Bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo pháp luật việt nam (Trang 75)

2.1.1 .Điều kiện bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc

2.7 Bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc

2.7.1 Hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc

Các dạng hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc Trong thực tế, hành vi vi phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, khoa học và nghệ thuật rất phức tạp và xảy ra thƣờng xuyên với nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả nói chung theo Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ đƣợc liệt kê nhƣ sau:

quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, mạo danh tác giả; sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dƣới bất kỳ hình thức nào gây phƣơng hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Hai là, xâm phạm quyền nhân thân gắn với tài sản: công bố, phân phối tác phẩm mà không đƣợc phép của tác giả; công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà khơng đƣợc phép của đồng tác giả đó.

Ba là, xâm phạm quyền tài sản: trừ trƣờng hợp pháp luật cho phép, hành vi xâm phạm là hành vi sao chép tác phẩm, làm tác phẩm phái sinh mà không đƣợc phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm gốc; xuất bản tác phẩm mà không đƣợc phép của chủ sở hữu quyền tác giả; làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo; sử dụng tác phẩm mà không đƣợc phép của chủ sở hữu quyền tác giả; xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không đƣợc phép của chủ sở hữu quyền tác giả; không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật; cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

Trong các hành vi xâm phạm quyền tài sản, Luật SHTT đã bổ sung cả những hành vi xâm phạm trong môi trƣờng kỹ thuật số, bao gồm: (i) Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trƣng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phƣơng tiện kỹ thuật số mà không đƣợc phép của chủ sở hữu quyền tác giả; (ii) Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật (bẻ khoá) do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả; cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền (digital rights management – thí dụ các mã số để máy đọc có thể đọc đĩa quang học) dƣới hình thức điện tử có trong tác phẩm; (iii) Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vơ hiệu các biện pháp kỹ thuật

do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình [9].

Nhƣ vậy, theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành thì hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học rất đa dạng. Tác phẩm kiến trúc là một loại hình của tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học vì vậy hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc cũng rất đa dạng và bao gồm các dạng pháp luật quy định nêu trên.

Căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc

Trƣớc khi Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đƣợc ban hành các văn bản pháp luật không quy định cụ thể các căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học nên trong nhiều trƣờng hợp việc xác định hành vi xâm phạm gặp khó khăn, vƣớng mắc do thiếu cơ sở pháp lý rõ ràng. Việc xác định tác phẩm đƣợc bảo hộ đƣợc thực hiện bằng cách xem xét các tài liệu, chứng cứ chứng minh căn cứ phát sinh, xác lập quyền theo quy định tại Điều 6 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019). Yếu tố xâm phạm quyền tác giả có thể thuộc một trong các dạng sau đây: Bản sao tác phẩm đƣợc tạo ra một cách trái phép; tác phẩm phái sinh đƣợc tạo ra một cách trái phép; tác phẩm giả mạo tên, chữ ký của tác giả, mạo danh hoặc chiếm đoạt quyền tác giả; phần tác phẩm bị trích đoạn, sao chép, lắp ghép trái phép và sản phẩm có gắn thiết bị kỹ thuật bảo vệ quyền tác giả bị vơ hiệu hố trái phép. Tuy vậy, trong pháp luật Việt Nam hiện hành chƣa có các quy định riêng về xác định các vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc vì vậy việc xác định các vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc đƣợc thực hiện căn cứ vào các quy định này.

2.7.2 Biện pháp bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc

Biện pháp bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc là những cách thức đƣợc chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm kiến trúc hoặc đƣợc Nhà nƣớc sử dụng để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc khi quyền này bị xâm phạm. Pháp luật nƣớc ta quy định việc bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, khoa học và nghệ thuật nói chung và quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc nói riêng bằng các biện pháp nhƣ biện pháp dân sự, biện pháp hành chính, biện pháp hình sự và biện pháp kiểm soát biên giới. Việc quy định nhiều biện pháp bảo vệ khác nhau xuất phát từ chính sự phong phú, đa dạng của các hành vi xâm phạm quyền tác giả. Thêm vào đó, quy định nhiều biện pháp bảo vệ quyền tác giả còn nhằm xử lý hiệu quả hành vi xâm phạm bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.

2.7.2.1 Bi n p p t b o v

Biện pháp tự bảo vệ cho phép chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đƣợc áp dụng những biện pháp nhất định để bảo vệ quyền cả. Cơ sở của việc quy định biện pháp tự bảo vệ xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự của pháp luật vì quyền sở hữu trí tuệ là một trong các quyền dân sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Các biệp pháp mà chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể lựa chọn áp dụng là: ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; u cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, phải xin lỗi, cải chính cơng khai, bồi thƣờng thiệt hại; yêu cầu cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, trong đó có tịa án và trọng tài bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Ngƣời bị xâm phạm có thể lựa chọn áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khác nhau để tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình.

So với các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu khác (biện pháp hành chính, biện pháp dân sự, biện pháp hình sự, biện pháp kiểm sốt hàng hóa xuất nhập

khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ), biện pháp tự bảo vệ có ƣu điểm là mang tính kịp thời, tạo khả năng ngăn chặn hành vi xâm phạm ngay từ đầu. Ngay khi phát hiện ra có hành vi xâm phạm hoặc khả năng xâm phạm, chủ thể có thể áp dụng ngay lập tức mà không cần chờ bất kỳ một thủ tục nào. Bên cạnh đó, khi thực hiện biện pháp tự bảo vệ, các thông tin liên quan đến hành vi xâm phạm không bị công khai nhiều ra bên ngồi, khơng làm ảnh hƣởng đến uy tín, danh dự của bên xâm phạm và bên bị xâm phạm. Ngoài ra, biện pháp tự bảo vệ là biện pháp có tính kinh tế cao nhất do tiết kiệm đƣợc thời gian, chi phí ít tốn kém cho việc giải quyết tranh chấp. Trong khi việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp khởi kiện không chỉ tốn kém về thời gian cho việc giải quyết theo trình tự tố tụng mà cịn tốn kém chi phí cho việc tham gia tố tụng, chi phí giám định.Tuy nhiên, vì biện pháp tự bảo vệ do chính chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện nên tính cƣỡng chế không cao, kết quả phụ thuộc nhiều vào bên có hành vi xâm phạm.

2.7.2.2 Bi n p p n c n

Việc bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc bằng biện pháp hành chính đƣợc hiểu là việc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền áp dụng các biện pháp nhất định nhằm xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc.

Đối với biện pháp này, cách thức bảo vệ quyền của chủ thể quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc khá phong phú. Cụ thể, bao gồm các hình thức xử phạt hành chính (trong đó có hình thức xử phạt hành chính và hình thức xử phạt bổ sung) và các biện pháp khắc phục hậu quả. Cảnh cáo và phạt tiền là hai hình thức xử phạt chính. Bên cạnh đó, tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, ngƣời xâm phạm cịn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung nhƣ tịch thu hàng hóa giả mạo; đình chỉ hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm trong một thời hạn nhất định…

Bên cạnh đó, khi có hành vi vi phạm pháp luật hành chính thì ngƣời có thẩm quyền sẽ mặc nhiên có quyền áp dụng biện pháp mà khơng cần có ngƣời yêu cầu nhƣ biện pháp dân sự. Biện pháp này có ƣu điểm là áp dụng đơn giản, nhanh chóng về mặt thủ tục, tuy nhiên lại có hạn chế do thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đƣợc chia ra cho nhiều cơ quan khác nhau khiến hoạt động trở nên chồng chéo, phức tạp. Hiện nay, pháp luật trao thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính cho rất nhiều cơ quan nhƣ ủy ban nhân dân, hải quan, quản lý thị trƣờng, thanh tra văn hóa, thể thao và du lịch… Trên thực tế, các cơ quan này còn hoạt động chồng chéo, vì vậy, để xử lý hành vi xâm phạm đạt hiệu quả cao, đỏi hỏi các cơ quan này phải độc lập và đồng thời phối hợp với nhau trong quá trình hoạt động. Mặt khác, mức xử phạt hành chính nhìn chung cịn thấp so với những thiệt hại xảy ra nên hiệu quả xử lý, tính răn đe và phịng ngừa chƣa nghiêm.

2.7.2.3 Bi n p p ân s

Biện pháp dân sự đƣợc áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo yêu cầu của chủ thể quyền tác giả hoặc cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang đƣợc xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự. Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp này tuân theo quy định của luật tố tụng dân sự.

Khi bị xâm phạm thì chủ thể của quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc có quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (Điều 26, Điều 30, Điều 35, Điều 37), thẩm quyền giải quyết tranh chấp đƣợc xác định nhƣ sau: 1) Nếu tranh chấp sở hữu trí tuệ thuần túy là tranh chấp dân sự, thuộc thẩm quyền tòa án nhân dân cấp huyện; 2) Nếu tranh chấp sở hữu trí tuệ thuần túy là tranh chấp dân sự nhƣng có đƣơng sự hoặc đối tƣợng sở hữu trí tuệ ở nƣớc

ngồi, thuộc thẩm quyền của tịa án nhân dân cấp tỉnh; 3) Nếu tranh chấp sở hữu trí tuệ giữa cá nhân tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận đƣợc coi là tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại và thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Cơ chế bồi thƣờng thiệt hại đƣợc quy định theo phƣơng thức bồi thƣờng thiệt hại ngồi hợp đồng. Trong đó, nguyên đơn phải chứng minh đƣợc yếu tố lỗi, hành vi trái pháp luật thiệt hại xảy ra và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Tuy nhiên việc xác định thiệt hại và chứng minh mối quan hệ nhân quả thƣờng rất khó khăn. Chính vì vậy mà các nƣớc nhƣ Anh, Mỹ cho phép thẩm phán tự ấn định mức bồi thƣờng thiệt hại dựa trên ba phƣơng pháp: một là xác định khoản thu nhập bị mất do hành vi xâm phạm, hai là xác định mức phí mà ngƣời xâm phạm phải trả nếu họ muốn sử dụng tác phẩm một các hợp pháp, ba là tự xác định mức độ bồi thƣờng thiệt hại để yêu cầu bồi thƣờng mà không đƣa ra căn cứ.

Để bảo vệ quyền lợi của chủ thể quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian, pháp luật còn quy định cho những chủ thể này đƣợc yêu cầu tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Các biện pháp này bao gồm: thu giữ; kê biên; niêm phong, cấm thay đổi hiện trạng, cấm di chuyển; cấm dịch chuyển quyền sở hữu.

2.7.2.4 Bi n p p n s

Khi hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc là hành vi nguy hiểm cho xã hội cấu thành tội phạm thì cá nhân, tổ chức đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc áp dụng biện pháp hình sự thuộc thẩm quyền của tịa án.

Luật Hình sự quy định các tội danh và hình phạt tƣơng ứng nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian nói riêng. Để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc, Bộ

luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã quy định về tội xâm phạm quyền tác giả (Điều 225). Có thể thấy rằng, việc bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc bằng biện pháp hình sự là biện pháp xử lý vi phạm ở cấp độ mạnh nhất, thể hiện thái độ cƣơng quyết của Nhà nƣớc trong việc ngăn cấm các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật nói chung và ý thức tơn trọng quyền sở hữu trí tuệ nói riêng.

2.7.2.5 Bi n p p iểm so t i n iới

Đây là biện pháp đƣợc thực hiện thông qua hoạt động của cơ quan hải quan. Biện pháp này đƣợc quy định bởi các Cơng ƣớc quốc tế về sở hữu trí tuệ nhƣ Cơng ƣớc Paris 1883 sửa đổi 1967; Hiệp định TRIPS. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và uật Hải quan thì cơ quan hải quan đƣợc quyền thực hiện các biện pháp đây để kiểm sốt hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật khoa học nói chung và tác phẩm kiến trúc nói riêng, bao gồm: tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền tác giả và kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền tác giả. Để yêu cầu áp dụng biện pháp này, ngƣời yêu cầu phải chứng minh mình là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm đó, và cung cấp đầy đủ thơng tin để xác định hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền tác giả hoặc để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền tác giả. Ngồi ra, họ phải nộp đơn cho cơ quan hải quan và nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật; cam kết bồi thƣờng thiệt hại và thanh tốn các chi phí phát sinh cho ngƣời bị áp dụng biện pháp kiểm soát trong trƣờng hợp hàng hóa bị kiểm sốt khơng xâm phạm quyền tác giả.

Để bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ, về căn bản, cần thiết phải sử dụng hệ thống tịa án chun trách. Chính vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra cho

Việt Nam hiện nay là cần phải xây dựng cơ chế nhằm đảm bảo tính hiệu quả cho hệ thống thực thi quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc nói riêng. Nhiều quốc gia trên thế giới đã thiết lập tòa án

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo pháp luật việt nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)