Khái niệm, đặc điểm quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo pháp luật việt nam (Trang 29 - 34)

1.2 Khái quát chung về quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc

1.2.2. Khái niệm, đặc điểm quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc

Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, khoa học và nghệ thuật là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Tác phẩm kiến trúc là một loại hình của tác phẩm văn học, khoa học và nghệ thuật. Từ đó có thể rút ra kết luận nhƣ sau: “Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc là quyền của tổ chức, cá nhân đối với bản vẽ thiết kế kiến trúc về cơng trình hoặc tổ hợp các cơng trình, nội thất, phong cảnh hoặc cơng trình kiến trúc do mình trực tiếp sáng tạo ra hoặc đầu tƣ của cải, vật chất vào quá trình sáng tạo ra hoặc đƣợc chuyển giao quyền tác giả thông qua hợp đồng chuyển giao quyền tác giả hay thừa kế, đƣợc pháp luật bảo hộ khơng phụ thuộc vào hình thức thể hiện, trình độ sáng tạo, khơng phân biệt nội dung và giá trị, bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản gắn liền với các quyền nhân thân đó ”.

Đặc iểm quyền t c i i với t c p ẩm ki n trúc

nghệ thuật đƣợc pháp luật bảo hộ nên quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc cũng có các đặc điểm của quyền tác giả, bao gồm:

Thứ nhất, đối tƣợng của quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc đƣợc bảo hộ không phân biệt nội dung, giá trị.

Đối tƣợng của quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc là tác phẩm kiến trúc. Tác phẩm kiến trúc là thành quả lao động sáng tạo của tác giả đƣợc thể hiện dƣới một hình thức nhất định. Các tác phẩm kiến trúc tuy có cùng nội dung nhƣng có sự sáng tạo trong hình thức thể hiện đều đƣợc hƣởng sự bảo hộ pháp lý. Ở đây, đề cao tính sáng tạo của con ngƣời, khơng phân biệt nội dung và giá trị.

Thứ hai, bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc thực chất là bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm kiến trúc.

Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc chỉ đƣợc giới hạn trong phạm vi thể hiện cụ thể của tác phẩm mà không bao gồm những ý tƣởng, cách sắp xếp, trình bày tác phẩm kiến trúc có trong suy nghĩ của tác giả. Pháp luật bảo hộ quyền tác giả khi ý tƣởng, cách sắp xếp, trình bày này đã thể hiện ra bên ngồi dƣới một hình thức nhất định nhƣ bản bản vẽ thiết kế kiến trúc về cơng trình hoặc tổ hợp các cơng trình, nội thất, phong cảnh hoặc cơng trình kiến trúc. Tuy nhiên, việc phân định giữa nội dung và hình thức khơng phải lúc nào cũng dễ dàng và chính xác. Cần lƣu ý rằng, tác phẩm kiến trúc ở đây khơng phải là bản vẽ hay cơng trình mà là một đối tƣợng vơ hình phi vật chất. Tác phẩm kiến trúc đƣợc thể hiện và nhận biết thơng qua các hình thức vật chất hữu hình khác nhƣ bản vẽ hay cơng trình. Bản thân bản vẽ hay cơng trình khơng phải là tác phẩm kiến trúc mà chỉ đơn thuần là hình thức thể hiện của tác phẩm kiến trúc. Phần nội dung bao gồm các sự vật, vật thể cụ thể có thể có trong một cơng trình xây dựng nhƣ nền, mái, tƣờng, cửa,… không thuộc phạm vi bảo hộ. Với những nền, mái, tƣởng, cửa, … nhƣ vậy, các kiến trúc sƣ

khác đƣơng nhiên đƣợc quyền sáng tạo tác phẩm kiến chúng để cho ra một tác phẩm kiến trúc khác.

Cái đƣợc bảo hộ là hình thức thể hiện ra bên ngoài của những thiết kế chứa đựng các nội dung đó, thơng qua những bản vẽ cụ thể. Các bản vẽ này bao gồm các ký tự và hình vẽ đƣợc quy ƣớc nhƣ những ký hiệu đơn giản và phổ biến trong lĩnh vực kiến trúc. Thơng qua sáng tạo của mình kiến trúc sƣ kết hợp các ký hiệu lại với nhau tạo thành hình thức thể hiện một tác phẩm kiến trúc nguyên gốc chứa đựng toàn bộ nội dung ý tƣởng sáng tạo về cơng trình.

Tất nhiên khơng ai bảo hộ một bản vẽ đơn giản gồm ký hiệu thể hiện một căn phòng đơn giản với tƣờng, cửa, mái, nền… vì lúc này hình thức thể hiện hồn tồn trùng với nội dung tác phẩm. Để đƣợc bảo hộ, hình thức thể hiện phải bộc lộ đƣợc thành quả lao động sáng tạo của tác giả vào trong tác phẩm.

Thứ ba, quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc đƣợc xác lập theo cơ chế bảo hộ tự động.

Giống nhƣ quyền tác giả đối với các loại tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học khác, quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc đƣợc phát sinh một cách mặc nhiên và nó đƣợc thiết lập từ thời điểm tác phẩm đó đƣợc thể hiện dƣới một hình thức nhất định không phụ thuộc vào một hình thức, thủ tục đăng ký. Nhƣ vậy, pháp luật về quyền tác giả nói chung khơng quy định bắt buộc đối với các tác giả nghĩa vụ đăng ký và nộp đơn yêu cầu bảo hộ quyền tác giả, bởi quyền này là một loại quyền “tuyên nhận”, quyền tự động phát sinh khi ý tƣởng của tác giả đã đƣợc thể hiện dƣới hình thức nhất định. Đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để đƣợc hƣởng quyền tác giả. Việc đăng ký bảo hộ không phải là cơ sở xác lập quyền tác giả; tác phẩm dù có đăng ký hay khơng đăng ký đều đƣợc hƣởng sự bảo hộ nhƣ nhau. Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả lại cần thiết và rất có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền tác giả, đặc biệt trong việc chứng minh quyền tác giả khi có tranh chấp xảy ra.

Theo Khoản 3 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009, 2019): “Tổ chức, cá nhân đã đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan khơng có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trƣờng hợp có chứng cứ ngƣợc lại”. Theo đó, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả nói chung và quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc nói riêng là bằng chứng mặc nhiên xác nhận tƣ cách và quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm đã đăng ký. Nếu tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khơng đăng ký thì khi có tranh chấp xảy ra các chủ thể này phải có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả của mình đối với tác phẩm đó, tức phải tự mình cung cấp các tài liệu, chứng cứ để chứng minh quyền tác giả của mình đối với tác phẩm. Trong nhiều trƣờng hợp việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả chứng minh quyền của mình là rất khó, thậm chí khơng thể chứng minh đƣợc mình là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm có tranh chấp. Bên cạnh đó, Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền cũng là một loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tác phẩm, đƣợc sử dụng khi định giá tài sản của công ty trong trƣờng hợp cổ phần hóa, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.

Vì vậy, khi sáng tạo ra tác phẩm, đặc biệt các tác phẩm sáng tạo, có giá trị thƣơng mại và nhiều khả năng bị sử dụng trái phép, chiếm đoạt thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nên nhanh chóng thực hiện đăng ký quyền tác giả ngay khi tác phẩm mới ra đời.

Thứ tƣ, quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc không đƣợc bảo hộ một cách tuyệt đối.

Đối với các tác phẩm đã đƣợc công bố, phổ biến và tác phẩm không bị cấm sao chụp thì cá nhân, tổ chức đƣợc phép sử dụng tác phẩm của ngƣời khác nếu việc sử dụng đó khơng nhằm mục đích kinh doanh, khơng làm ảnh hƣởng đến việc sử dụng khai thác bình thƣờng của tác phẩm, khơng xâm hại

đến các quyền lợi khác của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả. Ví dụ: Tổ chức, cá nhân có thể khai thác, sử dụng tác phẩm kiến trúc đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền trong trƣờng hợp chụp ảnh tác phẩm kiến trúc đƣợc trƣng bày tại nơi cơng cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó. Hành vi này sẽ không bị coi là hành vi xâm phạm quyền của tác giả.

Thứ năm, quyền nhân thân thuộc quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc không thể chuyển giao cho ngƣời khác.

Các quyền nhân thân thuộc quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc gồm: (i) Quyền đặt tên cho tác phẩm kiến trúc; (ii) Quyền đứng tên tác giả đối với tác phẩm kiến trúc; (iii) Quyền bảo vệ sự tồn vẹn của tác phẩm kiến trúc, khơng cho ngƣời khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm hoặc xuyên tạc tác phẩm dƣới bất kỳ hình thức nào gây phƣơng hại đến danh dự và uy tín của tác giả; (iv) Quyền công bố tác phẩm kiến trúc hoặc cho phép ngƣời khác công bố tác phẩm kiến trúc.

Đây là những quyền gắn liền với mỗi tác giả nên không thể chuyển giao cho ngƣời khác, trừ quyền công bố tác phẩm. Nội dung này sẽ đƣợc làm rõ hơn ở chƣơng 2 tại phần 2.3.1.

Thứ sáu, quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc đƣợc bảo hộ theo lãnh thổ

Quyền tác giả đƣợc bảo hộ theo pháp luật quốc gia, nơi tác phẩm đƣợc công bố lần đầu tiên hoặc đăng ký bảo hộ. Đối với tác phẩm của công dân Việt Nam đƣợc bảo hộ trên lãnh thổ của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tại các quốc gia tham gia điều ƣớc quốc tế về bảo hộ quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên (ví dụ: Cơng ƣớc Berne, Hiệp định TRIPs,…).

Ngoài những đặc điểm chung của quyền tác giả thì quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc cịn có những đặc điểm riêng sau đây:

Một là, so với các loại hình tác phẩm khác thì việc khai thác, sử dụng tác phẩm kiến trúc đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền trong một số trƣờng hợp bị hạn chế hơn. Cụ thể là, việc sao chép một bản tác phẩm kiến trúc nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân, sao chép tác phẩm kiến trúc để lƣu trữ trong thƣ viện với mục đích nghiên cứu khơng thuộc trƣờng hợp đƣợc sử dụng mà không phải xin phép, không phải trả tiền (Khoản 3 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019).

Hai là, quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc cịn có đặc điểm là dễ bị xâm phạm. Tác phẩm kiến trúc thƣờng đƣợc sử dụng để xây dựng các cơng trình và thƣờng khó sáng tạo nên đây là tài sản rất có giá trị. Thơng thƣờng giá trị của mỗi tác phẩm kiến trúc bằng từ 1% đến 3% giá trị của cả cơng trình xây dựng. Vì thế, để tiết kiệm chi phí xây dựng nhiều ngƣời thƣờng sử dụng, sao chụp các tác phẩm kiến trúc của ngƣời khác để sử dụng. Thêm vào đó, trong điều kiện phát triển của cơng nghệ ngày nay thì vấn đề sao chụp để khai thác, sử dụng lại càng dễ dàng hơn và tác giả, chủ sở hữu tác phẩm cịn rất khó kiểm sốt những hành vi này.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo pháp luật việt nam (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)