18 Luật Luật sƣ). Trong điều kiện hiện nay không nên hạn chế đối tƣợng, đội ngũ hàng nghề luật sƣ, mà cần phải mở rộng phạm vi đối với đội ngũ cán bộ có kiến thức chun mơn, hiểu biết pháp luật, khơng có quyền, lợi ích liên quan đến vụ án vào việc bào chữa trong vụ án hình sự. Khơng nên để tình trạng “độc quyền” hành nghề luật sƣ nhƣ hiện nay. Ngồi ra có thể hạ thấp tiêu chuẩn của ngƣời bào chữa để nhiều ngƣời có thể tham gia tố tụng với tƣ cách ngƣời bào chữa. Có nhƣ vậy, xã hội mới thu hút đƣợc đơng đảo nhiều ngƣời có kiến thức pháp luật, kinh nghiệm thực tiễn giải quyết vụ án hình sự tham gia bào chữa, tăng cƣờng bảo đảm quyền con ngƣời của ngƣời bị buộc tội trong đó có quyền đƣợc xét xử cơng bằng trong tố tụng hình sự.

Hiện nay Luật Luật sƣ chƣa có quy định cụ thể về việc bồi dƣỡng chuyên môn hàng năm cho các Luật sƣ. Trong khi đó nghề luật sƣ đòi hỏi phải thƣờng xuyên trau dồi kiến thức, kinh nghiệm cũng nhƣ k năng hành nghề. Chính vì vậy cần có những quy định cụ thể về việc bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn hàng năm cho Luật sƣ và đƣợc quy định tại các văn bản pháp luật cụ thể.

Thứ ba, giải pháp nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên của Luật sư

99

trọng hàng đầu bởi khơng có cử nhân luật vững vàng về kiến thức xã hội, khoa học pháp lý làm tiền đề cho việc đào tạo luật sƣ thì rất khó để các cơ sở đào tạo luật sƣ có thể đào tạo đƣợc những vị luật sƣ giỏi trong tƣơng lai. Chính vì vậy, việc đầu tiên là cần phải nâng cao chất lƣợng đào tạo cử nhân luật, xác định thống nhất chƣơng trình đào tạo tại các đơn vị, đƣa ra những chuẩn đầu ra thống nhất nhằm đáp ứng đƣợc nhu cầu xã hội ngày càng phát triển hiện nay. Việc đào tạo cử nhân luật cần phải gắn với định hƣớng nghề nghiệp của ngƣời học ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trƣờng.

Tiếp đó là việc nâng cao chất lƣợng đào tạo luật sƣ. Cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định về đào tạo nghề Luật sƣ. Tại khoản 4 điều 12 Luật Luật sƣ sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định về thẩm quyền quản lý nhà nƣớc đối với chƣơng trình đào tạo nghề luật sƣ theo đó: “Bộ trƣởng Bộ Tƣ pháp quy định chƣơng trình khung đào tạo nghề luật sƣ”. Việc quy định nhƣ vậy trong cơ chế tự chủ nhƣ hiện nay có phần khơng hợp lý mang tính chất hạn chế quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo. Thay vào đó có thể sửa đổi thành Bộ trƣởng Bộ Tƣ pháp phê duyệt khung chƣơng trình đào tạo và chuẩn đầu ra của các cơ sở đào tạo Luật sƣ.

Đồng thời, phải có những chính sách đào tạo nghề luật sƣ với những tiêu chí đảm bảo, cam kết quan tâm hơn nữa tới quyền lợi học tập của học viên. Lấy việc học và lợi ích học tập của từng học viên làm trung tâm của hệ thống giáo dục đào tạo. Gắn việc học tập lý thuyết k năng trong nhà trƣờng với các hoạt động hành nghề thực tiễn đáp ứng đƣợc điều kiện hội nhập của nền kinh tế quốc tế. Tất cả phải hƣớng đến mục tiêu nâng cao năng lực của những ngƣời hành nghề Luật sƣ. Về nội dung, kiến thức k năng trong các mơn học thuộc chƣơng trình đào tạo Luật sƣ cần đƣợc chú trọng, kết hợp hài hoà giữa kiến thức lý thuyết và k năng thực tế, đặc biệt cần phải phát triển các k năng nhƣ tƣ duy lập luận và phân tích pháp lý của học viên. Các module học tập của ngƣời học có thể linh động theo nguyên tắc linh hoạt (trong khung chƣơng trình đào tạo) để phù hợp mới nhu cầu và điều kiện của từng học viên. Các module này có thể lịch hoạt đối với các hình thức đào tạo riêng nhƣ Luật sƣ tranh tụng, Luật sƣ tƣ vấn… Việc nâng cao năng lực của giảng viên giảng dạy trong các cơ sở đào tạo luật sƣ cũng là vấn đề quan trọng trong việc nâng cao

100

cơng tác đào tạo luật sƣ. Giảng viên chính là linh hồn, là ngƣời định hƣớng cho các học viên, chính vì vậy cần phải nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên trong cơ sở đào tạo Luật sƣ hiện nay. Giảng viên cần phải thƣờng xuyên trau dồi, cập nhật kiến thức và đổi mới phƣơng pháp giảng dạy tích cực cho học viên của mình. Thƣờng xuyên tổ chức tự đánh giá và nhận sự đóng góp, phản hồi của ngƣời học để nâng cao nâng lực, k năng nghề nghiệp của bản thân. Có cơ chế thu hút những cán bộ, cơng chức, viên chức đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề liên quan đến hoạt động tƣ pháp và có trình độ cao làm giảng viên cơ hữu trong việc đào tạo luật sƣ.

Luật sƣ cần đƣợc bồi dƣỡng trình độ lý luận, chính trị và chun mơn nghiệp vụ thƣờng xuyên. Đây cũng chính là giải pháp quan trọng, là cầu nối giữa luật sƣ với hệ thống chính trị nƣớc ta. Chính vì vậy, việc cập nhật đƣờng lối, chính sách của Đảng và kiến thức pháp luật mới của Nhà nƣớc nhằm nâng cao k năng chuyên môn là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với mỗi luật sƣ. Việc bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ là một nghĩa vụ bắt buộc đối với luật sƣ, đây cũng đƣợc coi là một điểm sáng trong việc cải cách mới trong Luật Luật sƣ và Nghị định số 123/2013/NĐ – CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sƣ. Tuy nhiên, những quy định này vẫn cịn mang nặng tính hình thức và chƣa thực sự đƣợc chú trọng thực hiện trong thực tiễn. Việc quy định về bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cịn tƣơng đối ít, chƣa xác định đƣợc trách nhiệm của việc đào tạo. Do đó, cần phải có những quy định cụ thể, nghiêm ngặt trong việc đào tạo bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho luật sƣ theo hƣớng định kỳ lâu dài và bắt buộc nhằm bồi dƣỡng, nâng cao k năng chuyên môn cho luật sƣ.

Không chỉ dừng lại ở việc bồi dƣỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của Luật sƣ mà còn phải trau dồi cả đạo đức nghề nghiệp của bản thân. Chính vì vậy, luật sƣ cần đƣợc bồi dƣỡng đạo đức nghề nghiệp thƣờng xuyên, mỗi luật sƣ cần phải tự ý thức đƣợc sứ mệnh của bản thân, biết gìn giữ phẩm chất và danh giá của nghề luật sƣ mà mình đang theo đuổi và cống hiến. Từ đó tạo niềm tin vững chắc đối với khách hàng và tôn vinh đƣợc nghề luật sƣ cao quý. Luật sƣ có sứ mệnh cao cả hơn hết đó là bảo vệ quyền con ngƣời, quyền cơng dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các

101

cá nhân, tổ chức, bảo vệ công lý, quyền công bằng. Luật sƣ phải luôn lấy Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sƣ làm khuôn mẫu cho sự ứng xử và tu dƣỡng, rèn luyện để giữ gìn uy tín nghề nghiệp và thanh danh của luật sƣ.

Việc phân bổ tỷ lệ hoạt động của các Luật sƣ theo vùng miền cũng cần đƣợc xem xét nhằm đảm bảo quyền đƣợc tiếp cận quyền bào chữa của ngƣời bị buộc tội. Cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các luật sƣ gia nhập các Đoàn luật sƣ ở các vùng xa xơi, h o lánh, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội cịn khó khăn nhằm tạo cơ cấu hợp lý về số lƣợng và chất lƣợng luật sƣ giữa các địa phƣơng trên cả nƣớc.

3.2.4. Bảo đảm quyền được suy đốn vơ tội

Việc nội luật hoá các quy định của pháp luật quốc tế về quyền con ngƣời trong đó có quyền suy đốn vơ tội trong Hiến pháp và Bộ luật nƣớc ta là một sự tiến bộ vƣợt bậc cần đƣợc ghi nhận và phát huy, tạo cơ sở vững chắc trong việc bảo đảm quyền đƣợc xét xử công bằng của ngƣời bị buộc tội. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng và thi hành quyền đƣợc suy đốn vơ tội vẫn còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu, sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện hơn nữa những quy định của pháp luật

Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật nhằm bảo đảm, tôn trọng quyền được suy đốn vơ tội, quyền được im lặng của bị can, bị cáo.

Cần phải có các quy định pháp luật cụ thể về quyền đƣợc suy đốn vơ tội, quyền im lặng của bị can, bị cáo. Trong đó nêu rõ cách thức thực hiện, trình tự thủ tục tiến hành để bảo vệ hai quyền nói trên. Cần sửa đổi các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự liên quan đến phần các tội phạm. Quy định cụ thể về tội phạm và xác định rõ ranh giới giữa tội phạm và không phải tội phạm, các dấu hiệu định tội, định khung hình phạt để đảm bảo rằng các dấu hiệu đó đƣợc hiểu theo một cách chính xác và thống nhất khi áp dụng vào thực tiễn. Việc biểu đạt ngôn từ dùng trong các văn bản hƣớng dẫn cũng cần phải đƣợc chú trọng để tránh các cách hiểu xác định tội phạm khác nhau. Cần phải quy định rõ thế nào là quyền đƣợc suy đốn vơ tội, quyền im lặng và đƣa ra đƣợc những chế tài xử phạt cụ thể nếu vi phạm những quyền này.

Hai là, nâng cao kỹ năng chuyên môn, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp đối với những người tham gia tố tụng

102

là do các chủ thể nhƣ ngƣời tiến hành tố tụng: Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán thậm chí là cả luật sƣ quy chụp cho những ngƣời bị buộc tội là họ chắc chắn có tội mà khơng có cái nhìn khách quan đối với những ngƣời bị buộc tội, và cũng chính bởi ln coi họ là những ngƣời có tội nên ln ln có hƣớng tìm cách chứng minh điều họ suy đốn là đúng. Chính vì vậy, điều cần làm hiện nay ngoài việc sửa đổi, bổ sung, quy định rõ ràng của pháp luật thì việc nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ của những ngƣời tiến hành tố tụng là rất cần thiết. Việc thiếu hụt về số lƣợng Thẩm phán, Điều tra viên, Kiểm sát viên cùng với mức độ phức tạp của các vụ án ngày càng tăng chính vì điều đó mà những ngƣời tiến hành tố tụng này luôn phải chịu nhiều áp lực đối với cơng việc. Vì vậy cần phải có những chính sách hỗ trợ thiết thực, tổ chức tập huấn về nghiệp vụ thƣờng xuyên hàng năm, tổ chức báo cáo rút kinh nghiệm, đƣa ra đƣợc những ƣu khuyết điểm để từ đó nâng cao đƣợc trách nhiệm của mình, đảm bảo đƣợc quyền xét xử công bằng mà cụ thể là đảm bảo quyền đƣợc suy đốn vơ tội của bị can, bị cáo.

3.2.5. Bảo đảm quyền được bồi thường do bị xét xử oan sai

Trong quá trình hoạt động tƣ pháp ở Việt Nam những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực đáng ghi nhận trong đó số vụ án oan, sai đã đƣợc giảm mạnh, quyền đƣợc bồi thƣờng do bị xét xử oan sai đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm. Tuy nhiên, hoạt động tố tụng vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định, số vụ án oan, sai vẫn còn làm ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, ngƣời bị hại, gây mất lịng tin của nhân dân đối với cơng lý và làm giảm uy tín của Nhà nƣớc. Chính vì vậy, để nâng cao quyền đƣợc bồi thƣờng do bị xét xử oan sai tác giả xin đƣợc đƣa ra một số đề xuất nhƣ sau:

Một là, sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Trách nhiệm bồi thƣờng Nhà nƣớc do bị xét xử oan sai trong đó nên quy định rõ hơn nguyên tắc chung là cơ quan có trách nhiệm bồi thƣờng phải là cơ quan có lỗi khi tiến hành tố tụng, bởi một

Một phần của tài liệu Đảm bảo quyền được xét xử công bằng ở việt nam hiện nay (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)