2.1.1 .Điều kiện bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc
3.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi các quy
3.3.1 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo hộ
hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc
Sự bất cập của các quy định hiện hành đã và đang góp phần khơng nhỏ vào thực trạng bảo hộ không triệt để, không hiệu quả các quyền và lợi ích
chính đáng của ngƣời sáng tạo. Các quy định này nhất thiết phải đƣợc bàn bạc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số nội dung, điều, khoản trong các văn bản pháp luật có liên quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học nói chung và tác phẩm kiến trúc nói riêng.
Một là, bổ sung thuật ngữ “tác phẩm đồng tác giả”.
Mặc dù uật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019) không định nghĩa thuật ngữ “tác giả”, nhƣng Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP hƣớng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan đã quy định: “Tác giả là ngƣời trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học”, đồng thời Nghị định này không quy định tác giả là pháp nhân, do đó có thể nói rằng tác giả chỉ có thể là cá nhân.
Pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ cũng khơng định nghĩa thuật ngữ “đồng tác giả” mà mặc nhiên quan niệm trong trƣờng hợp có từ hai tác giả trở lên cùng sáng tạo nên một tác phẩm thì họ là các đồng tác giả của tác phẩm đó. Quan niệm này chỉ điều chỉnh đƣợc mối quan hệ về quyền tài sản đối với tác phẩm giữa các đồng tác giả đối với các trƣờng hợp sau: (i) Tác phẩm đƣợc coi là đồng sở hữu chung duy nhất; (ii) Tác phẩm đƣợc coi là đồng sở hữu chung theo phần, trƣờng hợp này đƣợc điều chỉnh bởi Điều 38 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019) các đồng tác giả sáng tạo ra tác phẩm, nếu có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phƣơng hại đến phần của các đồng tác giả khác thì có các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với phần riêng biệt đó.
Quan niệm nhƣ trên là khơng phổ qt, bởi lẽ nó khơng thể điều chỉnh đƣợc quyền nhân thân đối với tác phẩm, chẳng hạn nhƣ một bài thơ đƣợc cơng bố, sau đó một nhạc sĩ phổ nhạc cho bài thơ thành bài hát, giả định rằng tác giả bài thơ chỉ biết đến bài hát khi nó đƣợc cơng bố. Nếu coi bài hát (bao gồm phần nhạc và phần lời) là một tác phẩm đồng tác giả thì pháp luật khơng
thể điều chỉnh đƣợc khi xảy ra tranh chấp về quyền nhân thân giữa các đồng tác giả, bởi lẽ ngoài việc mỗi đồng tác giả có các quyền nhân thân đối với phần riêng biệt của mình thì họ cịn có quyền nhân thân chung đối với tồn bộ tác phẩm đồng tác giả;
Để hoàn thiện vấn đề này, cần bổ sung vào Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019) điều khoản giải thích về tác phẩm đồng tác giả. Theo đó, nên giải thích nhƣ sau: “Tác phẩm đồng tác giả là tác phẩm đƣợc sáng tạo bởi hai hoặc nhiều tác giả với chủ ý là sự đóng góp của họ đƣợc kết hợp thành các phần không thể tách rời và phụ thuộc lẫn nhau trong một tổng thể hồn chỉnh”.
Hai là, quyền cơng bố tác phẩm nên đƣợc chuyển sang nhóm quyền tài sản. Để phù hợp với quy định của Công ƣớc Berne, không nên quy định tách quyền công bố tác phẩm là quyền nhân thân, mà nên quy định nó thuộc nhóm quyền tài sản.
Ba là, định nghĩa hoặc nêu khái niệm rõ ràng thế nào là tác phẩm kiến trúc. Tác phẩm kiến trúc có thể đƣợc định nghĩa nhƣ các sáng tạo nhằm thiết kế hình dáng bên ngồi và/ hoặc bố trí sắp xếp khơng gian bên trong của một hoặc nhiều cơng trình xây dựng cũng nhƣ mối liên kết giữa chúng với nhau tạo thành một tổng thể nhất định. Có nghĩa là tác phẩm kiến trúc bao gồm cả các thiết kế kiến trúc theo nghĩa hẹp tức thiết kế cơng trình lẫn các thiết kế nội thất và thiết kế quy hoạch, thậm chí là thiết kế đơ thị. Ngƣợc lại các thiết kế về mặt kỹ thuật, kết cấu công trình là một phần khơng thể tách rời khỏi thiết kế kiến trúc nhƣng không phải là tác phẩm kiến trúc, chúng không thể hiện đƣợc hình dáng bên ngồi hay khơng gian bên trong của cơng trình xây dựng. Cơng trình xây dựng khơng chỉ giới hạn ở các cơng trình dân dụng, cơng nghiệp nhƣ nhà phố, biệt thự, cao ốc, nhà xƣởng… mà cịn có thể là các cơng trình cơng cộng nhƣ đài tƣởng niệm, quảng trƣờng, rạp hát, sân vận động, một
cây cầu, thậm chí là một con đƣờng… Tất cả các đối tƣợng này đều có thể đƣợc bảo hộ dƣới danh nghĩa là tác phẩm kiến trúc nếu chúng đáp ứng đƣợc hai điều kiện bảo hộ: hình thức sáng tạo khơng đơn thuần chỉ chứa đựng nội dung sáng tạo và có tính ngun gốc.
Bốn là, thừa nhận rằng tác phẩm kiến trúc có thể đƣợc thể hiện dƣới nhiều hình thức vật chất khác nhau nhƣ bản vẽ thiết kế, sơ đồ thiết kế, mơ hình, sa bàn, cơng trình đã đƣợc xây dựng trên thực tế… và tất cả các hình thức thể hiện này của tác phẩm kiến trúc đều có thể đƣợc bảo hộ nếu chúng đáp ứng đƣợc các điều kiện bảo hộ nói trên.
Năm là, về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:
Để bảo vệ chứng cứ hoặc ngăn chặn thiệt hại quá mức có thể xảy ra xuất phát từ hành vi vi phạm thì khi khởi kiện hoặc sau khi khởi kiện, chủ thể quyền tác giả có quyền yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đƣợc quy định tại Điều 207 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019). Theo Điều 206 Luật này, biện pháp khẩn cấp tạm thời đƣợc Tòa án xem xét áp dụng theo yêu cầu của chủ thể quyền trong các trƣờng hợp sau: (i) Đang có nguy cơ xảy ra thiệt hại không thể khắc phục đƣợc cho chủ thể quyền; (ii) Hàng hố bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc chứng cứ liên quan đến hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có nguy cơ bị tẩu tán hoặc bị tiêu huỷ nếu không đƣợc bảo vệ kịp thời. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời đƣợc áp dụng bao gồm: Thu giữ; kê biên; niêm phong; cấm thay đổi hiện trạng; cấm di chuyển; cấm chuyển dịch quyền sở hữu và các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác đƣợc áp dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Đối với việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, hiện nay đang tồn tại sự thiếu thống nhất giữa pháp luật tố tụng dân sự và pháp luật sở hữu trí tuệ. Cụ thể, theo Khoản 1 Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015, ngƣời yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải nộp khoản bảo đảm “tƣơng đƣơng với
tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng để bảo vệ lợi ích của ngƣời bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời”. Trong khi đó, uật sở hữu trí tuệ đã giới hạn giá trị của khoản bảo đảm mà bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải nộp không phải là một khoản “tƣơng đƣơng với tổn thất hoặc thiệt hại” mà bên bị áp dụng có thể phải gánh chịu mà là một khoản tiền bằng “20% giá trị hàng hoá cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc tối thiểu hai mƣơi triệu đồng nếu khơng thể xác định đƣợc giá trị hàng hóa đó” (khoản 2 Điều 208 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019).
Về vấn đề này, cần thấy rằng, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019) nên quy định thống nhất với Bộ luật Dân sự 2015, khoản bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nên tƣơng đƣơng với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng. Việc quy định nhƣ vậy sẽ giúp bảo vệ tốt hơn cho bên bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng.
Sáu là, để xử lý đƣợc các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc thì phải xác định đúng đƣợc các hành vi xâm phạm. Pháp luật Việt Nam mới chỉ quy định, hƣớng dẫn chung về bảo hộ và xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học nói chung, mà chƣa quy định riêng về bảo hộ và xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc. Do tác phẩm kiến trúc có những đặc điểm riêng biệt và đặc thù nên việc bảo hộ và xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc cũng có những yêu cầu riêng. Để đảm bảo xử lý đƣợc các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc thì phải quy định, hƣớng dẫn rõ về các vấn đề này. Trong đó, cần quy định cụ thể hơn: (i) đối với tác phẩm kiến trúc tỷ lệ mới bao nhiêu phần trăm các chi tiết cấu thành thì đƣợc bảo hộ bản quyền (trong tác phẩm kiến trúc có rất nhiều
chi tiết đòi hỏi yếu tố sáng tạo bao gồm cả nội, ngoại thất và các chi tiết kỹ thuật); (ii) những hành vi nào là xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc; (iii) tác phẩm kiến trúc đƣợc hình thành, sắp đặt các chi tiết cấu thành từ các tác phẩm kiến trúc khác nhƣ lan can, cầu thang, chi tiết hoa văn trang trí... thì có đƣợc coi là tác phẩm phái sinh... mà không bị coi là xâm phạm quyền tác giả.
Bảy là, tại khoản 3 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành quy định hành vi xâm phạm quyền tác giả là hành vi “công bố, phân phối tác phẩm mà không đƣợc phép của tác giả”. Ở đây cần lƣu ý rằng trong trƣờng hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm, quyền công bố và phân phối tác phẩm thuộc về chủ sở hữu quyền tác giả. Trong trƣờng hợp tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả, quyền này cũng là do tƣ cách chủ sở hữu, chứ không phải do tƣ cách tác giả đem lại. Do đó quy định trên phải đƣợc sửa lại là “công bố, phân phối tác phẩm mà không đƣợc phép của chủ sở hữu quyền tác giả”.
Tám là, nghiên cứu ban hành uật Quyền tác giả.
Hiện tại, trên thế giới có hai xu hƣớng ban hành pháp luật về quyền tác giả: một là, đặt quyền tác giả trong Luật Sở hữu trí tuệ; hai là ban hành uật quy định độc lập về quyền tác giả.
Việt Nam hiện đang theo xu hƣớng thứ nhất, các quy định về quyền tác giả đƣợc đặt trong quy định chung về sở hữu trí tuệ. Cộng hịa Pháp cũng theo xu hƣớng này, nhƣng khơng ban hành uật Sở hữu trí tuệ mà ban hành ở quy mô lớn hơn (Bộ luật Sở hữu trí tuệ).
Mặc dù quyền tác giả thuộc nhóm quyền sở hữu trí tuệ, nhƣng quyền tác giả có đặc điểm riêng nổi bật, đó là quyền nhân thân mà các đối tƣợng khác của quyền sở hữu trí tuệ khơng có (tác giả sáng chế cũng có quyền nhân thân, nhƣng quyền nhân thân này không bao gồm quyền bảo vệ sự tồn vẹn
của sáng chế). Thêm vào đó, việc quản lý quyền tác giả mang các đặc trƣng khác biệt với việc quản lý các đối tƣợng còn lại của quyền sở hữu trí tuệ, do đó phát sinh thuật ngữ “Quản lý tập thể quyền tác giả và quyền liên quan”. Trong xu hƣớng phát triển chuyên sâu của từng lĩnh vực thuộc khoa học quản lý, việc tách biệt các đối tƣợng quản lý có những đặc điểm khác nhau là cần thiết để nâng cao hiệu quả quản lý. Vì những lẽ trên đây, rất cần thiết phải ban hành uật Quyền tác giả.
3.3.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc
Hiệu quả thực thi pháp luật phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có việc nhận thức của mọi ngƣời đối với pháp luật, năng lực của các cơ quan, tổ chức và cán bộ đƣợc giao nhiệm vụ quản lý, tổ chức thi hành pháp luật, sự phối hợp có hiệu quả của các cơ quan, tổ chức trong việc tổ chức thi hành pháp luật và xử lý các hành vi vi phạm. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về quyền tác giả, ngoài việc phải hoàn hiện các quy định pháp luật thì cịn phải áp dụng các biện pháp nâng cao nhận thức pháp luật về quyền tác giả của ngƣời dân và cộng đồng, nâng cao năng lực của các cơ quan, tổ chức và cán bộ đƣợc giao nhiệm vụ quản lý, tổ chức thi hành và hỗ trợ thực thi quyền tác giả đồng thời tăng cƣờng đƣợc sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc tổ chức thi hành pháp luật về quyền tác giả và xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác giả. Cần phải chú ý tới các biện pháp sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đi đôi với xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quyền tác giả.
Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật quyền tác giả nói riêng đóng vai trị quan trọng trong việc trang bị cho công dân những hiểu biết về các quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật. Ngay ở các nƣớc phát triển, trong điều kiện nhận thức
pháp luật của ngƣời dân khá cao nhƣng vẫn phải tuyên truyền, giáo dục pháp luật sở hữu trí tuệ và qua đó cho thấy đã có tác dụng nhiều trong việc nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật sở hữu trí tuệ. Trong khn khổ pháp luật về quyền tác giả, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật phải nhằm vào ba đối tƣợng chủ yếu đó là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và ngƣời sử dụng tác phẩm, làm cho các đối tƣợng hiểu rõ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Ngồi ra, cơng tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên và với nhiều hình thức phong phú.
Đi đôi với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cũng phải kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quyền tác giả. Các cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ liên quan đến việc thi hành pháp luật sở hữu trí tuệ, giải quyết các khiếu nại, tố cáo về quyền tác giả và xét xử giải quyết các tranh chấp về quyền tác giả từ Trung ƣơng đến địa phƣơng phải tăng cƣờng việc kiểm tra việc thi hành pháp luật về quyền tác giả để phát hiện ra các hành vi xâm phạm quyền tác giả và xử lý kịp thời các hành vi xâm phạm quyền tác giả.
Thứ hai, tổ chức lại và nâng cao năng lực tổ chức thi hành pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ của các cơ quan quản lý, cơ quan xét xử và hỗ trợ thực thi quyền sở hữu trí tuệ cho hợp lý. Ở Trung ƣơng cần thành lập một cơ quan nhà nƣớc thống nhất về sở hữu Trí tuệ để đảm bảo nhất quán trong xây dựng, ban hành và thực thi quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ, tạo điều kiện cho việc hội nhập quốc tế của Việt Nam về lĩnh vực này ngày một tốt hơn. Ở các địa phƣơng, cần nâng cao năng lực tổ chức, quản lý việc thực thi pháp luật sở hữu trí tuệ của Ủy ban nhân dân các cấp, đặc biệt là các cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tổ chức, quản lý việc thực thi pháp luật sở hữu trí tuệ, đặc biệt là các Sở khoa học và cơng nghệ. Ngồi ra, phải kiện toàn lại cơ cấu tổ chức của các Tòa án nhân dân. Các tranh chấp về
quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng rất phức tạp, việc giải quyết khá khó khăn địi hỏi phải có các tịa chun trách nhƣ các tòa kinh