Quan điểm bảo đảm áp dụng pháp luật trong giải quyết vụ

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về tài sản của tòa án nhân dân các quận, huyện, thành phố hà nội (Trang 80 - 84)

hơn nhân và gia đình của Tịa án nhân dân cấp quận, huyện thành phố Hà Nội

Trong những năm gần đây, cùng với sự hội nhập và phát triển, Việt Nam đã và đang có những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực của đời sống như: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế … góp phần giúp đời sống người dân ngày càng được cải thiện, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. Trong bối cảnh đó, các hoạt động ADPL cần phải thay đổi nhận thức để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh hiện nay.

Bên cạnh đó, Đảng và nhà nước ta cũng đã đưa ra những đường lối, chủ trương, chính sách và các chiến lược quan trọng nhằm phát triển đất nước. Tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra nhiệm vụ “Xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người … Đổi mới hệ thống tổ chức tòa án theo thẩm quyền xét xử, bảo đảm cải cách hoạt động xét xử là trọng tâm của cải cách hoạt động tư pháp…”. Do vậy, các chủ thể ADPL trong đó có hoạt động của TAND cần phải quán triệt và nhận thức rõ những định hướng của Đảng về hoạt động cải cách tư pháp nói chung và hoạt động ADPL trong giải quyết án HN&GĐ nói riêng, đặc biệt là án HN&GĐ có liên quan đến tranh chấp tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, cụ thể là phải đáp ứng được những quan điểm sau:

Thứ nhất, việc ADPL của các Tòa án nhân dân cấp huyện khi giải quyết các vụ án HN&GĐ phải được xây dựng dựa trên quan điểm của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và quá độ lên xã hội chủ nghĩa, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ văn minh

Xã hội phương Đơng nói chung và Việt Nam nói riêng, khái niệm nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được thể hiên rõ nét bởi hai yếu tố là pháp quyền và dân chủ, theo đó, đây là mơ hình đã được Đảng và Nhà nước ta tổ chức và vận hành nhằm bảo vệ và phát huy chế độ dân chủ của xã hội. Nội dung cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là xây dựng nhà nước dân chủ của dân, do dân và vì dân, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân cơng, phân cấp rõ ràng giữa các cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Như vậy, yêu cầu của nhà nước pháp quyền đòi hỏi trách nhiệm của nhà nước trong việc tơn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân

Một xã hội muốn phát triển phải tạo điều kiện cho mỗi cá nhân được tự do và đặt dân chủ là điều kiện trực tiếp mang lại tự do cho con người. Trước những yêu cầu về pháp luật của Nhà nước pháp quyền đòi hỏi mọi cá nhân, tổ chức phải tôn trọng thi hành pháp luật, mọi người đều có cơ hội bảo vệ quyền và lợi ích của mình một cách chính đáng, hợp pháp cũng như tăng cường dân chủ, tạo điều kiện cho mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức đều có thể kiểm tra, giám sát hoạt động của tòa án và của những người có chức vụ, quyền hạn liên quan đến quá trình giải quyết án HN&GĐ.

Trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa, chủ trương của Đảng ta chính là tiếp tục khẳng định nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thể hiện bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nền dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các

lĩnh vực. Dân chủ gắn liền với kỷ cương và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm. Do vậy, hoạt động ADPL của TAND trong giải quyết án HN&GĐ hiện nay phải trên cơ sở triển khai cụ thể các quan điểm chỉ đạo mang tính xuyên trong các nghị quyết của Bộ chính trị đối với hoạt động xét xử của tòa án là:

Bảo đảm nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, bảo đảm thực hiện nguyên tắc Thẩm phán và HTND xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, nguyên tắc xét xử công khai, mở rộng và nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự … .

Thứ hai, sự phù hợp trong tiến trình áp dụng pháp luật và cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay khi giải quyết án HN&GĐ

Hệ thống TAND nói chung và TAND thành phố Hà Nội nói riêng đã có nhiều tiến bộ trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trong đó có vi phạm pháp luật trong lĩnh vực HN&GĐ.

Trong quá trình cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay, một vấn đề có ý nghĩa quan trọng chính là cải cách bộ máy tổ chức và hoạt động của hệ thống tòa án. Bởi lẽ, chất lượng phán quyết, các bản án và quyết định của tòa án là kết quả cuối cùng của cả chuỗi hoạt động tố tụng của các cơ quan tư pháp (điều tra, truy tố, xét xử). Một bản án được tịa án tun cơng bằng, khách quan, đúng pháp luật ln tạo ra sức mạnh, tính chân lý của cả hệ thống cơ quan tư pháp mới được người dân tin tưởng “tâm phục, khẩu phục”. Theo tinh thần thượng tơn pháp luật, pháp quyền, nếu tịa án tun vơ tội, điều đó đồng nghĩa với việc các cơ quan điều tra, viện kiểm sát hoặc tòa án cấp dưới phải thực hiện việc bồi thường nếu để xảy ra oan sai trong quá trình tố tụng.

Tại Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị đã chỉ ra rằng “Cải cách tư pháp lấy trọng tâm là cải cách hệ thống tòa án”, yêu cầu đầu tiên là phải đảm bảo tính độc lập của tòa án. Hiến pháp, Luật Tổ chức TAND đã quy định rõ ràng “Khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Vì vậy, cần xây dựng tính độc lập của tịa án để giảm thiểu tối đa sự can thiệp từ bên ngoài vào hoạt động của tòa án trong giải quyết các vụ án HN&GĐ. Tiếp theo, xây dựng mơ hình tịa án, một mặt tạo thuận lợi cho việc thực hiện quyền lực nhà nước nhưng cũng cần quan tâm đến lợi ích của cơng dân khi có có việc liên quan đến tố tụng tại tòa. Và cuối cùng là phải đặt ra mục tiêu góp phần làm cho hoạt động xét xử đảm bảo “công bằng, liêm khiết”, cán bộ tòa án phải “vừa hồng, vừa chuyên” như đúng lời dạy của Chủ tịch Hồ chí Minh dành cho ngành tịa án [17].

Thứ ba, việc giải quyết án HN&GĐ phải tạo điều kiện để các quan hệ HN&GĐ phát triển theo đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta hiện nay

Việc ADPL của TAND nói chung và ADPL trong giải quyết các vụ án HN&GĐ nói riêng được xác định bằng mục tiêu chung mà đất nước ta đang phấn đấu là làm sao cho người dân ngày càng giàu có, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của người dân; xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, tạo ra các điều kiện, cơ hội như nhau cho mỗi người, mỗi dân tộc … Tuy nhiên trong xã hội Việt Nam hiện nay, đang tồn tại nhiều giai tầng khác nhau và lợi ích của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, giai tầng cũng có sự khác nhau. Để đảm bảo cho xã hội phát triển ổn định thì địi hỏi khơng chỉ nội dung của hệ thống pháp luật mà cả hoạt động ADPL của TAND trong giải quyết án HN&GĐ phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của Luật HN&GĐ.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về tài sản của tòa án nhân dân các quận, huyện, thành phố hà nội (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)