Thời hạn bảo hộ bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo pháp luật việt nam (Trang 68 - 69)

2.1.1 .Điều kiện bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc

2.4 Thời hạn bảo hộ bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc là khoảng thời gian do pháp luật quy định mà trong khoảng thời gian này quyền của tác giả và của chủ sở hữu quyền tác giả đƣợc Nhà nƣớc thừa nhận và bảo vệ. Theo quy định tại Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009, 2019), thời hạn bảo hộ quyền tác giả đƣợc xác định nhƣ sau:

Thời hạn bảo hộ quyền nhân thân

Các quyền tác giả đƣợc bảo hộ vô thời hạn là các quyền nhân thân gắn với tác giả và không thể chuyển giao đƣợc cho chủ thể khác. Đó là các quyền: đặt tên cho tác phẩm; (ii) đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; đƣợc nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm đƣợc công bố, sử dụng; (iii) bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho ngƣời khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm hoặc xuyên tạc tác phẩm dƣới bất kỳ hình thức nào gây phƣơng hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Thời hạn bảo hộ quyền tài sản

Các quyền tác giả đƣợc bảo hộ có thời hạn bao gồm quyền cơng bố tác phẩm hoặc cho phép ngƣời khác công bố tác phẩm (đây là quyền nhân thân có thể chuyển giao đƣợc) và các quyền tài sản.

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm nói chung và tác phẩm kiến trúc nói riêng là suốt cuộc đời tác giả và năm mƣơi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trƣờng hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mƣơi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

Đối với tác phẩm kiến trúc khuyết danh (tác phẩm mà tác giả không đứng tên trên tác phẩm đó hoặc chỉ đề ký hiệu mà ký hiệu này khơng đủ để xác định chính xác về tác giả của tác phẩm) thì thời hạn bảo hộ là bảy mƣơi lăm năm kể từ ngày tác phẩm đó đƣợc cơng bố lần đầu tiên. Trong thời hạn bảo hộ này, ngƣời đƣợc hƣởng quyền đối với tác phẩm khuyết danh là Nhà

nƣớc, trong trƣờng hợp tác phẩm khuyết danh do các tổ chức, cá nhân đang quản lý thì tổ chức, cá nhân đó đƣợc hƣởng quyền đối với tác phẩm. Khi các thông tin về tác giả xuất hiện trong thời hạn bảy mƣơi lăm năm kể từ khi tác phẩm kiến trúc khuyết danh đƣợc công bố lần đầu tiên đủ để xác định danh tính tác giả, chủ sở hữu tác phẩm khuyết danh thì các quyền đối với tác phẩm đó thuộc về họ và sẽ đƣợc bảo hộ kể từ ngày danh tính của họ đƣợc xác định cho đến bảy mƣơi lăm năm sau khi họ chết.

Việc quy định thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm nhằm đảm bảo quyền, lợi ích cho tác giả trong việc khai thác giá trị kinh tế của tác phẩm để mang lại thu nhập cho mình, cũng nhƣ việc để lại tác phẩm nhƣ một di sản thừa kế và ngƣời thừa kế sẽ tiếp tục khai thác giá trị kinh tế của tác phẩm này cho đến khi tác phẩm đó hết thời hạn bảo hộ. Mặt khác, việc quy định sau khi hết thời hạn bảo hộ thì tác phẩm thuộc về công chúng, đã giúp cân bằng đƣợc quyền, lợi ích của tác giả với lợi ích của xã hội. Việc công chúng đƣợc sở hữu tác phẩm hết thời hạn bảo hộ góp phần thúc đẩy các tác giả khác (các kiến trúc sƣ) kế thừa và tiếp tục sáng tạo ra những tác phẩm mới độc đáo hơn, có sức sống hơn, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành khoa học kiến trúc nói riêng và thúc đẩy sự phát triển của xã hội nói chung.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo pháp luật việt nam (Trang 68 - 69)